Patrick Porter
Trà Mi dịch thuật
POSTED ON DECEMBER 3, 2023
https://dcvonline.net/2023/12/03/nguoi-yeu-quyen-luc/
Henry Kissinger thích
dùng quyền lực hơn là tôn trọng phép tất suy của nó
Henry Kissinger đã chết. Chúng ta hãy nói xấu ông ta. Ông là một người
đã nghiên cứu và nắm quyền lực để rồi say mê nó. Từ thất bại đó, tuôn trào theo
sau là những điều tồi tệ. Chúng ta không nên chỉ nói xấu — di sản của ông là một
di sản hỗn hợp, vì vậy đây không phải là một diễn văn đả kích đả kích đơn giản.
Nhưng lời chỉ trích là điều cần phải có.
Cuộc họp
báo của Henry Kissinger tại Zurich, ngày 6 tháng 9 năm 1976. Nguồn ảnh: Gilbert
UZAN/Gamma-Rapho qua Getty Images
Đầu tiên,
chúng ta hãy gạt câu “nghỉa tử là nghĩa tận” sang một bên và đừng đạo đức giả về
việc không nói xấu người chết. Đó là một sự không nhất quán về lý lẽ chỉ cho
phép tôn kính những kẻ tàn bạo đã chết. Những người giữ chức vụ cao và có đặc
quyền và sự bất khả xâm phạm phải phấn đấu để có được một vị trí trong lịch sử.
Đổi lại, họ không được hưởng quyền bất khả xâm phạm sau khi chết. Ngược lại, có
nhiều người có cuộc sống do di sản của những nhân vật ưu tú định hình, và một số
người bị chúng dìm xuống đất, một số quá sớm, do sự bất cẩn hoặc có chủ ý. Trên
thực tế, không ai thực sự tin vào quan điểm cho rằng không thể chê trách người
đã chết. Những người viện dẫn lý lẽ đó hầu như luôn làm như vậy theo những cách
có lợi cho chính họ, nhằm dập tắt những cuộc thảo luận quan trọng mà người đối
lập không muốn nghe. Những nhân vật lập chính sách đối ngoại đã yêu cầu chấm dứt
mọi lời chỉ trích Madeleine Albright sau khi bà ấy qua đời, không quá khắt khe
khi Yasser Arafat đã bay theo tro bụi. Họ sẽ vui vẻ nghe những lời tố cáo của
những trí thức mà họ coi thường, dù đó là John Mearsheimer hay Noam Chomsky. Vì
vậy, mọi người, kể cả những người viết tiểu sử những vị thánh, vốn không có quyền
để không bao giờ bị xúc phạm.
Nếu tin
theo hướng khác thì không ai bắt quý vị phải tiếp tục đọc. Có rất nhiều tờ báo
ca ngợi Kissinger đến tận trời xanh và mang đến cho quý vị những điều quý vị muốn
nghe, muốn đọc: một câu chuyện trước khi đi ngủ về nước Mỹ như một bá chủ ngây
thơ. Những người còn lại trong chúng ta có những điều nghiêm túc cần thảo luận.
“Sự
nghiệp của Kissinger trong chính phủ và sau đó đã tràn đến miệng
Sự nghiệp
của Kissinger trong chính phủ và sau đó đã đạt đến đỉnh cao. Giữa tất cả những
chi tiết đó, ít nhất có một chương phải có sự chú ý tối đa. Đây là vụ Chennault
và Kissinger biết rõ về việc này. Năm 1968, trong cuộc vận động tranh cử gay cấn
lấy chức tổng thống, phe Cộng hòa Nixon/Agnew đã phá hoại cuộc hoà đàm ở Paris
về chiến tranh Việt Nam đẫm máu, bằng cách ngấm ngầm thuyết phục chính phủ Việt
Nam Cộng hoà trì hoãn và tẩy chay cuộc hoà đàm. Kissinger là cố vấn của Tổng thống
Johnson ở Paris, nhưng bí mật là gián điệp của Nixon. Hiện nay đã có bằng chứng
rõ ràng cho thấy điều này đã xẩy ra và Kissinger đã đồng lõa. Trong một nghiên
cứu cẩn thận, sử gia Ken Hughes đã tập hợp những bản ghi chép của FBI, những
ghi chú của HR Haldeman, người đứng đầu cuộc vận động tranh cử của Nixon, hồi
ký của những viên chức trong chính quyền Johnson, và từ chính Kissinger bằng
chính lời của ông, trong cuốn băng Nixon ngày 17 tháng 6 năm 1971 Sau đó thảo
luận về những cuộc đàm phán ngừng ném bom và việc ông đã đọc được những chỉ thị
của Johnson với Đại sứ W. Averell Harriman, Kissinger nhắc Nixon “Ông còn nhớ,
lúc đó tôi đã từng cấp cho ông thông tin về việc đó.” Chúng ta cũng biết
qua Richard V. Allen, cố vấn chính sách đối ngoại trong cuộc vận động tranh cử
của Nixon, rằng Kissinger đã cài gián điệp vào những cuộc hoà đàm, và Kissinger
sau đó, bằng điện thoại công cộng, đã gọi đi và chuyển thông tin bằng tiếng Đức
về Mỹ. Ông ta “hầu như mỗi đêm đều kể lại những gì đã xẩy ra ngày hôm đó ở
Paris.”
Nói một
cách phản thực tế, không rõ liệu nếu không có sự phá hoại này thì những cuộc
đàm phán ở Paris có thể thành công hay không. Họ có thể đã không tiếp tục cuộc
đình chiến lâu dài chứ đừng nói đến việc giải quyết chiến tranh. Việc chấm dứt
chiến tranh mà không có những đột phá mang tính quyết định trên chiến trường
luôn là điều khó khăn, và chúng ta có thể nghi ngờ liệu Bắc Việt, có lợi trên
bàn cân về sự quyết tâm, có chấp nhận chia cắt vĩnh viễn hay không. Dù sao đi nữa,
điều quan trọng là Kissinger và đảng của ông đã cố tình phá hoại. Nó vi phạm Đạo
luật Logan, cấm ngoại giao riêng tư thay mặt cho Hoa Kỳ, và do đó là một hành động
phá hoại hiến pháp. Đó là một trường hợp rõ ràng khi đặt lợi ích đảng phái lên
trên lợi ích quốc gia, chưa kể đến quyền lợi của loài người. Đây không phải là
lý do của nhà nước, như Kissinger đã công khai xác định, tính đạo đức của việc
phục vụ đất nước ngay cả khi điều đó liên quan đến sự thỏa hiệp về mặt đạo đức.
Nó đang phá hoại nhà nước, coi thường tất cả những gì đang bị đe dọa để đạt được
chức vụ.
Sự quá
đáng tương tự như vậy đã diễn ra trong phần lớn sự nghiệp của ông ta. Những người
theo tànKissinger sẽ nói rằng những thế lực bạo hoặc bất hợp pháp mà Kissinger
đã giúp tung ra — những cuộc đảo chính, thả bom, thảm sát — là cần thiết một
cách bi thảm hoặc có thể tha thứ được, nếu xét đến những áp lực mà Hoa Kỳ đang
phải chịu đựng. Nhưng liệu điều đó có thực sự đáng chú ý trước cuộc xâm lăng
tàn bạo của Indonesia sang Đông Timor hay không? Với ưu thế quyền lực của Mỹ
trong khu vực và sở thích cưỡng bức của Kissinger, tại sao không một lần nói với
một đồng minh diệt chủng, như những người ở Jakarta, hãy ngừng lại và hành động
cho đúng? Chính quyền Carter đã cố gắng đi theo đường lối đó với chế độ chuyên
quyền quân phiệt ở Argentina, duy trì sự liên kết trong khi buộc nước này phải
hành xử đúng đắn, nhưng sau khi rời nhiệm sở, gần đây Kissinger đã xuất hiện một
cách hữu ích để xưng tụng nó với những lời khen thẳng thắn. Nó có thực sự giúp
ích cho sự đoàn kết của NATO, khuyến khích âm mưu ám sát Tổng Giám mục Makarios
ở Cyprus, gây ra nội chiến sau đó là sự xâm lăng và chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ hay
không? Vụ thả bom trải thảm vào Campuchia có góp phần ổn định hay gây bất ổn
cho khu vực rộng lớn hơn, có hạn chế được hoặc đẩy nhanh sự trỗi dậy của Khmer
Đỏ hay không?
Hãy thử lý
luận theo cách khác. Chúng ta hãy tận dụng lời xin lỗi của
Kissinger ở mức mạnh nhất. Một số người sẽ nói rằng hầu hết những hành động tàn
nhẫn của ông ta khi đương nhiệm là những hành động ít ác ôn hơn, đó là những
hành động lạnh lùng nhưng được biện minh vì lý do nhà nước, nếu xét đến tất cả
những gì đang bị đe dọa. Hơn nữa, chủ nghĩa hiện thực không nao núng của
Kissinger là một sự điều chỉnh cần thiết đối với truyền thống sai lầm của
Wilson với những tầm nhìn vượt quá về sự biến đổi thế giới, dù dưới hình thức đặt
chiến tranh ngoài vòng pháp luật hay gây chiến tranh đầy tham vọng. Giống như
ông đã truyền lại sự khôn ngoan của Hội nghị Vienna về việc sử dụng quyền lực một
cách thận trọng làm nền tảng cho hòa bình, sự hòa dịu mà ông và Nixon đã áp dụng
với Trung Hoa của Mao cũng đánh dấu một thành tựu lịch sử lâu dài.
Nhưng ngay
cả khi những tuyên bố này đã được định giá, thì đó cũng khó có thể bảo đảm cho
một số việc ông ta đã làm sau đó. Có thực sự có lợi cho nền cộng hòa khi khi rời
nhiệm sở, ông ta đã lấy đi hàng ngàn tài liệu của nhà nước dưới dạng bản ghi lại
những cuộc điện thoại?
Cũng không
rõ liệu lối Metternich tự phong đã giúp người Mỹ hay thế giới khi ông, qua công
ty tư vấn địa chính trị của riêng mình, trở thành cố vấn dài hạn cho Đảng Cộng
sản Trung Hoa. Bắc Kinh hiện là đối thủ lớn nhất, giàu có nhất và gần ngang
hàng mà Hoa Kỳ từng phải đối phó. Tầm nhìn đế quốc của nó về một trật tự lấy
Trung Hoa làm trung tâm hướng tới một đế chế độc tài kỹ thuật đàn áp những người
bất đồng chính kiến. Cần phải làm rõ hơn thực tế là họ đã trả học phí cho
Kissinger Associates của ông ta. Nhưng đây là triệu chứng của một vấn đề rộng lớn
hơn — một hệ sinh thái truyền thông coi những người như Kissinger như giới hữu
trách vô tư và là những người trung gian quan trọng, chứ không phải những tác
nhân trục lợi. Khi những cơ quan báo chí trích dẫn quan điểm của Kissinger về
Trung Hoa — chẳng hạn như việc ông bảo vệ vụ thảm sát Thiên An Môn, hoặc lời
khuyên của ông rằng Biden nên tiết chế những lời chỉ trích nhân quyền đối với Tập
Cận Bình — họ hiếm khi đề cập đến việc ông đã cố vấn cho Trung Hoa. Sự thật đó
không làm cho ông ta sai. (Thật vậy, quan điểm của ông, thậm chí thường không
sai, là những tuyên bố mơ hồ nhưng hùng hồn về “trật tự thế giới” ám chỉ một số
hình thức hội nhập dễ dàng nào đó của Bắc Kinh vào một “Cộng đồng Thái Bình
Dương”, nhưng không buồn đi sâu vào chi tiết cụ thể). Nhưng báo giới lẽ ra phải
đề cập đến sự thật đơn giản này mỗi khi ông đưa ra lời khuyên trước công chúng.
Ông không phải là một chuyên gia vô tư đưa ra lời khuyên khôn ngoan. Ông ta là
một khách hàng có lợi sát sườn.
Kissinger
là lời cảnh cáo trên hết về quyền lực. Chủ nghĩa hiện thực, truyền thống từ
Thucydides đến Morgenthau mà ông gắn bó, khuyến khích sự chấp nhận và tôn trọng
quyền lực, đặc biệt là quyền lực cứng, như một tỷ lệ tối thượng của
đời sống quốc tế. Sự tôn trọng đó đòi hỏi sự kiềm chế nhất định và ý thức về mục
đích công dân, do thế giới có khuynh hướng cân bằng thù địch và vì quyền lực có
thể làm thối nát người nắm quyền lực. Chúng ta không thể từ chối chính trị quyền
lực. Nhưng đó không phải là bằng chứng ngoại phạm để khuất phục trướ sự tham
nhũng của nó.
Tuy nhiên,
Kissinger không chỉ tôn trọng mà còn thích sử dụng nó. Nếu Kissinger được nhớ đến
như một thành viên của khối hiện thực và việc theo đuổi chính sách
Realpolitik (chính trị thực dụng), thì ông là hiện thân của hình thức
tối tăm, thô thiển và buông thả của Machtpolitik (quyền lực
chính trị). Hành động của Kissinger cho thấy điều đó – cố tình phá hoại những
cuộc hòa đàm của một quốc gia nhằm thăng tiến sự nghiệp của một quốc gia khác
là định nghĩa của lòng ham mê quyền lực. Sự hài hước nham hiểm của ông cho thấy
như vậy. Và những nhận xét vô cớ của ông đã nói như vậy. Theo tường thuật của
Bob Woodward, khi được nhà báo Mike Gerson hỏi vào năm 2005 tại sao ông lại ủng
hộ cuộc xâm lăng Iraq, ông trả lời “Bởi vì Afghanistan là chưa đủ.” Ông
nói, trong cuộc xung đột với Hồi giáo cực đoan, họ muốn làm nhục chúng ta. “Và
chúng ta cần phải làm nhục họ.” Tất cả đều ở đó: sự hấp dẫn bản năng đối với
sự phô trương bạo lực, sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa hiện thực với
những con diều hâu chiến tranh tân bảo thủ, cách đối xử thiếu hiểu biết đối với
người Iraq, hàng ngàn người đã chết một cách tàn bạo và không cần thiết, vị bị
coi như những người đại diện cho “Hồi giáo cực đoan”. Và sai lầm đơn giản là
không nhớ rằng việc lao vào một cuộc chiến như vậy có thể dễ dàng làm bẽ mặt
bên mạnh hơn.
Và ông yêu
sự gần gũi với nó mãi mãi về sau. Hoàn toàn phù hợp với cuộc đời của ông là sự
tự đổi mới liên tục của ông để thích ứng với chính sách của bất kỳ ai chiếm giữ
Toà Bạch Ốc, từ chủ nghĩa tân tự do đầy nắng tiếp thị của Bill Clinton đến sự
gây chiến thiên sai của George W. Bush cho đến chính sách mị dân theo chủ nghĩa
dân tộc của Donald Trump. Một ngoại lệ duy nhất là Barack Obama, tổng thống duy
nhất từ chối tỏ lòng kính trọng đối với Kissinger, điều đó có nghĩa là
Kissinger đã từng thẳng tay chỉ trích tổng thống mà không hề kiềm chế, điểm duy
nhất mà ông bộc lộ trong tác phẩm vốn có phần khoa trương của mình, Trật
tự Thế giới (World Order). Ông ta đã diễn tập hành động như vậy trong nhiều
chục năm, từ bỏ người cộng sự lâu năm Nelson Rockefeller và gia nhập phe Nixon,
người mà ông ta và ông chủ cũ khinh thường. Ông không dậy những người có quyền
lực cách suy nghĩ. Ông đã thay đổi quan điểm của chính mình để phù hợp với những
người có quyền lực. Ông ta là một loại cỏ đuôi chó trong cơn gió hơn là một thầy
dậy kèm.
Kissinger
làm chính trị quyền lực chống lại nền cộng hòa của chính ông cũng như chống lại
thế giới rộng lớn hơn. Với giọng nói kỳ lạ và liên tục nhắc đến những điểm yếu
của nền dân chủ trong thế giới ngoại giao, ông ta cố tình truyền tải nỗi bất an
của người Mỹ, nỗi lo rằng quốc gia non trẻ ngây thơ cần sự hướng dẫn của thế giới
cũ khôn ngoan, như thể nước Mỹ không có thế giới riêng của mình với những tấm
gương ngoại giao hiệu quả từ rất lâu trước khi Henry xuất hiện. Và sự thúc đẩy
căn bản của ông không phải là hướng dẫn nền cộng hòa. Hans Morgenthau, một lý
thuyết gia hiện thực có tư tưởng công dân, người biết rõ về Kissinger, đã xác định
động cơ thực sự:
“Kissinger,
trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình, đã làm rất ít việc không hướng
tới một mục tiêu cụ thể về mặt phục vụ cá nhân và đặc biệt là quyền lực cá
nhân. Và ông ta đã thành công rực rỡ.”
(Hans
Morgenthau)
Chấm hết.
“Những
cuốn hồi ký đau đớn và sự tự phân tích mang tính xây dựng của những người cùng
thời Việt Nam với ông không phải cho ông và lương tâm trong sáng của ông
Không có
gì ngạc nhiên khi phần lớn ông ta đã thoát khỏi nó. Những cuốn hồi ký đau đớn
và sự tự phân tích mang tính xây dựng của những người cùng thời Việt Nam với
ông không phải cho ông và lương tâm trong sáng của ông. Không phải cho ông, nhiều
câu hỏi khó xử của báo giới. Một số gia đình nạn nhân vì chính sách của ông đã
khởi kiện. Ông ta đã từng trốn khỏi Paris sau khi có lệnh bắt giữ của thẩm
phán. Ông ta từng ngồi chung khu ghế thượng hạng tại Sân vận động Yankee với
Samantha Power, một “người theo chủ nghĩa lý tưởng” tự phong, người về nguyên tắc
chỉ có thể nhận giải thưởng thay cho Kissinger, trước khi tiếp tục phàn nàn về
tình trạng suy thoái nhân quyền quốc tế. Vì thế, thỉnh thoảng có những hình phạt.
Nhưng nhìn
chung, Kissinger đã nổi lên trong sự hoan nghênh, tôn kính và những khoản tiền
mua vé khổng lồ của khán giả ngưỡng mộ. Giờ đây, tinh thần của ông ta có thể tận
hưởng những lời tri ân hoa mỹ tuôn trào, kể cả từ những người, trong riêng tư,
biết rõ hơn. Cuộc sống và cái chết của ông ta tận hưởng thế giới này bởi vì nó
có thể. Vấn đề chính không phải là tính khí của ông ta. Nó đã và đang có tính cấu
trúc. Trong một thế giới vô chính phủ, nơi không có sự bảo đảm về công lý quốc
tế, những quốc gia phải làm gì với giới quan lại và đại thần của mình, kể cả những
người phá hoại cơ quan công quyền. Kissinger phát đạt nhờ ông vận hành một cuộc
sống công khai nịnh bợ, bất khả xâm phạm và lừa đảo mà đồng bào của ông cho
phép phát triển xung quanh ông. Đưa văn phòng công vào công việc tư vấn sinh lợi,
ngay cả với những chế độ vi phạm lợi ích của Hoa Kỳ, là thông lệ. Trong cái chết
của ông, cũng như trong cuộc đời ông, sức lôi cuốn đen tối và sự gần gũi với
quyền lực của Kissinger, sự đồng lõa của những người khác muốn có được một miếng
trong cùng chiếc bánh, và sự khao khát của đồng bào ông được theo học với một bậc
thầy, đã giúp ông được tự do hành động. Như vậy, sự nghiệp của Kissinger là một
lựa chọn chung. Khi tấm gương tai ác của ông còn bỏ đó thì những xác chết chưa
được báo thù.
© 2023
DCVOnline
Nếu đăng lại,
xin ghi nguồn và đọc “Thể
lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: The man who loved power |
Patrick Porter | The Critic | 3
No comments:
Post a Comment