Năm
ngoại giao sôi động kết thúc bằng 'thắng lợi' của ông Tập
Lê Quốc Quân | Blog
VOA
18/12/2023
Về
chính trị thì hai đảng chia sẻ cùng một lý tưởng, kinh tế thì càng ngày càng lệ
thuộc, tương lai thì “Chia sẻ chung” như vậy để thấy rằng nỗ lực thoát Trung là
rất khó khăn.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-38ab-08dbfb6b349d_w650_r1_s.jpg
Nếu
đặt an ninh quốc gia và chủ quyền biển đảo lên trên hết, có lẽ đảng CSVN không
cần phải đề cập đến khái niệm “cộng đồng chia sẻ tương lai chung” và không có
cuộc “Tiếp đón đặc biệt, thắm tình hữu nghị, đồng chí anh em” với Trung Quốc.
Vậy là Tập
Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viên - người từng hát cổ vũ cho binh lính xâm lược
Việt Nam vào năm 1979 - đã rời khỏi Việt Nam.
Chuyến đi
chỉ 2 ngày nhưng để lại một dư âm lâu dài. Di sản của nó không chỉ thể hiện ở
nghi lễ đón tiếp và tuyên bố về “chia sẻ tương lai” mà còn cụ thể bằng 36
văn kiện trên hầu hết các lĩnh vực.
Cho dù
không có những cam kết lớn làm phát sinh nghĩa vụ quốc gia và quốc tế lâu dài,
nhưng tên của các văn bản đã thể hiện sự giao thoa sâu rộng trong đời sống Việt
Nam – Trung Quốc, đặc biệt là vùng biên giới.
Trong 16
văn bản đó thì có 2 văn bản quan trọng cần lưu ý: một là “Thoả thuận hợp
tác giữa ban Tuyên giáo Trung ương ĐCS Việt Nam và Ban tuyên truyền TW của
ĐCSTQ giai đoạn 2024-2028”, hai là “Bản ghi nhớ giữa Bộ quốc phòng
VN và Bộ quốc phòng TQ về tuần tra liên hợp trên vùng biển Bắc Bộ”. Hai văn
bản này liên quan trực tiếp đến tư tưởng và chủ quyền quốc gia.
Nếu như
mong ước của ông Tập là thấy một Việt Nam trong các bức tranh của
Trung Quốc, thì ông đã đạt được.
“Chốt
hạ” năm ngoại giao sôi động
Phải nói
năm 2023 là một năm cực kỳ sôi động về ngoại giao của Việt Nam. Đầu tiên là những
bước xuất chiêu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sang Lào vào tháng 4, sau đó là
dự lễ đăng quang của nhà vua Anh Charles Đệ Tam tại London, thăm Ý, gặp Giáo
Hoàng Francis, cho đến chuyến đi Trung Quốc tham dự diễn đàn Vành đai và
con đường vào tháng 9, dự Hội nghị APEC tại Mỹ và cuối cùng đến Nhật Bản vào
tháng 11 để tuyên bố nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng
Phạm Minh Chính cũng tích cực “đổ mồ hôi” bằng chuyến đi dự hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 42, tham dự Hội nghị G7 mở rộng tại Nhật vào tháng 5 và chuyến
thăm tới Trung Quốc gặp gỡ các quan chức cao cấp nhất. Ông chắc chắn
cũng dọn đường cho chuyến đi của ông Tập vừa qua.
Chủ tịch
quốc hội Vương Đình Huệ, dù đang trở nên mờ nhạt trên hầu hết diễn đàn, cũng
không muốn bị bỏ lại sau lưng bằng nỗ lực ghi lại dấu ấn qua chuyến thăm các nước
Cuba, Argentina và đông Uruguay với gần 80
hoạt động và 30 thoả thuận được ký kết với Châu Mỹ La Tinh.
Còn nhân vật
quan trọng nhất của Tứ Trụ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, như cây tre bonsai có
hai cành “vểnh” ra hai bên, ngồi ở nhà và đón liền một lúc 2 lãnh lãnh đạo quan
trọng nhất của 2 cường quốc đến từ Đông và Tây bán cầu.
Nếu như
không có cú “chốt hạ” bằng chuyến đi của ông Tập thì 2023 là một năm thành công
cho quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và cởi mở của Việt Nam.
Chưa
tận dụng được thế mạnh của nước nhỏ
Mặc dù là
một nước nhỏ hơn Trung Quốc nhưng sức mạnh
mềm của Việt Nam đang lên và Việt Nam đã không tận dụng được cơ hội
này trước sức ép của Trung Quốc. Sự lo lắng quá về nền kinh tế đã buộc Việt Nam
không thể chần chừ hơn nữa trong các hoạt động xây dựng và kết nối hạ tầng với
sáng kiến Vành đai và Con đường vốn đã “thờ ơ” bấy lâu.
Thực tế,
Trung Quốc là một nước lớn nhưng cũng đang có những vấn đề rất lớn của họ, ví dụ
như sự phân hoá giàu nghèo, mâu thuẫn xã hội, khan hiếm tài nguyên và môi trường
ô nhiễm nặng nề… Đặc biệt, nền kinh tế của Trung Quốc gần đây bộc lộ những yếu
kém mang tính hệ thống làm cho cả chi tiêu và sản xuất đều giảm, các nhà đầu tư
nước ngoài đang rút đi để tìm kiếm địa chỉ mới.
Quan trọng
nhất, theo trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ được Thanh Niên dẫn
lời thì các nước phát triển ngày càng thiếu thiện cảm với Trung Quốc.
Mặc dù sức mạnh quân sự và kinh tế của TQ đang tăng lên trong những năm qua, sức
mạnh “mềm” của TQ dường như đã giảm đi đáng kể và dự báo sẽ tiếp tục giảm nếu
như TQ tiếp tục đường lối đối ngoại “hung hăng” của mình đối với khu vực và
trên thế giới.
Chính vì vậy,
Trung Quốc bằng mọi giá có được Việt Nam trong vòng cương toả của mình để hình
thành nên một “phe”. Nếu chưa được nhiều nước tham gia thì ít nhất cũng có những
láng giềng thân thiết đứng chung. Trước mắt ta đã thấy nỗ lực của Trung Quốc là
phải đặt 3 nước Đông Dương vào trong vòng tay ôm của mình, trong đó Việt Nam là
mục tiêu quan trọng nhất.
Hàng chục
năm qua, Trung Quốc đã cố gắng triển khai sâu rộng ý đồ “chinh phục” Việt Nam
trên nhiều hướng và dịp này họ có vẻ như đã đạt được một chiến thắng. Đảng cộng
sản Việt Nam đã thực sự ưu tiên về ổn định chế độ chính trị mà chấp nhận cùng
chia sẻ tương lai, công khai xác nhận với thế giới rằng quan hệ với Trung Quốc
là đặc biệt nhất.
Cam-Việt-Trung-Triều
và Mỹ-Phi-Nhật-Hàn
Vào cuối đầu
những năm 1930, Nhật Bản bắt đầu đề cập đến việc xây dựng một “Khối
thịnh vượng chung Đại Đông Á” để thực hiện tham vọng tạo ra một khối các quốc
gia Châu Á do Nhật lãnh đạo mà không phụ thuộc vào Phương Tây. Khẩu hiệu này
sau đó đã trở thành tư tưởng biện minh, làm tấm bình phong cho chính sách xâm
lược của Nhật trong suốt thế chiến thứ 2.
Ngày nay
khi xu hướng hội nhập quốc tế tăng lên, trái đất dường như “nhỏ lại” và Trung
Quốc đã sử dụng khái niệm “Chung vận mệnh cho toàn nhân loại” với một ngôn ngữ
nhân văn và mềm mại hơn. Nhưng ý đồ tạo phe, cùng chia sẻ tương lai chung nhằm
độc lập và đối đầu với phương tây là rõ ràng.
Nhìn thấy
một vòng cung Mỹ - Phi - Nhật – Hàn trước mặt, Trung Quốc không khỏi lo lắng về
khả năng bị cô lập của mình khi xảy ra sự biến, nên bằng mọi giá hình thành nên
được một: Cam - Việt – Trung - Triều ở phía đông để ít nhất còn có đường đi ra
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong đó Việt Nam là quan trọng nhất, có khả
năng đặt Trung Quốc vào một vị thế hoàn toàn bất lợi nếu như đứng ngoài vòng ảnh
hưởng của Trung Quốc.
Vào thời
điểm ông Tập đang đến Hà Nội, Tàu tuần duyên của Trung Quốc tấn công vào 3 tàu hậu
cần của Phillipines đang tiếp tế cho một căn cứ của họ tại Đảo Cỏ Mây ở Biển
Đông. Thế giới hiện đang có 2 điểm nóng và nếu như có một xung đột nổ ra ở Biển
Đông, chúng ta có thể hình dung được sức ảnh hưởng của nó như thế nào đối với
Việt Nam và Trung quốc.
Ý nghĩa “yết
hầu” của Việt Nam có thể vô hiệu hoá toàn bộ những nỗ lực bành trướng của Trung
Quốc và người thiệt hại nhiều nhất sẽ là Trung Quốc, nhưng mặc cảm về người Anh
khổng lồ có vẻ đang đè nặng tiềm thức của những nhà lãnh đạo đảng CSVN
.
Sẽ
lệ thuộc nhiều hơn
Tất cả các
bên đều nhận thấy tầm quan trọng về địa chính trị của Việt Nam nhưng Việt Nam
đã thể hiện sự lệ thuộc ngày càng cao hơn đối với Trung Quốc. Vấn đề là khi
Trung Quốc đã tạo ra được một “phe đủ lớn” thì sự tự tin và tính hung hăng ngày
càng cao lên. Khi đó chúng ta lại càng ngày càng khó thoát khỏi vòng kiềm toả của
họ.
Trong bối
cảnh kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm, nguồn đóng góp của Trung Quốc sẽ dần
dần chiếm một vị trí quan trọng và sức ảnh hưởng càng lớn. Trung
Quốc đang đầu tư cao nhất vào Việt Nam. Họ vẫn tiếp tục là đối tác thương mại
lớn nhất của Việt Nam.
Về chính
trị thì hai đảng chia sẻ cùng một lý tưởng, kinh tế thì càng ngày càng lệ thuộc,
tương lai thì “Chia sẻ chung” như vậy để thấy rằng nỗ lực thoát Trung là rất
khó khăn.
Nếu đặt an
ninh quốc gia và chủ quyền biển đảo lên trên hết, có lẽ đảng CS không cần phải
đề cập đến khái niệm “cộng đồng chia sẻ tương lai chung” và không có cuộc “Tiếp
đón đặc biệt, thắm tình hữu nghị, đồng chí anh em” với Trung Quốc.
Vẫn biết rằng
chuyến đi của ông Tập là cần thiết nhưng nếu Việt Nam có thể tận dụng được vị
thế đang lên của mình để đàm phán thì chắc chắn vẫn đứng xa hơn ngoài vòng tay
của của họ.
Khi đó Việt
Nam thực sự ghi thêm điểm với Phương Tây và càng dễ dàng trong việc đảm bảo sự
độc lập của mình.
No comments:
Post a Comment