LIỆU
SẼ CÓ CUỘC HỘI ĐÀM 3 BÊN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC - CAMPUCHIA?
Ngày hôm
nay, còn mấy tiếng nữa, tân thủ tướng Campuchia, Hun Manet, sẽ tới thăm Việt
Nam vào 2 ngày 11 và 12/12. Điều đặc biệt là ông Tập Cận Bình cũng tới thăm Việt
Nam vào ngày 12 và 13/12. Tức là trùng ngày 12.
Về thủ tục
ngoại giao, thì không thành vấn đề lắm. Vì tiếp đón Hun Manet sẽ chủ yếu là ông
Phạm Minh Chính, người đồng cấp. Trong khi tiếp đón ông Tập sẽ chủ yếu là TBT
NPT và CTN VVT, cũng đồng cấp. Tất nhiên, theo thông lệ, rồi cũng sẽ phải gặp cả
4 ông thôi, nhưng nhân vật chính sẽ so le như vậy.
Nhưng tình
huống này cũng không hay gặp lắm và mình cho là không ngẫu nhiên. Rất có thể, sẽ
có 1 cuộc gặp 3 bên Việt Nam, TQ, Campuchia, công khai hoặc bí mật, hoặc nửa bí
mật, nửa công khai. Tức là không tiết lộ toàn bộ nội dung hội đàm 3 bên. Cũng
như hội nghị Thành Đô, liên quan đến 3 nước, cũng chưa được tiết lộ sau 30 năm.
2 chuyến
viếng thăm này nằm trong bối cảnh các chuyến viếng thăm, gặp gỡ diễn ra liên tiếp
giữa Việt Nam - Hàn Quốc (TT Hàn sang HN), Việt Nam và Mỹ (nâng cấp quan hệ đột
biến), Mỹ - TQ (tại thềm hội nghị APEC), Việt Nam - Nhật (cũng nâng cấp quan hệ
lên mức cao nhất).
Việc Việt
Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật, cũng như quan hệ mật thiết với Hàn không
khỏi làm TQ lo ngại. Bởi vì Mỹ, Nhật, Hàn đều có quan hệ quân sự chặt chẽ. Mỹ
đóng quân tại cả Nhật lẫn Hàn, đều có mục đích kiềm chế Bắc Triều Tiên và TQ. Nếu
tính thêm cả mối quan hệ Mỹ - Philippines thì 4 nước này đã tạo nên 1 vòng vây
các căn cứ quân sự bao quanh TQ, có thể bảo vệ Đài Loan, nếu TQ xuống tay với
lãnh thổ này.
Nếu Việt
Nam mon men tham gia liên minh quân sự 4 nước kể trên thì TQ sẽ bị nằm trong rọ,
bị bao vây ở các hướng giao thông trên biển, được coi là cách thức vận chuyển
hàng hóa hiệu quả nhất. Chính vì thế, ở status trước mình mới cho rằng TQ cũng
phải tìm cách can thiệp vào Myanmar, để có đường ra Ấn Độ Dương, không bị phụ
thuộc hoàn toàn vào con đường hàng hải qua Biển Đông hiện đang trở nên rủi ro
xung đột.
Cuộc gặp
giữa Biden và Tập dường như không có gì là chắc chắn trong việc 2 bên trở nên hữu
hảo, những tuyên bố chung chỉ là đầu môi chót lưỡi, tỏ ra là nể nang nhau, hứa
hẹn là sẽ không đối đầu. Điều đó là chưa đủ đối với ông Tập.
Việc Hun
Manet sang Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh ông này chắc chắn sẽ tiếp bước cha
mình là cựu thủ tướng Hun Sen, nay lui về làm "thái thượng hoàng", cố
vấn cho cả con trai lẫn nhà vua. Hun Manet đang có kế hoạch triển khai con kênh
đào nối từ sông Mekong ra vịnh Thái Lan. Điều này ảnh hưởng lớn tới lưu lượng
con sông này khi chảy qua Việt Nam.
Ngoài ra,
Campuchia cũng đang cho phát triển quân cảng Ream. Quân cảng này do TQ đầu tư,
1 dạng căn cứ quân sự của TQ trá hình trên đất Campuchia nhằm án ngữ vịnh Thái
Lan. Cũng khá hiểm yếu với an ninh khu vực ven biển Tây Nam Việt Nam. Campuchia
luôn chối bỏ vai trò của TQ ở đây, nhưng thực tế hải quân TQ thường hiện diện ở
nơi này.
Mối quan hệ
giữa 3 nước Việt Nam, TQ, Campuchia đều khá nhạy cảm, mà 2 cặp Việt Nam - TQ,
Việt Nam - Campuchia đều từng có quá khứ bảo hộ, chiếm đóng, tuy hiện tại đang ở
trạng thái hữu hảo, nhưng bản chất là vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Nhìn lại lịch
sử, khi Liên Xô còn đối đầu với TQ thì TQ coi việc Việt Nam có hợp tác quân sự
với LX là coi như có ý đồ bao vây, đe dọa an ninh của TQ. Nên ông Đặng Tiểu
Bình phải dùng cái gọi là "phản kích tự vệ", tấn công Việt Nam vào
tháng 2-1979. Song song với đó TQ hỗ trợ Khmer đỏ, tạo thế gọng kìm cũng bao
vây Việt Nam. Vì thế nên phương Tây mới coi cuộc chiến Tây Nam và biên giới
phía Bắc Việt Nam bản chất là 1 cuộc chiến, gọi là chiến tranh Đông Dương 3.
Để kết
thúc cuộc chiến này, Việt Nam và TQ đã phải có hội nghị Thành Đô. Khi đó ông
Hun Sen đang là thủ tướng của chính quyền CS Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn.
Trước đó, TQ hỗ trợ Khmer đỏ chống lại chính quyền Hun Sen và Việt Nam. Nhưng
sau khi Khmer đỏ sụp đổ, TQ lại bắt tay với chính quyền Hun Sen mới (không CS).
Điều đó cho thấy rằng, với bất kỳ chính quyền Campuchia nào (kể từ khi Sihanouk
còn trực tiếp nắm quyền), thì TQ đều có thể thiết lập quan hệ mật thiết, như 1
đối trọng với Việt Nam. 2 bên luôn cần nhau. Trong khi thực tế Khmer đỏ, Hun
Sen, Sihanouk đều từng đối đầu với nhau.
Khi Việt
Nam trở nên thân mật với Mỹ, thì TQ có thể lo ngại như Việt Nam từng thân với
LX. Nên họ buộc phải dùng tới con bài Campuchia với mục đích đã từng làm trước
đây, để kiềm chế Việt Nam. Việc Campuchia đào kênh hay xây dựng quân cảng, đều
dựa vào tiền của TQ. Cũng không nằm ngoài mục tiêu "dằn mặt" Việt
Nam, tránh để Việt Nam đi quá xa khỏi TQ.
Có thể với
những toan tính trên, ông Tập muốn Việt Nam và TQ nâng tiếp mối quan hệ thêm nữa,
thành chung vận mệnh. Thực tế là Việt Nam và TQ có vận mệnh khá tương đồng, vì
đều là thể chế CS. 2 nước có mô hình thể chế và kinh tế rất giống nhau. Việt
Nam giống như 1 bản copy của TQ. Nếu 1 nước có sự thay đổi thể chế thì sẽ ảnh
hưởng lớn tới nước còn lại.
Trong khi
Việt Nam và Mỹ, Hàn, Nhật dù có thân thiết cỡ nào thì vẫn có những sai khác về
mô hình thể chế, quan điểm về quản lý nhà nước cũng như xã hội. Cho dù Nhật,
Hàn có thể khéo léo lấy lòng Việt Nam hơn Mỹ. Không lộ rõ những yêu sách về tự
do, dân chủ đối với Việt Nam như Mỹ.
Vì vậy lần
này, ông Tập chắc sẽ quyết tâm kéo Việt Nam trở lại vòng cương tỏa, muốn Việt
Nam và TQ phải thân nhau hơn nữa. Ông Tập cũng sẽ đem theo cây gậy và củ cà rốt
sang Việt Nam. Chắc sẽ có những hứa hẹn về tài trợ đầu tư, cho vay để xây dựng
cơ sở hạ tầng, như đường sắt Bắc Nam (nằm trong vành đai con đường). Còn cây gậy
của ông Tập sẽ là việc hợp tác với Campuchia. Nếu Việt Mỹ bao vây TQ thì TQ và
Campuchia cũng sẽ bao vây Việt Nam tương tự.
Cuộc hội
đàm 3 bên, nếu có, vào ngày 12 chắc chắn sẽ xoay quanh vấn đề an ninh và quyền
lợi chung giữa 3 nước.
Hiện tại,
Việt Nam cũng không dễ gì để quyết định xem sẽ ngả hơn về bên nào, cũng chả có
cây tre nào cong cố định về 1 hướng đâu.
.
No comments:
Post a Comment