Hoàng
đế chi bảo: ấn thật hay án giả ?
Ấn
“Hoàng đế chi bảo” đã hồi hương về Việt Nam. Ấn này đúng là vật chứng từ tay Bảo
Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30-8-1945. Ấn này làm bằng vàng ròng 99,99%,
nặng 10,78 ký lô. Nhưng ấn này chưa chắc là chiếc ấn nguyên thủy đã được đúc dưới
thời Minh Mạng.
Tóm
tắt sự việc
Tháng 10
năm 2022, sàn đấu giá Millon tại Paris, Pháp quốc có đăng trên trang mạng của họ
một lô cổ vật có xuất xứ từ châu Á. Lô hàng này sẽ được đem bán đấu giá vào
ngày 31 tháng 10 năm 2022. Cuộc đấu giá này thu hút sự chú ý đặc biệt của người
Việt Nam, không chỉ ở giới sưu tập đồ cổ, hay giới đại gia nhiều tiền, mà nó
còn lôi kéo sự chú ý của chính quyền Việt Nam. Trong lô hàng đấu giá có món
hàng đặc biệt. Đó là cái ấn bằng vàng tên gọi là “Hoàng đế chi bảo”, tức là bảo
vật từ tay vua Bảo Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30 tháng tám 1945.
Tin tức
loan truyền trên khắp mặt báo chí Việt Nam. Mọi người sau đó biết rằng cái ấn
này vốn là một bảo vật của triều Nguyễn.
Theo Đại
nam Thực lục (tập 2), ấn “Hoàng đế chi bảo” được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4
tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4, tức ngày 15 tháng 3 năm 1823. Ấn nặng 10,78kg.
Tính đến hôm nay cái ấn có 200 năm tuổi.
Theo luật
về “Di sản văn hóa” Việt Nam, cái ấn đủ điều kiện để trở thành “bảo vật quốc
gia” của Việt Nam.
Ngoài ra
cái ấn còn có một giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với đảng CSVN cầm quyền
hiện nay. Bởi vì cái ấn Hoàng đế chi bảo (cùng thanh kiếm) là biểu tượng quyền
lực và tính chính danh của triều Nguyễn. Ấn này được Bảo Đại trao cho đại diện
VNDCCH ngày 30 tháng 8 năm 1945.
Về “biểu
tượng cho quyền lực”. Văn minh Việt Nam vốn ảnh hưởng văn minh Trung Quốc. Ta
có thể nhắc thí dụ về cái ấn tên gọi “truyền quốc tỷ” từ thời Tần Thủy Hoàng đến
thời vua cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi. Ấn “truyền quốc tỷ”, có nghĩa là cái ấn
này đại diện cho sơn hà xã tắc (thiên hạ) của Trung Hoa. Ấn này hậu duệ nhà Tần
truyền lại cho Lưu Bang, sau khi ông này chinh phục được các chư hầu. Lưu Bang
lập nên nhà Hán. Ấn này lưu truyền (vài) ngàn năm, từ triều đại này qua triều đại
khác. Hoàng đế Phổ nghi nhà Thanh là vị vua cuối cùng giữ ấn.
Ý nghĩa của
việc Bảo Đại trao ấn và kiếm của nhà Nguyễn cho đại diện VNDCCH vì vậy hết sức
quan trọng. VNDCCH có cái ấn (và kiếm) là có “danh chính ngôn thuận”, có tư
cách thay mặt triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo đất nước.
Vì vậy
phía Việt Nam đã huy động đông đảo nhân sự, thuộc các bộ Văn hóa, bộ Ngoại
giao, Tư pháp, Tài chính, Công an… qua Pháp để tìm kiếm giải pháp mua và đưa
cái ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trở về Việt Nam.
Cuối cùng
mọi người đều biết, phía đại diện nhà nước “Hoàng đế chi bảo” đã thương lượng
ngoài sàn với người chủ cái ấn và đại diện nhà đấu giá Millon để mua lại cái ấn
với giá là 6,1 triệu euros mà không thông qua thủ tục đấu giá.
Vấn đề là
nhà nước Việt Nam không đứng tên mua. Người mua cái ấn là một nhà sưu tập đồ cổ
Việt Nam tên là Nguyễn Thế Hồng. Ông này sẽ giữ cái ấn tại một viện bảo tàng,
do cá nhân thành lập, tại Bắc ninh.
Điều này
phi lý, cái ấn có giá trị vừa về văn hóa, vừa có giá trị trọng đại về lịch sử đối
với đảng CSVN. Ngoài ra việc nhượng quyền cho tư nhân mua cái ấn là trái với luật
lệ Việt Nam về “di sản văn hóa”. Luật này qui định rằng “Bảo vật quốc gia
thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho“.
Nhà nước
Việt Nam đã phái đi một đoàn đông đảo quan chức lẫn khoa học gia qua Pháp để khảo
sát và thương lượng mua lại cái ấn. Cuối cùng nhà nước Việt Nam không mua mà để
tư nhân mua.
Tại
sao?
Giả
thuyết: Tại vì cái ấn
“Hoàng đế chi bảo” được bán đấu giá tại Paris là cái ấn giả. Nhà nước Việt Nam
đã biết được sự kiện này nên đã không mua.
Ấn giả
không phải do nhà đấu giá Millon cố ý làm giả. Nó đích thị là cái ấn từ tay Bảo
Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30 tháng 8 năm 1945.
Nhiều giả
thuyết đặt ra mà giả thuyết nào cũng thuyết phục, khiến ta khẳng định cái ấn
này là ấn giả.
1/ Giả
thuyết thứ nhứt, thực
ra là “bằng chứng”, là tập Hồi ký của bà Ngô Đình Thị Hiệp (con Thượng thư Ngô
Đình Khả, chị ruột Ngô Đình Diệm), do GS Nguyễn Văn Châu ghi lại bằng tiếng Anh
tựa đề “A Lifetime in the Eye of the Storm”.
Câu
nói của vua Thành Thái trong tập hồi ký tạm dịch lại tiếng Việt như sau: “Dấu
ấn Hoàng gia ở trong văn phòng của tôi. Sắc lệnh cần phải mang dấu ấn. Tuy
nhiên, con dấu đó của tôi, biểu tượng cho sự tiếp nối của triều Nguyễn, lại là
giả. Con dấu thật, do vua Minh Mạng truyền lại, như các bạn có thể đã biết, đã
được một trong những người tiền nhiệm dũng cảm của tôi, vua Hàm Nghi, đưa vào rừng
sau khi ông thất bại trong cuộc nổi dậy chống Pháp. Cuối cùng, người Pháp đã bắt
được ông, nhưng Dấu ấn Hoàng gia đã bị thất lạc trong rừng và không bao giờ tìm
lại được”.
Theo quý vị
này thì “cái ấn Hoàng Đế Chi Bảo không còn là ấn gốc từ thời Minh Mạng. Cái ấn
được vua Hàm Nghi mang ra chiến khu khi kháng chiến Cần Vương, bị bỏ lại trong
rừng khi vua bị bắt. Sau đó vua Thành Thái ủ mưu với hai ông Ngô Đình Khả, Nguyễn
Hữu Bài, đã làm một cái ấn giả để thay thế, mặc dù vẫn mặc định nó là ấn gốc từ
thời Minh Mạng”.
Lời chứng
của bà Hiệp rất khả tín. Bà Thị Hiệp là “nhân chứng”, bà đã kể lại những gì bà
đã nghe vua Thành Thái kể (cho bà và quần thần).
Tuy nhiên
lý do mất cái ấn theo lời kể của vua Thành Thái có một số điều cần xét lại.
Thứ nhứt,
Đại nam thực lục (quyển 9) ghi rằng, vua Hàm Nghi xuất cung thì chỉ mang theo ấn
“Văn lý mật sát”.
Theo một
nghiên cứu công bố trên trang nhà “Trung tâm lưu trữ quốc gia”, sau khi kiểm
soát các châu bản nhà Nguyễn, tác giả khám phá ra rằng chỉ có hai cái ấn “Văn
lý mật sát” được sử dụng. Một truyền từ thời Gia long. Một từ thời Đồng khánh.
Nhiều khả
năng cái ấn vua Hàm Nghi mang theo là ấn truyền lại từ thời Gia Long. Ấn này bị
mất đi rồi được Đồng Khánh đúc lại.
Thứ hai,
liên quan hịch “Cần vương” của vua Hàm Nghi. Đến nay người ta tìm ra 3 bản “hịch
Cần vương” khác nhau nhưng không có bản nào đóng dấu ấn “Hoàng đế chi bảo”.
Cũng không thấy đóng ấn “Văn lý mật sát”. Bản được các nhà nghiên cứu cho là khả
tín là bản có đóng dấu ấn “Võ Hiển điện Đại học sĩ quan phòng” của Tôn Thất
Thuyết.
Điều này
có thể giải thích. Vì ấn “Văn lý mật sát” chỉ dùng để đóng dấu ở những nơi sang
trang hay những chữ sửa trong một tờ dụ hay tờ chiếu.
Tức là vì ấn
“Văn lý mật sát” không quan trọng, không phù hợp để đóng trên tờ “chiếu Cần
vương”.
Tờ chiếu Cần
vương vì vậy có khả năng để trống (không đóng dấu ấn), hay đóng triện của Tôn
Thất Thuyết, vốn là thượng thư bộ Binh, người theo phò vua Hàm Nghi chạy trốn.
2/ Giả
thuyết 2: Theo các tập
tài liệu của GS Charles Fourniau (VietNam – Domination coloniale et résistance
nationale 1858-1914), hay của Thiery François (Le Trésor de Huê. Une face
cachée de la colonisation de l’Indochine).
Theo các
tài liệu đã dẫn thì đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, quân Pháp do tướng De
Courcy cầm đầu tiến chiếm hoàng cung để trả đũa vụ Tôn Thất Thuyết âm mưu đánh
úp đồn Mang Cá và phủ Toàn quyền. Điều mà sử sách Việt Nam cũng như Pháp không
thấy nói là quân Pháp nhân dịp này đã “dọn sạch” kho tàng của nhà Nguyễn trong
hoàng cung. Họ không chừa lại bất cứ một đồ vật quý giá nào. Lính tráng nhân dịp
này cũng hôi của. Một nhân chứng kể lại, có hai tên lính Pháp tranh nhau một
con voi đúc bằng vàng. Con voi vàng bị cưa ra làm hai, mỗi người một nửa. Nhân
chứng cũng kể lại rằng, có viên tướng người Pháp cũng tham gia cuộc “hôi của”
này.
Bản báo
cáo của De Courcy về Pháp, “chiến lợi phẩm” thu được gồm 3 tấn vàng và 30 tấn bạc.
Trong 3 tấn vàng gồm có ấn vàng, sách vàng và các đồ trang sức bằng vàng. Ngoài
ra còn có nhiều châu báu khác. Tất cả tài sản của triều Nguyễn trong hoàng cung
đều bị quân Pháp lấy sạch.
Số vàng bạc
bị cướp về Pháp đa số đều nấu chảy để đúc tiền 20 Franc (tức đồng tiền vàng
Napoleon) và tiền Đông dương. Một số thỏi vàng được giữ lại để triển lãm tại viện
“Bảo tàng tiền tệ thuộc Cục quản lý tiền xu và huy chương – Musée
monétaire de l’Administration des Monnaies et Médailles”.
Sau khi lập
Đồng khánh, Pháp có trả lại khoảng phân nửa số vàng cùng một số đồ vật tiêu biểu.
Cuộc đào tẩu
của vua Hàm Nghi cùng “tam cung lục viện” sáng ngày 5-7-1885 được mô tả là rất
hỗn loạn. Hàng ngàn người xô lấn, dẫm đạp lên nhau mà chạy thoát qua cửa Tây
(là cửa quân Pháp bỏ trống).
Vua Hàm
Nghi được khiêng trên một cái kiệu. Nhân chứng mô tả người khiêng kiệu chạy
nhanh đến mức mỗi bước chân làm chiếc kiệu nhấp nhô, là mỗi lần đầu vua đụng
lên nóc kiệu. Hoàng thân Chánh mông, tức vua Đồng Khánh sau này, đào tẩu trên
lưng ngựa. Mỗi bước ngựa phi là tiền vàng rơi vãi theo chân ngựa.
Theo tôi,
với tình trạng “khẩn trương” như vậy vua Hàm Nghi khó có thể mang theo cái ấn
“Hoàng đế chi bảo” nặng trên 10 ký lô lúc bôn đào.
Cái ấn quý
giá và có giá trị nhứt của các vương quốc (ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa) là cái ấn
“truyền quốc tỷ”. Cái ấn này thường làm bằng một khối ngọc có màu đặc biệt để
không bị làm giả (như vàng hay đồng). Triều Nguyễn có cái ấn “Đại nam thụ thiên
vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”. Theo “Con rồng Đại Nam” của Bảo Đại thì Bảo Đại có sử
dụng cái ấn này lần cuối cùng, tháng 8 năm 1945, trong dịp ra văn bản yêu cầu
quân Nhật thôi, không làm phận sự bảo vệ an ninh cho hoàng gia nữa.
Nhà Nguyễn
có hàng trăm cái ấn, tỷ, đủ loại, vàng có, ngọc có. Nếu Hàm Nghi bình tĩnh, có
thì giờ chọn lựa thì ắt sẽ lấy ấn “truyền quốc”.
Vì vậy
theo tôi, nhiều xác suất cho thấy cái ấn 10 ký lô vàng tên “Hoàng đế chi bảo”
có thể có cùng số phận với cái ấn “An Nam quốc vương”, ấn có núm đúc hình con lạc
đà quì gối của nhà Thanh ban cho vua nhà Nguyễn. Ấn này đã bị Pháp nung chảy
năm 1874. Cái ấn “Hoàng đế chi bảo” có thể đã hóa thân trở thành những đồng tiền
Napoleon vàng.
3/ Giả
thuyết ba: Sau khi dẫn
vua Hàm Nghi bôn đào, Tôn Thất Thuyết một mặt ra chiếu Cần vương, mặt khác có ý
định dẫn vua qua Tàu, qua ngả thung lũng sông Mã. Vì quân Pháp vây chặt, tìm
cách để bắt vua Hàm Nghi, vì vậy Tôn Thất Thuyết để hai con là Tôn Thất Đạm và
Tôn Thất Thiệp ở lại hộ giá vua Hàm Nghi còn ông tìm đường sang Tàu cầu viện.
Tôn Thất Thuyết hy vọng dân chúng nổi dậy chống Pháp đồng thời với sự góp sức của
quân Thanh.
Sang Tàu cầu
viện một mình, Tôn Thất Thuyết cần vật làm tin. Chắc chắn Tôn Thất Thuyết sẽ
mang theo một cái ấn của vua Hàm Nghi (mang theo lúc bôn đào).
Cuộc cầu
viện của Tôn Thất Thuyết thất bại. Vì Pháp và nhà Thanh đã ký hòa ước rồi (Hòa
ước Thiên Tân 1885). Tôn Thất Thuyết vẫn không nản chí. Ông ở lại bên Tàu quanh
quẩn khu vực Long Châu, cố gắng thuyết phục các quan chức Tàu ở Vân Nam và Lưỡng
Quảng giúp quân đánh Pháp. Đến năm 1895 Pháp và nhà Thanh đã hoàn tất công
trình phân định biên giới. Tôn Thất Thuyết bị tổng đốc lưỡng Quảng là Trương
Chi Động nhốt bỏ tù. Sử Việt Nam viết là Tôn Thất Thuyết bị “giam lỏng”.
Nếu cái ấn
Tôn Thất Thuyết mang sang Tàu là cái ấn “Hoàng đế chi bảo”, chắc chắn cái ấn
này đã lọt vào tay quan chức nhà Thanh.
Tức lời kể
về “cái ấn giả” của bà Ngô Đình Thị Hiệp vẫn đúng. Ấn thật bị Tôn Thất Thuyết
làm mất và ấn chúng ta thấy hiện nay là ấn mà vua Thành Thái sau này đúc lại.
4/ Tóm
lại qua các sự kiện lịch
sử đã dẫn trong ba giả thuyết nói trên, ta có thể khẳng định rằng, 99% cái ấn
Hoàng đế chi bảo (mà Việt Nam mới mua về từ Pháp) không phải là cái ấn nguyên
thủy được đúc từ thời Minh mạng. Cái ấn nguyên thủy đã mất vì nhiều lý do. Có
thể do Hàm Nghi làm mất lúc bôn đào. Có thể do Tôn Thất Thuyết làm mất lúc đem ấn
sang Tàu cầu viện binh đánh Pháp. Có thể do Pháp đã lấy mất nhân biến cố “cướp
kho tàng hoàng cung” ngày 5 tháng 7 năm 1885. Mất cách nào không quan trọng mà
quan trọng là vua Thành Thái biết ấn đã mất nên mới bàn bạc cùng cận thần cho
đúc lại. Và sự kiện Thành Thái đúc lại ấn được bà Ngô Đình Thị Hiệp kể lại
trong hồi ký của bà.
Hệ quả là
gì? Theo tôi nhà Nguyễn đã mất tính chính danh về quyền lực từ khi Pháp lập,
hay chuẩn nhận để lập, các vị vua sau khi vua Hàm Nghi bôn đào, quyền lực thực
tế nằm trong tay người Pháp. Triều đình chỉ là “bù nhìn”.
Cái ấn được
đúc lại trong thời kỳ như vậy. Hiển nhiên cái ấn, trong chừng mực, đã mất đi
tính đại diện quyền lực cho nhà Nguyễn.
Tình hình
như vậy dĩ nhiên nhà nước Việt Nam “suy nghĩ ba lần” trước khi ra quyết định
mua cái ấn. Cuối cùng nhà nước không mua mà nhượng cho tư nhân mua. Vì dầu sao
cái ấn có giá trị văn hóa và lịch sử rất lớn.
5/ Lời
nói thêm:
Giả thuyết
cuối cùng, không liên quan đến sự thật hay giả của cái ấn. Nhà nước Việt Nam
không biết ấn là thật hay giả. Nhà nước Việt Nam không dám đứng ra mua vì sợ bị
“siết nợ”.
Giả thuyết
này cũng rất thuyết phục, trả lời được câu hỏi vì sao nhà nước Việt Nam không đứng
tên mua ấn.
Nếu nhà nước
Việt Nam đứng ra mua cái ấn, theo tôi cái ấn có thể bị “giam” lại ở Pháp lâu
dài và Việt Nam có thể mất vĩnh viễn cái ấn.
Trở ngại
không phải nhà nước Pháp ngăn cản, mặc dầu họ có thẩm quyền để làm việc này. Trở
ngại đến từ những pháp nhân có “nợ óan thù” với nhà nước CSVN hay những người
đã từng kiện tụng nhà nước Việt Nam và họ đã thắng (như Trịnh Vĩnh Bình).
Giả sử rằng,
một pháp nhân có quốc tịch Pháp (gốc Việt) tài sản của họ bị Việt Nam tịch thâu
một cách bất hợp pháp và họ có giấy tờ chứng minh. Pháp nhân này có thể khiếu nại
yêu cầu Bộ Văn hóa Pháp không cấp phép cho cái ấn xuất cảnh về Việt Nam, cho đến
khi nội vụ tranh chấp được giải quyết.
Hoặc ông
Trịnh Vĩnh Bình, ông này có thể kiện quốc gia Việt Nam trước một tòa án, với nội
dung yêu cầu Tòa “xiết” cái ấn như là vật thế chân. Khi nào Việt Nam trả hết tiền
bồi thường cho ông, thì lúc đó cái ấn mới được trả về cho Việt Nam.
.
No comments:
Post a Comment