Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thấy
Việt Nam trong 'bức tranh' của trật tự Trung Hoa
BBC News Tiếng Việt
11 tháng
12 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgrp57mg9vgo
Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/b407/live/286f5e30-9810-11ee-91bf-230bfab3fcba.png
Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày
12-13/12, chuyến thăm được đánh giá là nhằm thúc đẩy mối quan hệ 'mật thiết'
giữa hai quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo.
Chuyến
thăm cấp nhà nước này đánh dấu lần thứ ba ông Tập đến Hà Nội trong cương vị là
người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, sau chuyến đi năm 2017 và 2015.
Nhà nghiên
cứu Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng, chuyến thăm
của Chủ tịch Tập lần này đến Việt Nam được coi là đáp lễ chuyến thăm Trung Quốc
cuối tháng 10 năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo đó, ông Tập mong
muốn thúc đẩy quan hệ hai đảng cầm quyền.
Chủ tịch Tập sang
thăm: Tiền đầu tư, tình đồng chí và các khẩu hiệu
‘Cộng đồng chung vận
mệnh’ CCD là gì và vì sao TQ muốn VN đi theo?
Bên cạnh
đó, người đứng đầu nước Trung Quốc cũng muốn đưa Việt Nam vào những "bức
tranh" như Sáng kiến Vành đai & Con đường; Cộng đồng chung vận mệnh.
Báo Nhật Bản
Nikkei Asia viết rằng hàng loạt dự án nhiều tỷ USD đã và đang được ký kết, liên
quan tới nguồn đất hiếm. Các hoạt động nâng cấp cả tuyến đường sắt Hải
Phòng-Côn Minh cũng được quan chức hai phía gián tiếp xác nhận.
Vậy hiện tại,
mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc đang trong tình trạng thế nào?
Về
chính trị, an ninh
Năm 2023
đánh dấu 15 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước Việt Nam và
Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ký mức ngoại giao cao nhất
với Việt Nam.
Tuy nhiên,
với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Việt Nam cũng đã cân bằng
các chân kiềng ngoại giao của mình bằng việc nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược
Toàn diện với các nước khác như Nga (2012), Ấn Độ (2016).
Đáng chú
ý, chỉ trong vòng năm 2022 và 2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến
lược Toàn diện với Hàn Quốc (cuối năm 2022), Hoa Kỳ (tháng 9 năm 2023), và Nhật
Bản (tháng 11 năm 2023).
Việc nâng
cấp này, theo chuyên gia Hà Hoàng Hợp, có hàm ý thúc đẩy hợp tác an ninh sâu rộng
hơn với Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... nhằm giảm rủi ro an ninh từ Trung Quốc.
Vì lẽ đó,
dù cùng chung ý thức hệ nhưng Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại những bất đồng
sâu sắc về chủ quyền biển đảo, tiêu biểu là việc Trung Quốc vẫn tiếp tục có những
động thái gây hấn ở Biển Đông, bất chấp tuyên bố chung của hai nước sau chuyến
thăm năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh.
Trong
Tuyên bố Chung của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn
có câu “Trung Quốc cam kết sẽ xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại liên quan đến
Biển Đông”.
Theo Tiến
sĩ Hà Hoàng Hợp, ông Tập đến Hà Nội với mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước sao
cho có lợi hơn đối với Trung Quốc, nhất là về các vấn đề Biển Đông.
"Thỏa
đáng có nghĩa là chủ quyền ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc, không nhân nhượng,
không thỏa hiệp, không công nhận luật pháp quốc tế về biển và lãnh thổ. Trung
Quốc nói rằng sẽ không để mất lãnh thổ ở Biển Đông, dù chỉ một li," TS Hà
Hoàng Hợp phân tích.
VN hưởng lợi khi TQ
đầu tư vào Campuchia và Lào theo trục 'đông-tây'
Trung Quốc muốn một
nước Việt Nam như thế nào trong hoàn cảnh địa chính trị mới?
Trung Quốc gây hấn trên
Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Chuyến
công du của ông Tập đến Hà Nội được đánh giá là chuẩn bị tỉ mỉ, với các đoàn cấp
cao Bộ Ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam trong vòng hai tháng trước đó, tiêu
biểu như trợ lý Ngoại trưởng Nông Dung, Thứ trưởng Tôn Vệ Đông và kế tiếp là
Ngoại trưởng Vương Nghị.
Tiếp Ngoại
trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Phủ Chủ tịch ngày 1/12, Chủ tịch nước Võ Văn
Thưởng nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, có nhiều điểm
tương đồng về lịch sử, văn hóa, cùng kiên trì đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Ông Thưởng
nói rằng Việt Nam luôn coi quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu
tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương
hóa, đa dạng hóa.
Trong bài
phân tích về Việt Nam trong quan hệ Trung-Mỹ, Tiến sĩ Bích Trần của Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) viết rằng, sau sự sụp đổ của Liên Xô và
khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam nằm trong số năm quốc
gia vẫn duy trì độ cộng sản còn lại trên thế giới.
Đối với Việt
Nam hay Trung Quốc, sự tồn vong của chế độ đi liền với lợi ích an ninh quốc gia
và thời điểm này, Hà Nội coi Bắc Kinh là đồng minh, cùng bảo vệ "chủ nghĩa
xã hội".
Từ năm
2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
hình hình mới", áp dụng một khái niệm mới được gọi là "vừa hợp tác, vừa
đấu tranh" và chiến lược này đã được quán triệt trong mười năm kế tiếp.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã phải xác định rõ "đối tượng" và "đối
tác" để đưa ra hành động tối ưu hơn đối với từng quốc gia, trong đó có
Trung Quốc và Mỹ.
Nhìn
chung, hiện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục là mối quan hệ vừa hợp
tác, vừa đấu tranh, theo TS Hà Hoàng Hợp.
VIDEO :
'Cộng đồng
chung vận mệnh' được cho sẽ là mối bận tâm lớn của ông Tập Cận Bình khi thăm Việt
Nam
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgrp57mg9vgo
Cộng
đồng chung vận mệnh
Theo TS Hà
Hoàng Hợp, mười năm nay, ngôn ngữ ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam
không thay đổi.
"So với
thời Giang Trạch Dân, Trung Quốc không dùng “16 chữ vàng, 4 tốt” nữa, mà áp dụng
lý luận “Trung Quốc trỗi dậy” và “giấc mơ Trung Quốc”, trong đó có “cộng đồng
chung vận mệnh”.
"Cộng
đồng chung vận mệnh” là thuật ngữ được cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sử dụng
đầu tiên trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 17 của ông
vào năm 2007, nhằm nói đến vấn đề Đài Loan, ý chỉ rằng hai thực thể chính trị
khác nhau có thể có quan hệ tương đối tốt đẹp bất chấp những sự khác biệt.
Lần đầu
tiên ông Tập Cận Bình sử dụng khái niệm này là vào cuối năm 2012, và nó đã tiếp
tục định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với quản trị toàn cầu, đưa ra
các đề xuất và biện pháp hỗ trợ tăng trưởng cho tất cả mọi người.
TS Hà
Hoàng Hợp cho rằng, ý đồ của Trung Quốc là phác họa một bức tranh về thế giới,
thách thức trật tự quốc tế đã có từ sau Thế Chiến II, kết thúc năm 1945.
Ý đồ này gồm
hai phần: Trung Quốc muốn bỏ trật tự quốc tế sau 1945, thay bằng viễn tượng của
Trung Quốc, và Trung Quốc muốn dẫn dắt, lãnh đạo một trật tự mới được dựng lên
từ bức tranh này.
"Chữ
nghĩa ở đây không rõ ràng, lãnh đạo Trung Quốc rất biết, nhưng họ coi đây là khẩu
hiệu có lợi cho họ, nên đi đâu cũng tác động đối tác công nhận. Từ năm 2015 đến
nay, Trung Quốc đã sáu lần đề nghị Việt Nam “tham gia” “Cộng đồng chung vận mệnh”,
ba lần do Vương Nghị tác động, ba lần do ông Tập đề nghị," theo TS Hà
Hoàng Hợp.
Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn chưa tham gia “cộng đồng chung vận mệnh của Trung Quốc” dù Lào,
Campuchia, Myanmar và Thái Lan, đã gia nhập trong vòng vài năm qua.
Tập Cận Bình nói
‘Không để bất kỳ ai can thiệp’ vào bước tiến của TQ và Việt Nam
Trung Quốc đề nghị hợp tác
quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam
Cuối tháng
6, trong thông cáo chung sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính
tới Bắc Kinh, Hà Nội nói rằng họ “đánh giá cao” sáng kiến “Cộng đồng chung vận
mệnh” và một số sáng kiến khác của Trung Quốc, nhưng không khẳng định sẽ ủng hộ
hoặc sẽ tham gia mà chỉ nói thêm rằng “hai bên sẽ đi sâu trao đổi về các biện
pháp cụ thể hơn”.
Hồi cuối
tháng 10, Chủ tịch Võ Văn Thưởng thăm Bắc Kinh hồi tháng 10 để dự Diễn đàn cấp
cao Vành đai và Con đường lần thứ 3 và khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến
Hà Nội vào ngày đầu tháng 12, hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc đều trích
đăng lời các lãnh đạo nước này nói Việt Nam cần hợp tác với họ để xây dựng “cộng
đồng chung vận mệnh”.
Tuy nhiên,
đối lập với sự rầm rộ của báo chí Trung Quốc thì báo chí nhà nước Việt Nam hoàn
toàn không đề cập đến điều này.
Tiến sĩ Hà
Hoàng Hợp chỉ ra rằng, trong toàn bộ Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc dài hơn
6.000 từ nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
tới Trung Quốc năm ngoái, hoàn toàn không có lời nào đề cập đến sáng kiến “cộng
đồng chung vận mệnh”.
Sáng
kiến Vành đai & Con đường
Ngày 12
tháng 11 năm 2017, nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và
tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ giữa
Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một
vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường".
Dù Chủ tịch
nước Võ Văn Thưởng đến Bắc Kinh tham gia Diễn đàn BRI nhưng ông Thưởng chỉ nói
rằng tiếp tục thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành
đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường", như đã thể hiện
trong Biên bản Ghi nhớ năm 2017.
Hai hành
lang và một vành đai kinh tế là thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Đáng chú ý, phía Việt Nam chỉ nói rằng sẽ kết nối dự án này với BRI, chứ
chưa ký tham gia BRI.
Việt Nam
nhận được 670 triệu USD vốn vay của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị lớn ở
Hà Nội. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa chính thức xếp bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng mới
nào trong khuôn khổ BRI.
Dự án đường
sắt Cát Linh-Hà Đông tại Việt Nam bắt đầu vào năm 2011 nhưng phải đối mặt với sự
chậm trễ và chi phí đội lên nhiều lần. Cuối cùng nó đã đi vào hoạt động vào
tháng 11 năm 2021.
Phóng viên
Sylvia Chang thuộc BBC Tiếng Trung viết rằng, thời gian xây dựng tuyến metro
này là ví dụ tiêu cực cho các dự án cơ sở hạ tầng khác trong nước và làm suy
giảm niềm tin của công chúng - mặc dù cần lưu ý rằng thời gian xây dựng các dự
án tương tự ở các nước phương Tây có thể chậm như vậy hoặc thậm chí lâu hơn.
Vì lẽ đó,
trong tương lai, Sáng kiến Vành đai và Con đường có vẻ sẽ phải đối mặt với những
thách thức khó khăn tương tự.
Tiến sĩ Hà
Hoàng Hợp cho rằng, sẽ là sự thất bại, nếu Trung Quốc muốn có dự án đường sắt
cao tốc Bắc-Nam vì ít nhất, chưa ai quên dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà
Đông với chi phí đội lên hơn hai lần.
No comments:
Post a Comment