Sunday, December 3, 2023

BẮC KINH và HÀ NỘI XEM XÉT NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG SẮT XUYÊN QUA VÙNG GIÀU ĐẤT HIẾM CỦA VIỆT NAM (Trọng Nghĩa / RFI)

 



Bắc Kinh và Hà Nội xem xét nâng cấp tuyến đường sắt xuyên qua vùng giàu đất hiếm của Việt Nam

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2023 - 14:09Sửa đổi ngày: 01/12/2023 - 14:14

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20231201-b%E1%BA%AFc-kinh-v%C3%A0-h%C3%A0-n%E1%BB%99i-xem-x%C3%A9t-n%C3%A2ng-c%E1%BA%A5p-tuy%E1%BA%BFn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%....BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam

 

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Hà Nội vào hôm nay 01/12/2023 để chuẩn bị cho cuộc họp lần thứ 15 của Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Song Phương Việt-Trung. Theo hãng tin Anh Reuters, một nội dung được bàn thảo là nâng cấp một tuyến đường sắt giữa Trung Quốc và Việt Nam, đi ngang qua vùng giầu đất hiếm ở miền bắc Việt Nam.

 

https://s.rfi.fr/media/display/9f63bdfa-9046-11ee-8940-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2023-12-01T041745Z_1684718827_RC23O4AFA68R_RTRMADP_3_VIETNAM-CHINA.webp

(illustration ) A Vietnamese pupil holds Vietnamese and Chinese flags before the welcoming ceremony at the Presidential Palace in Hanoi, Vietnam November 12, 2017. REUTERS - POOL

 

Theo Reuters, các nguồn tin từ giới quan chức cao cấp của Việt Nam và các nhà ngoại giao cho biết là Trung Quốc và Việt Nam đang bàn thảo vấn đề nâng cấp đáng kể tuyến đường sắt còn kém phát triển nối liền hai nước, đi xuyên qua khu trung tâm đất hiếm của Việt Nam và đến Hải Phòng, cảng lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam.

 

Theo các nhà ngoại giao, kế hoạch nâng cấp đường sắt cùng với việc tăng cường quan hệ thương mại song phương dường như được thảo luận vào hôm nay nhân cuộc tiếp xúc giữa ngoại trưởng Trung Quốc với phó thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang tại Hà Nội.

 

Vào tháng trước, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã kêu gọi nâng cấp tuyến đường sắt nối liền thành phố Côn Minh ở miền nam Trung Quốc với thành phố cảng Hải Phòng của Việt Nam, sau khi bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc có chuyến thăm hiếm hoi tới Việt Nam.

 

Việt Nam đã có đường sắt kết nối với Trung Quốc, nhưng hệ thống này rất cũ kỹ nên khả năng vận chuyển từ phía Việt Nam còn hạn chế. Hai hệ thống này lại không thể kết nối với nhau, khiến cho các đoàn tàu phải dừng ở biên giới và hành khách cũng như hàng hóa phải chuyển qua sử dụng phương tiện của nước sở tại.

 

Theo Reuters, một khi được năng cấp, tuyến đường sắt sẽ đi qua khu vực Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn nhất, trong bối cảnh Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới trong lãnh vực tinh lọc đất hiếm.

 

Việt Nam đang cố gắng xây dựng ngành công nghiệp của riêng mình, có thể thách thức sự thống trị của Trung Quốc, nhưng theo Reuters, dường như đấu đá nội bộ ở Việt Nam đã phủ bóng đen lên những nỗ lực đó.

 

Các quan chức và nhà ngoại giao cho biết các cuộc hội đàm tại Hà Nội của ngoại trưởng Vương Nghị nằm trong quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội trong vài tuần tới của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một sự kiện sẽ khẳng định thêm vai trò chiến lược ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu với các cường quốc, bao gồm cả Hoa Kỳ, đang cố tranh giành ảnh hưởng.

 

 

----------------------------------------

Các nội dung liên quan

 

VIỆT NAM - ĐẤT HIẾM

Việt Nam : Nhen nhóm tham vọng vào tốp đầu các nước sản xuất đất hiếm

 

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Việt Nam gia tăng sử dụng đường sắt Trung Quốc xuất hàng sang châu Âu





No comments: