Kiểm chứng mãi, té ra việc ông “khầy” Thích Chân Quang có “sáng kiến” đề
nghị UNESCO công nhận sự Giác ngộ của Đức Phật, là “di sản văn
hóa phi vật thể” của nhân loại, là có thật giời đất ạ. Thật là một sự vô minh đến
chấn động.
Không còn gì để nói về sự tối hạ vô minh, lưu manh lộ liễu và ma quỷ hiện
hình của ông khầy “thân tàn ma nhập” này.
Một ông tăng bình thường, dù Nam tông hay Bắc tông… bất kể tu đã bao lâu,
dù chỉ đọc một câu, nhẫn đến một bài kệ, dù mới tụng một câu, nhẫn đến một bài
kinh… thì cũng phải bịt tai khi nghe đến cái “sáng kiến” quái gở của hạng ma
tăng mạt hạng này.
Có người là đệ tử của một vị “cao tăng”, từng gọi điện cho tôi, khuyên
tôi dù bất kể hoàn cảnh nào, thì cũng không được chê bai những người xuất gia,
Đức Phật đã dạy thế.
Tôi trả lời Đức Phật không bao giờ dạy như thế. Xuất gia có chân tăng, tà
tăng, ma tăng… Thì cái ông “cao tăng” của chị, nếu không phải ma tăng, thì cũng
là tà tăng. Chính vì hạng “tăng” ấy, mới khiến những ma tăng như Thích Chân
Quang công nhiên dùng sự lưu manh của mình, để hủy báng sự Giác ngộ của Đức Phật
đến mức như vậy.
Sự Giác ngộ của Đức Phật mà là “di sản” ư? Không sự u tối nào tối tăm hơn
ý nghĩ ấy. Nói ra mồm thì không sự hủy báng nào ghê gớm hơn. Niết Bàn là pháp
vô lậu, “di sản”… là pháp hữu lậu. Từ hữu lậu nghĩ về vô lậu là tối tăm, vì sẽ
không bao giờ tới. Lấy pháp hữu lậu để “vinh danh” pháp vô lậu là hủy báng, vì
đã đặt hữu lậu lên trên vô lậu, đặt bất giác lên trên bản giác, đặt vô minh lên
trên Giác ngộ… tức là đặt chúng sinh lên trên Đức Phật.
Nếu cõi súc sinh, hoặc chúng sinh ở Địa ngục, ngạ quỷ… có một tổ chức
tương tự như UNESCO, công nhận “sáng kiến” này của ma tăng Thích Chân Quang là
“di sản phản văn hóa” phi vật thể, và “vinh danh” cả cái thân tứ đại của Thích
Chân Quang là “di sản vô minh” vật thể, thì hoàn toàn có lý.
Một “thượng tọa”, mạo danh Thích tử, mặt nhơn nhơn thở ra “sáng kiến” ấy,
thì ngay cả làm kẻ ngoại đạo cũng còn chưa đáng, vì bất kể ngoại đạo nào cũng
không bao giờ muốn tạo nghiệp Vô Gián như vậy.
Ngay cả đạo Nho, một trong những đạo vô thường của thế gian, cũng không
dám “báng bổ” tiền nhân đến mức như thế. Ngày trước Tần Thủy hoàng đã từng bãi
bỏ phép đặt tên “thụy”, bởi như thế tức là làm con mà dám “nghị luận” hoặc
“vinh danh” về cha. Thế là vô đạo, hỗn láo, là mất dạy đấy, nghe rõ chưa? Hả khầy
Thích Chân Quang?
Cuối cùng, câu này không dành cho ma tăng kia, mà dành cho các nhà tu
hành, các phật tử chân chính, và những người tin Phật: Sự Giác ngộ của Chư Phật
mười phương ba đời, quyết không phải là “vật thể”, cũng không phải “phi vật thể”.
.
NGUỒN :
Đề
xuất UNESCO công nhận sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa
Báo Điện
Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thứ bảy, 31/12/2022 14:01 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Đại lễ Phật Thành Đạo năm 2022 diễn ra từ ngày 28-30/12/2022
(nhằm 06, 07, 08/12 âm lịch) tại Thiền Tôn Phật Quang - núi Dinh, Tân Hải, Tân
Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây cũng là dịp giao lưu với đoàn Phật giáo giữa Việt
Nam và Campuchia.
Thượng tọa Thích Chân Quang, Giảng sư Phật học, Tiến sĩ luật học, Viện chủ
Thiền tôn Phật Quang cho biết, sự kiện Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
thành đạo dưới cội cây Bồ Đề sau 49 ngày đêm Thiền định là một sự kiện vô cùng
trọng đại, thiêng liêng đối với toàn thể nhân loại và tất cả chúng sinh. Bởi từ
đó, ánh sáng Giác ngộ của Đức Phật đã mở ra một con đường chân lý, rạng ngời từ
bi và trí tuệ cho thế giới.
Cũng như truyền thống hằng năm, chương trình Đại lễ Phật Thành Đạo năm
2022 bao gồm các nội dung như: Ngày mùng 6 là lễ tổng kết các hoạt động của các
Đạo tràng - Chúng thanh niên và hội từ thiện Thiền Tôn Phật Quang trên cả nước;
ngày mùng 7 là lễ xuất gia và chương trình giao lưu khách mời; buổi tối hai
ngày này đều có chương trình văn nghệ và thuyết giảng của Sư trụ trì. Ngày mùng
8 là lễ chính với nghi thức ngồi thiền, tụng kinh, dâng hoa vô cùng thiêng
liêng bắt đầu vào lúc 4 giờ sáng để kỷ niệm thời khắc Đức Phật thành đạo.
Đặc biệt năm nay, Đại lễ có sự tham dự của đoàn đại biểu cấp cao Phật
giáo và chính quyền Vương quốc Campuchia. Trong đó, dẫn đầu đoàn là ngài
Samdech Preah Vannaroth Kittipanditta NAY CHROEK, Phó Tăng thống Đệ nhị, Phó
Nghị viện Trưởng lão Vương quốc Campuchia cùng với ngài Preah Sery Sammativong
TEP PHAN - thành viên Ban chấp hành Nghị viện trưởng lão Phật giáo Campuchia,
Phó Ban trị sự Phật giáo Thủ đô Phnom Penh, cùng chư tăng là trụ trì, phó trụ
trì các ngôi chùa nổi tiếng tại Vương quốc Campuchia. Cùng với đó là sự có mặt
của các vị quan chức cấp cao của Vương quốc Campuchia: Bà Mean Som An - Chủ tịch
Ủy ban Thượng viện khóa VIII và Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt
Nam; Thống tướng Chan Chea - Cố vấn tối cao Vua sư Đại Tăng thống TEP VONG, Quốc
vụ khanh Vương quốc Campuchia; cùng với các lãnh đạo cấp cao khác.
Bên cạnh đó, đại lễ còn có sự hiện diện của rất nhiều chư tăng ni, chính
quyền địa phương các cấp, hơn 4.000 thanh niên tình nguyện viên tham gia phục vụ
và hàng vạn Phật tử đến từ khắp nơi trên cả nước.
Theo Thượng tọa Thích Chân Quang, từ ngàn xưa, con người đã luôn khát
khao cháy bỏng có được những niềm vui hạnh phúc trong cuộc đời. Thế nhưng, cuộc
sống vốn vô thường biến đổi không thể lường trước và ẩn chứa nhiều nỗi khổ đau.
Con người cứ càng loay hoay tìm cách “tránh khổ tìm vui”, đuổi theo những hạnh
phúc tạm bợ như tiền tài, danh vọng, quyền lực thì lại càng vướng vào đau khổ
và làm khổ lẫn nhau thêm. Rồi đến cuối cùng, cũng không một ai có thể thoát khỏi
sinh, lão, bệnh, tử. Đó là nỗi khổ đau cay đắng của dòng luân hồi dài bất tận.
Vì thương tưởng chúng sinh chìm trong đau khổ như thế, Đức Phật đã cất bước
đi tìm con đường thoát khổ cho muôn loài… Và sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật
đắc thành đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chấm dứt hoàn toàn đau khổ,
là một Bậc Giác Ngộ với trí tuệ siêu việt thấu suốt mọi điều trong vũ trụ và
lòng từ bi bao la phủ trùm tất cả muôn vạn loài.
Mở rộng ra, nếu ai cũng biết học tập theo lời dạy của Đức Phật, ai cũng
biết hướng về ý nghĩa của lễ Thành Đạo thì thế giới sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Con người sẽ vừa đạo đức vừa trí tuệ hơn và nhân loại sẽ cùng nhau xây dựng một
tinh cầu tương lai đầy tiến bộ, văn minh, thịnh vượng, hòa bình, và giác ngộ.
Tại Đại lễ Phật Thành Đạo, trong bài pháp thoại, Thượng
toạ Thích Chân Quang bày tỏ mong muốn Phật giáo các nước cùng với Phật giáo Việt
Nam đề xuất lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) công nhận ý nghĩa sự giác ngộ của Đức Phật là một di sản văn hóa phi vật
thể vô cùng quý giá của nhân loại.
Thiền Tôn Phật Quang tọa lạc tại thung lũng núi Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Năm 2018, Thiền Tôn Phật Quang vinh dự đón nhận quyết định trao bằng bảo
trợ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam với danh hiệu: “Chùa Phật Quang: Khu
Di tích có giá trị Lịch sử - Văn hóa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống của dân
tộc Việt Nam”.
Bích Hà
No comments:
Post a Comment