Thursday, June 22, 2023

TỪ SỰ KIỆN Ở TÂY NGUYÊN NGHĨ VỀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRÍ THỨC (Huỳnh Công Đương / Luật Khoa)

 



Từ sự kiện ở Tây Nguyên nghĩ về chức năng xã hội của giới trí thức

HUỲNH CÔNG ĐƯƠNG  -  LUẬT KHOA

June 21, 2023 . 2:03 PM

https://www.luatkhoa.com/2023/06/tu-su-kien-o-tay-nguyen-nghi-ve-chuc-nang-xa-hoi-cua-gioi-tri-thuc/

 

Tham gia cải biến xã hội, chống bất công, chứ không phải vận hành xung quanh quỹ đạo của giai cấp thống trị.

 

https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1304/2023/06/Social_media_and_activism_-_Main.jpg

Ảnh minh họa: Unsplash

 

 

Những tranh cãi, quan sát, cũng như hình ảnh liên quan đến câu chuyện các nhóm thường dân không có bất kỳ thẩm quyền nào nhưng vẫn thực hiện việc săn đuổi, đánh đập, bắt giữ và tra tấn nhóm người dân tộc thiểu số đã đặt ra nhiều câu hỏi về các vấn đề sắc tộc, xung đột, khả năng hòa hợp giữa cộng đồng người Kinh và các sắc dân thiểu số khác.

 

Chưa dừng lại ở đó, cũng liên quan đến vấn đề trên, một luồng tranh cãi nữa đang tiếp tục diễn ra, xoay quanh câu hỏi: những người trí thức, người có thông tin hay chuyên môn nhất định trong một ngành nào đó có nên lên tiếng hay không trước những vấn đề thời sự không chỉ là nóng, mà còn mang tính sống còn?

 

Câu hỏi này không phải là mới và các quan niệm khác nhau cũng đã nhiều lần được đưa ra. Trong bài viết này, người viết xin giới thiệu với độc giả cách tiếp cận của Antonio Gramsci - một trong những nhà Marxist nổi danh người Ý - về vai trò của một trí thức trong xã hội nói chung. 

 

Trí thức là ai?

 

Gramsci rất xem trọng vai trò của người trí thức. Ở góc độ tổ chức xã hội, ông lập luận rằng quần chúng mà không có sự tổ chức thì không thể xác lập và hành động. Tuy vậy, chúng ta sẽ không có bất kỳ tổ chức nào nếu không có trí thức. Do đó, theo Gramsci, trí thức là cốt lõi của các hành động tập thể.

 

Tuy nhiên, ông cho rằng nên hiểu trí thức theo hai cách. 

 

Cách đầu tiên nhìn nhận ai cũng là trí thức. Có thể lý giải rằng hoạt động lý trí là hoạt động cơ bản của con người, nên không thể nói một người là trí thức và người kia không.

 

Tuy nhiên, ông cũng làm rõ rằng trong số đông đó, sẽ chỉ có một nhóm nhỏ có chức năng xã hội là trí thức (dịch từ thuật ngữ societal role). Ông mô tả: 

 

“[...] Dù có thể nói rằng ai cũng là trí thức nhưng không phải ai cũng có chức năng trong xã hội để hoạt động như một trí thức (hiểu đơn giản là ai cũng có thể chiên hai quả trứng và khâu một chiếc áo rách, nhưng không phải ai cũng sẽ trở thành đầu bếp hay thợ may). 

Do đó, theo lịch sử, các phạm trù chuyên biệt để thực hiện chức năng trí tuệ hình thành với sự kết nối cùng tất cả các nhóm xã hội. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự kết nối của giới trí thức với các nhóm xã hội quan trọng, và phức tạp hơn cả là quá trình hợp tác, xây dựng, chuyển biến trong mối tương quan với nhóm xã hội thống trị.” [1]

 

Như vậy, có thể nói Gramsci không bám vào khái niệm trí thức cấp cao (hay great intellectual), tức những người được cho là có kiến thức hay năng lực nằm ngoài sức tưởng tượng của quần chúng. Sẽ rất sai lầm nếu cho rằng những hoạt động cơ bản của con người không có bất kỳ thông tin hay tri thức nào đằng sau đó. 

 

Cũng vì lý do này, trí thức chỉ có thể tạo nên sự khác biệt với quần chúng nhờ vào chức năng xã hội của họ. Không thực hiện chức năng của mình thì trí thức sẽ không còn là trí thức. Nhưng những chức năng xã hội đó là gì?

 

Chức năng xã hội của trí thức 

 

Với tư cách là một nhà Marxist, Gramsci chắc chắn chịu ảnh hưởng của Marx. Phát ngôn nổi tiếng của Marx liên quan đến vai trò của một người trí thức có lẽ là nhận định về các triết gia. Marx cho rằng: 

 

“Giới triết gia cho đến nay chỉ giải thích thế giới theo nhiều phương pháp, góc nhìn khác nhau. Vấn đề ở chỗ là phải thay đổi nó.” [2]

 

Trên cơ sở này, Gramsci xây dựng cho mình hình ảnh của các trí thức. Tương tự như triết gia theo Marx, vấn đề của giới trí thức theo Gramsci không chỉ đơn thuần là ghi chép hay mô tả. Họ phải là các tác nhân chủ động, tích cực của xã hội. Họ là kênh có đặc quyền ghi nhận, lưu thông và bàn luận các tư tưởng, các ý thức hệ, và các thực hành xã hội. Cũng có thể nói, họ sẽ xây dựng, định hướng và phác thảo mô hình tổ chức của chính xã hội đó. 

 

Hiển nhiên, Gramsci không dừng lại ở đây (vì nó sẽ thật dễ đoán). Ông còn đẩy khái niệm trí thức đi xa hơn khi cho rằng trí thức không chỉ là những người trung lập - lên tiếng vì khoa học. 

 

Có những nhóm trí thức trước hết là tác nhân chính trị (political agent). Và một cách tự nhiên, tùy thuộc không gian chính trị - xã hội - khoa học ở mỗi quốc gia, gắn với cách mà tri thức được đào tạo và tuyển dụng, họ thường là tác nhân chính trị của chính giai cấp thống trị (ruling class). [3]

 

Đối với nhóm này, vì được sản sinh, nuôi dưỡng và xây dựng nhờ vào văn hóa của giai cấp thống trị, họ sẽ vận hành xung quanh quỹ đạo của giai cấp thống trị. Với những nhóm này, chức năng của họ chắc chắn không phải là vì sự thay đổi của xã hội hay các giá trị cấp tiến khác. 

 

Tuy nhiên, Gramsci cũng nhắc đến các nhà trí thức truyền thống. [4] Ông cho rằng đây là những người tin vào một lịch sử không bị đứt đoạn của họ với những đặc trưng khác biệt. Ví dụ, các triết gia hay thể hiện sự liên kết và niềm tin của họ với Aristotle hay Plato mà không phải là một chính trị gia nào khác. Từ đó, họ khẳng định mình là những người độc lập khỏi sự ảnh hưởng của bất kỳ giai cấp thống trị nào.

 

Song theo Gramsci, một tri thức đúng nghĩa nhất là một tri thức hình thành một cách hữu cơ từ xã hội, từ giai cấp của chính họ. Trong thời đại của ông, ông cho rằng nhóm trí thức cấp tiến nhất chính là các tri thức của người lao động, của nhóm yếu thế, của người bị trị. Hoạt động trí tuệ của họ không đơn thuần chỉ là hùng biện, nghiên cứu, thu thập thông tin bên ngoài và thả mình buông trôi theo dòng chảy xã hội như thể họ không thuộc về ai. Họ là những người tham gia vào đời sống, với tư cách là người xây dựng, người tổ chức và người thuyết phục xã hội. [5]

 

Mạnh mẽ hơn, ông cũng cho rằng đây là nhóm có trách nhiệm dẫn đường, xây dựng ý thức cho các nhóm yếu thế, cho các nhóm bị đàn áp v.v. để những nhóm này hiểu và thấy được những bất công mà họ phải gánh chịu, cũng như cấu trúc quyền lực đang tồn tại.

 

Phản đề

 

Sẽ có một vài vấn đề nếu chúng ta sử dụng cách tiếp cận của Gramsci để nói về tri thức Việt Nam trong sự kiện tại Đắk Lắk. 

 

Ví dụ, Gramsci ưu ái nói về trí thức của giai cấp vô sản như là một dạng trí thức đúng nghĩa. Với danh xưng của chính quyền Việt Nam hiện nay, liệu người ta có thể lập luận rằng các nhóm trí thức đương thời đang làm đúng chức phận của họ là ủng hộ chính quyền cách mạng? 

 

Người viết không cho là như vậy. 

 

Đến cuối cùng, theo cách lý luận của Gramsci, tính chất vô sản của giới trí thức này hình thành từ hoạt động và sự can thiệp của họ vào xã hội dân sự, không phải từ cái tên của chính đảng mà họ theo. Theo cách lý luận của ông, có thể nói các trí thức có danh nghĩa của giai cấp nhưng cũng chỉ nương vào chính thể và lợi ích của chính quyền mà bỏ qua gốc rễ của cấu trúc quyền lực và bất công, thì cũng chẳng khác gì tác nhân chính trị của giai cấp cầm quyền mà thôi.

 

                                                            *** 

Nhìn chung, có thể thấy ngay cả các nhà Marxist cũng luôn cho rằng trí thức đúng nghĩa, trí thức của cộng đồng phải là những người chủ động tham gia đấu tranh chống lại bất công, cho nhóm yếu thế. Trí thức, dù là trong môi trường cấp tiến hiện đại ở các quốc gia phát triển, hay là quay ngược trở lại vận dụng chủ nghĩa Marx để phân tích, thì họ phải luôn là những tác nhân chủ động cho thay đổi và phát triển.

 

Cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học của giới trí thức là một thứ gì đó nằm ngoài khung cảnh chính trị và không cần phải chủ động tham gia vào quá trình thông tin, phản đối hay xây dựng diễn ngôn chống lại bất công thì rõ ràng chưa bao giờ là một suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của trí thức. 

 

==============================

 

Đồn đoán chính trị trong vụ xung đột ở Tây Nguyên là vũ khí chống lại độc quyền thông tin

Đây không phải tin giả, mà là kỳ vọng đối thoại của một cộng đồng.

Võ Văn Quản   |   Luật Khoa tạp chí

 

 

Người Kinh: Từ đồng chí cộng sản trở thành thế lực thực dân nội địa ở Tây Nguyên

Quyết tâm khai hóa bằng sự thượng đẳng và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Vincente Nguyen   |   Luật Khoa tạp chí

 

 

Paris 2024: Lịch sử Thế Vận Hội và Thế vận Hội lịch sử

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 21/06/2023 - 15:25

https://www.rfi.fr/vi/th%E1%BB%83-thao/20230621-paris-2024-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-th%E1%BA%BF-v%E1%BA%ADn-h%E1%BB%99i-v%C3%A0-th%E1%BA%BF-v%E1%BA%ADn-h%E1%BB%99i-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD

 

Olympic và Paralympic Paris 2024 đang đến gần, các ban biên tập Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI), tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác, cùng nhìn lại 10 kỳ Thế Vận Hội mùa hè ghi dấu ấn lịch sử bởi bối cảnh chính trị đặc biệt căng thẳng, từ Thế Vận Hội Helsinki 1952 qua Melburn 1956, Mehico 1968, Munich 1972, Montréal 1976; Matxcova 1980, Los Angeles 1984, Barcelona 1992, Bắc Kinh 2008 và Rio 2016 qua đến Paris 2024.

 

https://s.rfi.fr/media/display/d18e5cb2-fe6b-11ed-b028-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP23131548145862.webp

Hình minh họa. Vòng tròn biểu tượng Olympic được dựng trên quảng trường Tocadero ngày 14/09/2017, sau khi có thông báo Paris được quyền đăng cai Thế Vận Hội mùa hè 2024. AP - Michel Euler

 

Thế Vận Hội mùa hè là sự kiện duy nhất tập hợp các nước và vùng lãnh thổ đông hơn cả số thành viên Liên Hiệp Quốc. Cứ bốn năm một lần, mọi quốc gia lại có dịp tụ hội về một cuộc so tài, giống như một sân khấu địa chính trị mà ở đó mỗi thành viên đều cố gắng ghi dấu ấn của mình trên bản đồ thế giới. Như đã được lặp lại nhiều lần  từ khi ra đời phong trào Olympic hiện đại, đánh dấu bằng Thế Vận Hội mùa hè 1896, cuộc thi đấu thể thao lớn của thế giới diễn ra tại Paris vào năm 2024 cũng sẽ mang đậm dấu ấn chính trị, trong bối cảnh địa chính trị nổi bật bởi cuộc chiến tranh tại Ukraina và sự đối đầu giữa nước Nga với các đồng minh của Ukraina.

 

Để hiểu thêm tầm quan trọng của các kỳ Thế Vận Hội mà các ban tiếng Pháp và các ngôn ngữ của RFI đề cập đến mỗi tháng một lần trên các trang chủ của mình, chúng  tôi đã mời chuyên gia Thierry Terret, nhà nghiên cứu sử học thể thao và đặc biệt về  phong trào Olympic, phân tích về những thách thức địa chính trị của thể thao nói chung và Thế Vận Hội nói riêng:

 

 

Thế Vận Hội : Công cụ ngoại giao ?

 

Thierry Terret : Các thách thức của thể thao vượt ra ngoài sân đấu của vận động viên và các đội với nhau. Đó có thể là những thách thức về kinh tế, về truyền thông, văn hóa xã hội, dĩ nhiên cả về chính trị. Điều đó diễn ra ở mọi cấp độ, từ khu vực đến thế giới cho dù ta có muốn hay không, cảm thấy khó chịu hay thấy bình thường. Ngay khi có thi đấu giữa hai hai vận động viên hay hai đội tuyển là có sự so sánh với cuộc đối đầu giữa các cộng đồng hay các quốc gia, do vậy thể thao không thể còn giữ được tính trung lập. Thí dụ như Thế Vận Hội và Cúp bóng đá thế giới, những sự kiện diễn ra định kỳ lớn nhất hành tinh. Từ cách nhìn trên, hiển nhiên những sự kiện này là một công cụ ngoại giao mà người ta có thể sử dụng ít hay nhiều hoặc nói rộng hơn, đó là một yếu tố của địa chính trị để mang lại ý nghĩa rất đặc biệt cho một chiến thắng, cho một hạ tầng cơ sở. Đôi khi đó là sự đối đầu, có khi chỉ là một cử chỉ đơn giản, hay thậm chí là sự xuất hiện hay vắng mặt của một vận động viên hoặc một đội tuyển.  Đáng chú ý là sự hiện diện chính trị đó thể hiện rõ ở việc tìm kiếm thành tích, đó là sự chuẩn bị về thể chất, đôi khi cả về y học, về khía cạnh cải tiến công nghệ, trong lĩnh vực trang thiết bị chẳng hạn, đó là việc sáng tạo nhằm cải thiện thành tích. Những việc đó cho phép giải thích về việc truyền thông trước, trong và sau các kỳ Thế Vận Hội, người ta vẫn nói đến tuyên truyền và phản tuyên truyền. Quyết tâm được tổ chức một cuộc thi đấu lớn cũng mang tính địa chính trị.

 

 

Lịch sử làm nên Thế Vận Hội hay Thế Vận Hội làm nên lịch sử ?

 

Mối mối quan hệ giữa Thế Vận Hội và địa chính trị theo hai chiều. Một mặt, Thế Vận Hội là một hiện tượng toàn cầu không thể né tránh được những biến động của thế giới chính trị, Y tế, môi trường. Dù Ủy Ban Olympic Quốc tế có nỗ lực để áp đặt tính trung lập, điều không hề tồn tại thực sự, từ khi ra đời phong trào Olympic hiện đại.

 

Mặt khác Thế Vận Hội được sử dụng để chuyển tải một thông điệp nào đó. Chuyển tải một thông điệp chính trị, đến một khán giả giờ đây gồm hàng tỷ người, đặc biệt là khán giả truyền hình, thu hút sự quan tâm của tất cả các lãnh đạo chính trị. Ở khía cạnh này, lịch sử của các cuộc trình diễn thể thao nói lên nhiều về hiện trạng thế giới, vào một thời điểm nhất định hay một dịp nào đó.   

 

Ngoài ra các sự kiện đó có thể tác động lên bản thân lịch sử, chẳng hạn như lịch sử quan hệ quốc tế với việc cùng cố xu hướng hay thúc đẩy ngoại giao. Chúng ta nhớ đến chính sách ngoại giao bóng bàn từng dẫn đến nối lại quan hệ giữa hai nước.  Cuối cùng cũng nên nhớ rằng các cơ quan của Olympic cũng có được sự tự chủ tương đối.

 

 

Paris 2024 : Kỳ Thế Vận Hội sẽ ghi dấu ấn lịch sử ?

 

Chắc chắn là không. Thế Vận Hội mùa hè và Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật Paris 2024 cũng sẽ không là ngoại lệ. Một lần nữa, chính trị và chính trị sẽ lại được đặt ra. Tất nhiên người ta nghĩ ngay đến các hậu quả của cuộc chiến tranh tại Ukraina. Tất cả chúng ta đều hy vọng cuộc chiến sẽ kết thúc. Tại Thế Vận Hội mùa hè Tokyo đã có đề xuất giải pháp về đoàn vận động viên Nga mang cờ Olympic. Liệu như thế sẽ là đủ ? Liệu có thể nghĩ rằng các vận động viên Nga và Ukraina bình thản đối mặt với nhau trên đường đua ở sân Stade de France ?  Khó đấy.

 

Tình hình ở Trung Đông, căng thẳng giữa Israel và và các vùng lãnh thổ của người Palestin, vấn đề Đài Loan, hai miền Triều Tiên, rồi Kosovo, được CIO công nhận nhưng Liên Hiệp Quốc thì không, vấn đề chế độ Taliban và vị trí cho các nữ vận động viên. Hiện trạng thế giới sẽ buộc một lần nữa cần có thích nghi, điều chỉnh và chắc chắn cần phải có trọng tài. Có người thì cần đến CIO, người khác thì cần Ủy ban tổ chức Paris 2024, có thể có một số cần đến chính phủ Pháp. Tới đây chúng ta sẽ biết điều đó. Khẳng định tính chất phi chính trị trên thực tế bản thân nó đã là một hành động chính trị. Điều này đã được các nhà xã hội học chứng minh.

 

Trong một xã hội kết nối cực kỳ cao, giao tiếp thông tin hiện diện khắp nơi. Vận động viên dù muốn hay không, đôi khi họ cũng muốn và họ khai thác nó. Vận động viên thể thao trở thành sứ giả chính trị và Thế Vận Hội là một sân khấu thế giới, ở đó các cuộc thi đấu được thể hiện nhiều điều hơn một cuộc so tài đơn thuần giữa các vận động viên.

 

 



No comments: