Thêm tàu hải cảnh
Trung Quốc xuất hiện ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
BBC News Tiếng Việt
11 tháng 6 2023, 18:04
+07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3g15dp7135o
Tàu hải cảnh Trung Quốc CCG 5901 hiện diện tại vùng
biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), ở phía tây bãi Tư Chính từ
ngày 8/6, theo Tướng Raymond M. Powell từ Đại học Stanford.
Trong một dòng tweet hôm 8/6, Tướng Raymond M.
Powell, Trưởng Dự án Myoushu, Trung tâm Gordian Knot Center for National
Security Innovation, Đại học Stanford thông tin về đường di chuyển của tàu hải
cảnh được mệnh danh là "monster" (con quái vật) này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8a19/live/8c558c90-0840-11ee-ba87-475b15d1a1dd.jpg
Một tàu hải
cảnh Trung Quốc ở ngoài khơi tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vào ngày 19/4/2023
"Điều khiến sự kiện này đáng chú ý đó tàu
China Coast Guard 5901 (CCG 5901) là một trong tàu hải cảnh lớn nhất thế giới,
với chiều dài 165 mét và nặng 12.000 tấn của Trung Quốc. Con tàu này vượt trội
hẳn so với những tàu kiểm ngư dài trên 56 mét của phía Việt Nam được cắt cử để
theo sát các hoạt động của tàu Trung Quốc." ông Raymond M. Powell nói với
BBC News Tiếng Việt.
Ông Raymond cho biết thêm với BBC là con tàu
CCG 5901 này chỉ phát tín hiệu AIS trong khoảng 7,5 giờ trong ngày thứ Năm 8/6,
và sau đó "đen" ngay lập tức sau đó.
Trung Quốc tăng hơn gấp đôi số tàu cảnh sát biển
tuần tra trên các vùng mỏ dầu khí của Việt Nam ở bãi Tư Chính trong năm 2022,
tăng từ con số 142 ngày vào năm 2020 lên 310 ngày vào
năm 2022, theo Tổ
chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (The Asia Maritime Transparency Initiative -
AMTI).
"Mục tiêu của Trung Quốc trong việc tuần
tra tại những khu vực này để thiết lập cái gọi là "quyền lịch sử" đối
với tuyên bố đường chín đoạn. Trung Quốc đã liên tục gia tăng sự hiện diện của
mình trong những năm qua với sự phản đối công khai rất ít ỏi từ Hà Nội",
ông Raymond M. Powell bình luận.
Đây là những diễn biến mới nhất trên Biển Đông
sau khi tàu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc và các tàu
hộ vệ, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam trên Biển Đông
trong gần một tháng qua đã rời vùng biển Việt Nam hôm Thứ Hai 5/6.
Hôm qua 10/6, Việt Nam phản
bác luận điệu của Trung Quốc cho rằng "tàu khảo sát Hướng Dương Hồng
10 hoạt động hợp pháp ở Biển Đông".
Trước đó ngày 6/6, ông Uông Văn Bân, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định "Trung Quốc có chủ quyền với
quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận".
Trung Quốc gây hấn trên
Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Tàu Trung Quốc rời vùng
biển Việt Nam sau phản đối của Hà Nội
Báo cáo an ninh
2023 của IISS nói về cách Việt Nam 'xử lý' ngoại giao với các cường quốc
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/e954/live/d89df850-083e-11ee-b5af-25e80c61c11a.jpg
Con tàu khách khổng lồ San Sha 2 (Tam Sa 2) và tàu tuần tra Zhong Guo Yu
Zheng 310 của hải quân Trung Quốc cũng đã hướng đến Bãi Tư Chính vào ngày 8/6,
theo Tướng Raymond M. Powell
Ông Raymond ngày 8/6 cũng cho biết thêm con
tàu khách khổng lồ San Sha 2 (Tam Sa 2) và tàu tuần tra Zhong Guo Yu Zheng 310
của hải quân Trung Quốc cũng đã hướng đến Bãi Tư Chính trong một động thái khẳng
định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
'Càng hung hăng hơn'
Từ Sài Gòn vào hôm nay, nhà nghiên cứu Biển
Đông Đinh Kim Phúc nhận định với BBC News Tiếng Việt, trong hơn 10 năm qua, các
tàu địa chất, tàu cảnh sát biển, kiểm ngư Trung Quốc "luôn xâm phạm vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, thậm chí đi vào thềm lục địa của Việt Nam".
"Đây là chuyện hết sức bình thường của
nhà nước Trung Quốc. Từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay, Trung Quốc không bao giờ
giấu giếm tham vọng chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên những người quan sát
trên Biển Đông nhất là trong hai tháng qua đã đặt ra một câu hỏi là tại sao
Trung Quốc đợt này lại rất hung hăn đến như vậy", ông Đinh Kim Phúc đặt
câu hỏi.
Ông Đinh Kim Phúc nhận định có ba lý do chính
cho thái độ ngày càng xác lập hơn từ phía Bắc Kinh trên Biển Đông, cụ thể bao gồm
tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Asean và Trung Quốc
"dường như đang đi vào giai đoạn bế tắc và hành động của Trung Quốc là muốn
đổ lỗi cho Asean nếu đàm phán thất bại".
Được bắt đầu khởi động vào năm 2000, tiến
trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct - COC) giữa
Asean và Trung Quốc cho đến nay chưa đạt kết quả cụ thể.
Trung Quốc gây hấn trên
Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Đảng Cộng sản Việt
Nam học gì từ các chính sách của 'người đồng chí' Trung Quốc?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d727/live/c8c99500-083f-11ee-b5af-25e80c61c11a.jpg
Các cấu trúc trên cụm đảo Nam Yết (Tizard bank) hiện do Việt Nam kiểm
soát trên Biển Đông, ảnh ngày 22/4/2023
Hai lý do khác theo nhà nghiên cứu Đinh Kim
Phúc là Trung Quốc muốn "lợi dụng sự suy yếu của Nga" trên chính trường
thế giới, khi gây sức ép với lô dầu khí do Nga đang khai thác và vận hành trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhằm tiếp tục khẳng định chủ quyền
"Ngoài ra, trước những tin đồn dồn dập về
nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ thì Bắc Kinh dường như muốn gây sức ép cho phía Hà Nội.
Lý do quan trọng nhất theo tôi là Trung Quốc muốn gây sức ép liên tục để Việt
Nam từ bỏ tư tưởng đi với Phương Tây, đi với Mỹ, đánh bại ý chí tự do hóa, đa
phương hóa quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Trung Quốc muốn cho Việt Nam thấy
các nước Phương Tây chỉ quan tâm đến tự do hàng hải, và sẽ không không muốn can
dự liên quan đến tranh chấp chủ quyền", ông Đinh Kim Phúc cho biết thêm.
Trong một bình
luận trên Foreign Policy ngày 10/06, Giáo sư Peter A. Dutton, ngành luật
quốc tế từ Đại học U.S. Naval War College và Đại học New York nhận định
"Trung Quốc đang muốn viết lại luật biển".
Cụ thể Giáo sư Peter A. Dutton đã đề cập đến
quyển sách 'China's Law of the Sea: The New Rules of Maritime Order' của tác giả
Isaac B. Kardon, ấn bản hồi tháng Ba, về mong muốn thật sự của giới lãnh đạo ở
Trung Nam Hải.
Đó là mong muốn của Bắc Kinh "một trật tự
quốc tế hậu tự do [post-liberal international order]" khi định hình lại một
trật tự quốc tế trên đại dương, một thuật ngữ do Tiến sĩ Isaac B. Kardon từ
Carnegie Endowment for International Peace nêu trong sách.
Và Tiến sĩ Isaac B. Kardon cho rằng Trung Quốc
đã "hưởng lợi vô cùng lớn" khi Mỹ "vắng bóng trong những đấu trường
quan trọng" liên quan đến vấn đề Biển Đông trong những năm qua.
Đảng Cộng sản Việt
Nam học gì từ các chính sách của 'người đồng chí' Trung Quốc?
Tàu Trung Quốc rời vùng
biển Việt Nam sau phản đối của Hà Nội
No comments:
Post a Comment