Những bà mẹ bị biến
thành “nước rửa tiền”
Thứ Hai, 06/05/2023 - 12:53 — VietTuSaiGon
https://www.rfavietnam.com/node/7660
Có thể nói rằng chưa bao giờ, chưa có đất nước
nào mà hình ảnh người mẹ lại bị mang ra lợi dụng, rẻ rúng và biến thành bù
nhìn, bình phong hay nước rửa tiền như hình ảnh bà mẹ Việt Nam.
Có thể có những bà mẹ trên quốc gia khác bị
con cái đối xử bất hiếu trong những căn nhà xập xệ hoặc trong những ngôi nhà
khang trang, nhưng chắc chắn một điều, họ không bị biến thành mẫu số chung để
bán đứng như Việt Nam.
Có thể có nhiều quốc gia, hình ảnh người mẹ
cũng được tô hồng, cũng bị phết lên một số lớp sơn giả tạo để đạt mục đích
chính trị nào đó, nhưng bù vào đó, họ không bị đối đãi tệ bạc.
Có một vấn đề, tôi muốn nhấn mạnh, tôi từng đi
nhiều và gặp rất nhiều bà mẹ của “bên thua cuộc”, họ sống cùng những người con
thương tật và nghèo khổ, nhưng họ không bị lợi dụng và đối đãi tệ bạc. Đó là sự
thật, chưa bao giờ có chuyện những người lính, những thương binh Việt Nam Cộng
Hòa đối đãi tệ bạc với mẹ mình hoặc bán đứng mẹ mình, mặc dù họ đói khổ.
Chuyện bán đứng, lợi dụng hình ảnh người mẹ và
vắt kiệt mẹ bằng cách này hay cách khác, chỉ có ở những cán bộ Cộng sản. Mà
không riêng cá nhân nào, vấn đề này trở thành mẫu số chung của chế độ.
Từ những bà mẹ chung cho đến các bà mẹ riêng,
đều bị lợi dụng như nhau. Đáng sợ nhất là lợi dụng bằng cách tung hê và biến
các bà mẹ trở thành vật thế thân, thành bình phong che tội lỗi.
Ở Việt Nam, chắc không ai không biết Mẹ Thứ, một
bà mẹ Việt Nam Anh Hùng của chế độ Cộng sản, Mẹ Thứ có chín đứa con tham
gia bộ đội và không có người nào trở về (Tôi xin viết hoa chữ Mẹ, bởi trước bất
kỳ người Mẹ đau khổ nào, trước bất kì người mẹ mất con và chịu cảnh cui cút lúc
về già, đều là Mẹ, bởi chính Mẹ đã khiến tôi thấy mình nhỏ bé, Mẹ thật kì vĩ, bởi
đó là Mẹ, không có biên kiến chính trị nào cao hơn Mẹ).
Mẹ Thứ sống thui thủi một mình, mỗi bữa ăn, Mẹ
mang một cái mâm, để chín chén cơm, chín đôi đũa, ngồi một lúc rồi ăn cơm, chưa
có ngày nào Mẹ không nước mắt. Mẹ không quan tâm đến Mỹ hay Việt, Cộng Hòa hay
Cộng Sản, Mẹ chỉ cần các con của Mẹ, đây là sự thật, nhưng người ta đã bóp méo
đi nhiều.
Chính vì sự thật này mà Mẹ bị đối đãi rất
“long trọng”, trong một căn nhà tuềnh toàng không thể rách nát hơn, trong một
thân phận thui thủi quanh năm suốt tháng, với chế độ ăn uống thất thường. Có một
người nấu cơm cho Mẹ, đương nhiên là người thân sót lại, nhưng người này cũng bị
bệnh tật, cũng sống dựa vào mảnh vườn cùng một suất tiền tuất chưa đầy nửa triệu
đồng (lúc Mẹ còn sống), quanh đi quẩn lại không bao giờ đủ để mua thức ăn…
Thi thoảng, đến ngày lễ lạc thì người ta tổ chức
chăm Mẹ một cách nồng ấm không thể nồng ấm hơn, xớt cỏ, dọn vườn, làm đủ các thứ
để Mẹ được sạch sẽ, tươm tất và quay phim, ghi hình cảnh lãnh đạo địa phương,
lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo trung ương ghé đến thăm, tặng quà. Xong lễ, mẹ lại thui
thủi với đời sống thanh bần, đạm bạc và đơn chiếc.
Thế nhưng đám tang của Mẹ Thứ thì rất lớn, đám
được bơm lên thành sự kiện truyền thanh, sự kiện truyền hình, sự kiện truyền
thông quốc gia. Sau đám tang không bao lâu, có một buổi truyền hình trực tiếp
các quan chức địa phương ngồi lại với nhau kể công về Mẹ, sau đó khóc, sau đó
kêu gọi quyên góp tiền để xây tượng đài cho Mẹ.
Và, tượng đài của Mẹ đã được xây dựng ở Núi
Thành, Quảng Nam với kinh phí lên đến hàng nghìn tỉ (so với thời giá hiện tại),
nơi đây được xếp vào diện tham quan, du lịch. Mà nói nghiêm túc, chỉ cần bỏ ra
một chút tiền rất nhỏ trong nghìn tỉ ấy cho Mẹ lúc còn sống, để làm cho Mẹ một
căn nhà khang trang, đủ ấm qua mùa đông và đủ mát qua mùa hè… thì chẳng thấy ai
nhắc tới. Để rồi, khi Mẹ qua đời, mọi thứ nước mắt, mọi nguồn tiền, mọi thứ moi
được từ túi dân đổ dồn lên tượng đài Mẹ Thứ.
Nói cho cùng, Mẹ Thứ sống đau khổ, đơn chiếc,
buồn tẻ và cô quạnh, chết vẫn chưa yên, bị mang ra “tín chấp” để nuốt cả hàng
vài trăm tỉ đồng (theo mức trượt giá thì bây giờ đã lên đến ngàn tỉ) mà trong
đó, con số không nhỏ đã vào túi những kẻ tổ chức xây dựng tượng của Mẹ.
Có bao nhiêu người Mẹ là mẹ liệt sĩ đã bị lợi
dụng như thế? Tôi còn nhớ như in cảnh một bà mẹ liệt sĩ ngồi khóc méo sau khi
nhận quà 27 tháng 7 (ngày thương binh liệt sĩ của chế độ Cộng sản). Hình ảnh
lúc quay phim và phát lên tivi là một chiếc đầu máy phát video Sony mới cáu
trong hộp, được ông Chủ tịch tỉnh trao tặng, nhưng khi mẹ về mở ra, bên
trong chiếc hộp đầu máy video là một thùng mì tôm Vifon.
Người mẹ này đã cố gắng nhớ lại thử mình có
bưng nhầm thùng của người nào khác hay không và sau đó bà quả quyết rằng chỉ có
mỗi mình bà được lên nhận đầu máy video và được quay phim, những người khác chỉ
được nhận một ít mì tôm mà thôi. Đó là những năm 1990, thời mà chính quyền còn
hồn nhiên, chưa tinh ranh như bây giờ.
Điều đó cũng có nghĩa là những người mẹ luôn bị
“các con” mang hình ảnh ra làm bình phong, bị lợi dụng một cách không thương tiếc.
Thì Mẹ Nguyễn Thị Năm cũng là một người mẹ, đã
từng hi sinh tài sản cho công cuộc cách mạng thần thánh của các anh/chị thời
kháng chiến để rồi bị mang ra đấu tố, giết khi cần thiết đó thôi!
Nhưng đó là mẹ chung, mẹ có tính biểu trưng, mẫu
tượng. Thế còn mẹ riêng thì sao?
Có bao nhiêu căn biệt phủ trên đất nước này đã
lợi dụng cái tên của các bà mẹ? Con số này phải đếm đến hàng triệu, nghĩa là nó
tỉ lệ với số đảng viên Cộng sản gộc.
Mà có ai tham nhũng hơn Cộng sản gộc? Có ai rẻ
rúng cha mẹ mình hơn Cộng sản gộc? Thử nghĩ, tham nhũng, xây biện phủ, biệt điện,
gặp vấn đề thì chối quanh co, rằng do nuôi heo, do buôn chổi đót, do trồng vườn…
Các lý do trên thấy không còn hiệu quả thì ném sang cho bà mẹ, để bà mẹ đứng
tên, rồi bà mẹ lại “buôn trái cây, nuôi heo, bán chổi đót, làm đến thối cả móng
tay” cho mà xem!
Đương nhiên các bà mẹ bị biến thành vật thế
thân, thành bình phong che tội lỗi, thậm chí tội ác cho con mình. Mẹ chịu đứng
tên, rồi ở giữ nhà, đến khi chết đi thì con thừa kế một cách danh chính ngôn
thuận.
Ở đây, các bà mẹ bị biến thành bình phong, mà
nói đúng bản chất là tình mẹ con bị biến thành nước rửa tiền của các quan tham,
không hơn không kém.
Điển hình và gần đây nhất là mẹ của Thiếu tướng
Phạm Bá Hiền, Tư Lệnh Binh đoàn 16 ở Hà Tĩnh (Binh đoàn 16 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một đơn vị
kinh tế quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Binh đoàn có
tên giao dịch kinh tế là Tổng công ty 16 giúp xây dựng các khu kinh tế
kết hợp với quốc phòng, khu dân cư xã hội trên địa bàn vùng sâu, xa, miền núi,
dân tộc dọc tuyến biên giới Tây Nam Tổ quốc thuộc tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Lắk…
Bà mẹ của Phạm Bá Hiền nói với báo chí là do con bà kinh doanh ở miền Nam mang
về xây nhà… Một biệt phủ trên diện tích 5000 m2, ước tính gần trăm tỉ đồng).
Và đương nhiên, những bà mẹ này đã “hi sinh”
cho con, đã chấp nhận nói dối mà che tội lỗi cho con mình (có bà mẹ nào không
biết con mình tham nhũng, không biết mình đang nói dối, không biết con mình nếu
làm đúng lương ba đồng ba cọc của chế độ thì có bảy kiếp cũng không xây được biệt
phủ, biệt điện?!). Đáng sợ nhất là những đứa con Cộng sản đã vạch sẵn bài bản
nói láo cho mẹ và biến mẹ của họ thành những con vẹt, thành thứ nước rửa tiền
mà xã hội đang khinh bỉ.
Điều này chỉ thấy ở những đứa con Cộng sản,
ngay thời bây giờ, và nó có tính phổ quát, là mẫu số chung chứ chẳng phải là hiện
tượng cá biệt nào!
No comments:
Post a Comment