Nhà
hoạt động Nguyễn Anh Tuấn: “Không được sống đúng phẩm giá đành phải ra đi!”
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn đã đến Canada sau thời
gian ngắn ở Thái Lan với tư cách tị nạn chính trị.
Diễm Thi, RFA
2023.06.13
Nhà
hoạt động Nguyễn Anh Tuấn. Facebook
Nguyễn Anh Tuấn
.
Diễm
Thi: Chúc
mừng anh và gia đình đã đến được đất nước tự do Canada. Xin anh cho biết lý do anh phải rời
bỏ đất nước Việt Nam khi con còn quá nhỏ?
Nguyễn
Anh Tuấn: Tự
do là một đòi hỏi cấp thiết của con người, chừng nào con người còn là con
người. Trước đây, khi nghe câu chuyện sau 1975 mọi người phải bỏ nước ra đi để
tìm tự do thì tôi rất là xúc động và cảm thông. Tôi đặt mình vào hoàn cảnh của
họ để hiểu cảm xúc của họ một cách sâu sắc nhất.
Tuy
nhiên, trong khoảng thời gian tôi ở Việt Nam với tư cách là một người thường
xuyên lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội, tạm gọi như là một người hoạt
động đấu tranh, một người bảo vệ nhân quyền, thì rõ ràng cái không gian tự do
nó càng lúc nó càng bó hẹp lại. Trước đây tôi còn có được một chút xíu cái
không gian tự do trên internet. Và khi tôi lên tiếng thì tôi luôn gặp những
phiền toái từ chính quyền nhưng chưa đến mức rủi ro lớn.
Khoảng
bảy năm trở lại đây, những cái rủi ro an ninh đối với những người tranh đấu
càng lúc càng nghiêm trọng. Và thật sự đã có vài năm sau vụ Đồng Tâm, cá nhân
tôi phải sống dưới sự giám sát, truy đuổi nên tôi phải tạm lánh qua nhiều vùng
miền khác nhau ở trong nước. Tôi phải tự hạn chế những hoạt động của mình. Có
rất nhiều chuyện trong xã hội mà tôi muốn lên tiếng, muốn chia sẻ với mọi người
nhưng tôi phải tạm đóng Facebook, phải tránh trả lời phỏng vấn báo đài nước
ngoài về chủ đề chính trị.
Tình
trạng đó kéo dài khiến tôi có cảm giác mình không được sống với phẩm giá của
mình. Cảm giác đó tích tụ dần cho đến một lúc, tôi thấy có những dấu hiệu rõ
ràng là mình có thể bị bắt, rồi sẽ trở thành những món hàng cho chính quyền
trao đổi khi cần. Tôi thấy mình không đáng phải bị như vậy. Do đó, khi đứng
trước lựa chọn hoặc là ở lại sẽ bị bắt bớ, bị cầm tù rồi bị trao đổi như một
món hàng, hoặc lựa chọn ra đi để giành sự tự do cho ít nhất là bản thân mình;
được sống với phẩm giá của mình thì tôi đã chọn phương án thứ hai là ra đi.
Dĩ
nhiên tôi không thể nói thay cho những người khác, nhưng tôi luôn tin tưởng
mạnh mẽ một điều rằng, tự do và phẩm giá là những thứ thôi thúc con người ta
rất mãnh liệt.
.
Diễm
Thi: Thưa
anh, sống ở Việt Nam với những rủi ro về an ninh và không được sống với phẩm
giá của mình đã khiến anh phải ra đi. Vậy theo anh, an ninh cho những người tị
nạn Việt Nam ở Thái Lan, nhất là tị nạn chính trị ra sao?
Nguyễn
Anh Tuấn: Thái
Lan thì rất gần Việt Nam và có rất đông người Việt Nam đang sống ở Thái Lan vì
nhiều lý do khác nhau. Trong đó có đa phần là nhập cư bất hợp pháp. Theo tôi
nhận thấy qua những sự việc gần đây, tình hình an ninh Thái Lan đối với những
người như chúng tôi hoàn toàn không có gì bảo đảm. Thái Lan chưa bao giờ ký
công ước quốc tế về người tị nạn, do đó, về mặt pháp lý thì họ không công nhận
người tị nạn.
Thứ hai nữa, chính phủ Thái Lan họ cũng đang gặp những vấn đề chính trị nội
bộ riêng của họ. Chính phủ của họ chưa phải là một chính phủ dân cử thực chất
tôn trọng quyền con người, hoạt động theo những giá trị văn minh của nhân loại.
Hơn nữa, chính phủ của họ cũng rất ưu tiên mối quan hệ hợp tác an ninh với các
nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Đã có ghi nhận nhiều trường hợp có sự
hợp tác giữa chính phủ Thái Lan với các quốc gia lân bang để bắt bớ, để trao trả
những người liên quan chính trị.
Cộng hết những yếu tố đó lại thì rõ ràng, an ninh cuộc sống ở bên Thái
Lan cho những người tị nạn không được bảo đảm. Thực sự các cơ quan hỗ trợ cho
người tị nạn ở Thái Lan cũng thường xuyên cảnh báo về những mối nguy an ninh
như vậy. Riêng trường hợp Việt Nam, mấy năm vừa qua rõ ràng chính quyền Việt
Nam đã kiên quyết hơn, sẵn sàng bỏ nhiều nguồn lực hơn, dám thách thức những
quy tắc của luật pháp quốc tế để sẵn sàng đạt được mục tiêu dập tắt tiếng nói của
những người phê phán họ; của những người bất đồng chính kiến ngay cả những người
đã đi xa khỏi Việt Nam. Tình hình càng lúc càng nguy hiểm hơn cho những người tị
nạn ở Thái Lan.
.
Diễm
Thi: Với kinh nghiệm là một người vừa rời Thái Lan với tư cách tị nạn
chính trị, anh có lời nhắn nhủ gì đến những người còn ở lại Thái Lan?
Nguyễn
Anh Tuấn: Thật sự thời gian tôi ở bên Thái Lan cũng không quá nhiều mà chỉ
trong vòng có mấy tháng. Tôi rất là may mắn được giới thiệu với một chương
trình tái định cư đặc biệt của chính phủ Canada dành cho những người bảo vệ
nhân quyền gặp hiểm nguy về an ninh.
Do đó, kinh nghiệm của tôi ở Thái Lan thì thực sự là không có nhiều mà chỉ
hạn hẹp thôi. Chỉ có điều, là một người hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền có
khá nhiều những sinh hoạt ở trong nước, và từng phải sống trong bối cảnh bị bố
ráp, bị an ninh sách nhiễu thường xuyên và liên tục thì tôi nghĩ, mỗi người tị
nạn Việt Nam ở bên Thái Lan phải thường xuyên tự đánh giá tình hình xem có thể
gặp rủi ro hay không.
Chẳng hạn như chỗ mình thuê nhà trọ; việc đi lại của mình có bị lập lại một
cách đơn điệu hàng ngày hay không. Rồi cũng nên phòng xa chút xíu. Có những lưu
ý mà chính các cơ quan về tị nạn họ cũng thường xuyên nhắc, đó là phải kín đáo;
phải bớt xuất hiện ở những sự kiện chính trị mà dễ gây chú ý, bởi vì đại sứ
quán Việt Nam ở Bangkok hoạt động rất là tích cực với những mạng lưới của họ ở
bên đó hỗ trợ cho công việc của họ.
Tôi nghĩ rằng, những cơ chế về an ninh thì mỗi người tự xây dựng cho mình
nhưng cũng nên tìm những người tin tưởng ở trong cộng đồng để xây dựng một cơ
chế an ninh cộng đồng. Ngoài ra, cần giữ liên lạc với Cao ủy Nhân quyền LHQ; giữ
liên lạc với cả những tổ chức nhân quyền mà người ta có văn phòng có đại diện ở
Bangkok. Như thế thì khi có chuyện gì xảy ra, họ là những người có thể thu hút
được sự chú ý của truyền thông, không chỉ của quốc tế mà của chính Thái Lan.
Như vậy nó sẽ tác động rất tốt lên chính quyền Thái Lan đối với vấn đề người tị
nạn Việt Nam.
Chỉ khi chính quyền Thái Lan cởi mở hơn, thân thiện hơn và chú ý hơn tới
tình trạng của những người tị nạn Việt Nam, nhất là những người tị nạn chính trị,
thì những rủi ro người ta hợp tác với chính phủ Việt Nam để làm những cái điều
sai trái với người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan sẽ thấp. Còn nếu như mình “vô
hình” với các tổ chức nhân quyền quốc tế, với truyền thông quốc tế, với truyền
thông Thái Lan thì khi có chuyện rất là khó để họ có thể can thiệp. Chính phủ
Thái Lan cũng không chịu bất kỳ một áp lực nào cả về cách họ ứng xử với người tị
nạn Việt Nam ở nước họ.
.
Diễm
Thi: Là một người hoạt động nhân quyền, anh nhận định sao về tình
hình nhân quyền ở Việt Nam những năm tới, thưa anh?
Nguyễn
Anh Tuấn: Câu chuyện nhân quyền ở Việt Nam khi mà đặt trong cái bối cảnh khu
vực quốc tế thì mình thấy rằng, khoảng 10 năm trở về đây, nhân quyền, dân chủ ở
các nước trong khu vực và trên bình diện toàn cầu đang có chiều hướng thoái
trào với bức tranh với nhiều mảng tối, sáng.
Tuy bi quan với tình hình ở Việt Nam với con số bắt bớ vẫn tăng theo
tháng, theo năm và chính quyền gần như không có một sự thay đổi nào tích cực đối
với dân chủ, nhân quyền nếu không muốn nói là ngược lại. Nhưng về phía xã hội
thì tôi lạc quan khi thấy rằng, vẫn có những người dám nói, dám lên tiếng hết
thế hệ này tới thế hệ khác dù họ biết có những rủi ro, biết có chuyện bắt bớ tù
đày.
Nhìn rộng ra trong khoảng 10, 15 năm vừa rồi thì mình thấy có rất nhiều
những chuyển động tốt đẹp về sự dấn thân, sự lên tiếng của người dân. Ngay cả
những người dân bình thường trong xã hội cũng lên tiếng ngày càng nhiều, bắt đầu
bằng những việc ảnh hưởng với những vấn đề dân sinh thiết thân với đời sống cá
nhân của họ, từ từ chính quyền buộc lòng phải chấp nhận những cái sự đòi hỏi đó
họ. Và khi có một số đông các cá nhân trong xã hội đòi hỏi những cái quyền lợi
chính đáng của mình thì khi đó là mình có một nền dân chủ gốc rễ đến từ mỗi một
cá nhân.
.
Diễm
Thi: Nhiều người Việt Nam phải nhập cư qua Thái Lan một cách bất hợp
pháp. Anh nhận định như thế nào về chính sách “cấm xuất cảnh” của Chính phủ Việt
Nam?
Nguyễn
Anh Tuấn: Nếu mình tìm hiểu những gì xảy ra ở Liên Xô và Đông
âu trước đây, những nước cộng sản thời chiến tranh lạnh thì mình sẽ thấy rằng,
cái việc cấm xuất cảnh là một chiến thuật được sử dụng rất là phổ biến ở những
nước này. Xuất cảnh được coi là một đặc quyền. Tức là phải được cho phép mới có
thể rời khỏi đất nước. Việt Nam hiện tại bây giờ vẫn còn cái tàn dư đó.
Với những người bình thường khi xuất cảnh vẫn bị hỏi han, vẫn bị làm khó
dễ, bởi triết lý của một chính quyền toàn trị là luôn muốn cho người dân thấy
và lưu ý con mắt của chính quyền luôn theo dõi bất kỳ một công dân nào, ngay cả
khi công dân đó đã rời khỏi đất nước. Do đó, tôi có thể nói là chỉ có những nước
như Việt Nam, các nước cộng sản mới có chuyện nhân viên an ninh làm thủ tục xuất
cảnh luôn luôn hạch hỏi xem người này, người kia ra nước ngoài để làm gì.
Còn với những người hoạt động thì thứ nhất, họ không muốn những người này
ra nước ngoài nói cho cộng đồng quốc tế, nói cho các tổ chức nhân quyền quốc tế
về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Họ coi đó là bôi xấu họ. Thứ hai, họ không
muốn những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền Việt Nam xây dựng được những
mối liên hệ, tham gia những mạng lưới nhân quyền quốc tế. Thứ ba, công an Việt
Nam cũng không có quyền tự ý xuất cảnh, ngay cả khi họ đi du lịch cho dù họ có
rất nhiều những đặc quyền đặc lợi ở trong nước với tư cách là một cơ quan
“thanh gươm và lá chắn” của đảng bảo vệ chế độ. Vì vậy họ cũng sẽ có những động
lực cá nhân để cấm những người khác được xuất cảnh một cách bừa bãi.
Ngoài ra, những người mà sau này họ có thể sử dụng như những món hàng
trao đổi với thế giới, cần thương lượng cho những hiệp định này, thảo thuận kia
thì họ đâu có muốn “món hàng” của mình thoát ra ngoài.
Lâu dần nó thành thói quen và chuyện cấm xuất cảnh là cách để họ giữa các
“món hàng” của mình lại trong nước.
.
Diễm
Thi: Có dư luận cho rằng, nhiều người lên tiếng mạnh mẽ trong nước
nhưng rồi lại lánh qua nước khác. Anh nghĩ sao về điều này?
Nguyễn
Anh Tuấn: Có những người đưa ra quan điểm như vậy thì tôi cũng hiểu được là
vì sao họ có cái quan điểm như thế. Bởi vì trong một thời gian dài, ở những cái
xã hội mà tinh thần công dân nó chưa có bắt rễ thì người ta có xu hướng là
trông đợi. Họ trông đợi có những người lên tiếng thay cho mình; có những người
đứng lên đấu tranh. Đương nhiên họ cũng sẽ tìm cách ủng hộ nhưng chỉ đóng vai
phụ thôi, tức chỉ vỗ tay vào. Họ chỉ ngồi để đợi thành quả là một xã hội tốt đẹp
hơn thì họ cũng sẽ được dự phần. Đó là tâm lý rất thông thường của con người
nói chung.
Nhưng chính cái tâm lý đó phổ biến theo số đông trong xã hội thì nó cũng
chính là cái nguyên nhân xấu xa cho những gì xảy ra ở Việt Nam.
Bởi vì rõ ràng khi chỉ có một nhóm nhỏ lên tiếng, dám phê phán những điều
sai trái của nhà cầm quyền thì cái nhóm nhỏ đó sẽ trở nên rất là cô đơn và họ
chịu rủi ro từ phía nhà cầm quyền khi nhà cầm quyền trở thành bạo quyền. Nếu cứ
tình trạng đó vẫn cứ xảy ra thì đương nhiên những người muốn thay đổi xã hội
không bao giờ trở thành một lực lượng đáng kể để có thể đòi hỏi nhà cầm quyền
xem xét lại đường lối, chủ trương cầm quyền của mình.
Trách nhiệm cho sự thay đổi ở Việt Nam nó phải đến từ tất cả những người
là công dân Việt Nam. Một khi bạn là công dân Việt Nam thì bạn phải có tinh thần
công dân, phải góp thêm một cái tiếng nói vào và nhìn ra được một điều là chính
cái sự thiếu dấn thân của mình, chính cái sự thiếu tham gia của mình đã khiến
cho những người lâu nay dám lên tiếng gặp rủi ro quá lớn.
Đến một lúc nào đó, chính họ phải chọn một giải pháp có thể giúp cho bản
thân và gia đình của họ an toàn để có thể tiếp tục công việc.
Những người lên tiếng đòi hỏi chính quyền tôn trọng nhân quyền trong nước
đã phải trả cái giá rất là cao. Không chỉ lo bị bắt bớ, tù đày mà ngay cả trong
cuộc sống hằng ngày của họ cũng có những cái giá rất cao mà họ phải trả khi họ
theo đuổi lý tưởng của mình. Do đó, chỉ cần những người bình thường khác cùng
tham gia gánh vác, dù chỉ vài phần trăm, nhưng có được số đông thì mọi chuyện
cũng đã khác rồi.
Ở đây không phải là câu chuyện trách cứ, bởi bất cứ ai sống trong những
cái xã hội như Việt Nam, một xã hội đảng trị với những bộ máy an ninh, bộ máy
tuyên truyền bủa vây khắp nơi thì chuyện sợ hãi cũng như lo lắng về an ninh; phải
sống không đúng với con người thật của mình, không có dám lên tiếng khi thấy những
điều trái tai gai mắt, là cái chuyện thông thường, dễ hiểu.
Ít nhất mình nhìn ra được điều đó để mình thông cảm cho nhau. Ai làm được
gì đó thì nên trân trọng, còn ai chưa làm được thì mình động viên cho người ta
làm một cái gì đó nhỏ thôi. Ai đã làm được việc nhỏ thì sẽ làm việc lớn hơn.
Khi một công việc mà có hàng trăm, hàng ngàn người tham gia thì tôi tin rằng sẽ
có cái sự thay đổi. Và sự thay đổi đó nó rất là căn bản bởi vì nó từ gốc rễ chứ
không phải chỉ là sự thay đổi trên bề mặt.
Diễm
Thi: Cảm ơn anh đã dành thời gian cho RFA.
---------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
Bộ
Ngoại giao Mỹ: vận động cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam là chống lại Đảng,
nhà nước!
“Tuyên
truyền” Điều 331 cho học sinh, có thực tế?
Tự
do báo chí khu vực ĐNA: Việt Nam “cá biệt trong nhóm cá biệt”
CPJ
trao giải Tự do Báo chí Quốc tế khiếm diện cho nhà báo Phạm Đoan Trang
Luật
sư Ngô Anh Tuấn: Tự do, dân chủ không tự nhiên mà có được!
No comments:
Post a Comment