Saturday, June 17, 2023

GẶP MỘT NGƯỜI GIA RAI Ở NỮU ƯỚC (Nguyễn Đức Tùng)

 



SONG NGỮ: GẶP MỘT NGƯỜI GIA RAI Ở NỮU ƯỚC

Nguyễn Đức Tùng

16-6-2023  15:42   

https://www.facebook.com/ductungducnguyen/posts/pfbid02EtbNa6T5yHr7xTj2NPFMTr5kcrjpLcnqoXdUURL6GUES5Hfzc46uXZahjg6sNrs8l

 

Meeting a Jarai Tribesman and His Wife in New York City

English version by Đinh Từ Bích Thúy

 

Lời Dẫn:

 

Dịch giả Đinh Từ Bích Thúy, Thuy Dinh, là nhà văn, luật sư, trong Ban biên tập Da Màu. Chị là một tên tuổi quen thuộc trên các tạp chí quốc tế: Asymptote, Prairie Schooner, Manoa, Rattle, Michigan Quarterly Review, Santa Fe Broadside. Chị cũng là đồng dịch giả của một tuyển tập thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, bởi nhà xuất bản Curbstone Press 2005.

 

Bản dịch Gặp một người Gia Rai ở Nữu Ước, theo tôi, là một bản dịch công phu và đẹp. Bản dịch này đã nhận được giải thưởng đặc biệt của tạp chí uy tín Asymptote năm 2017.

 

Nhân sự kiện đẫm máu ở Dak Lak gần đây, tháng 6 năm 2023, tôi nghĩ đến bài này, vì nó gợi ra cho tôi những liên tưởng, về nguyên nhân xung đột, con đường hóa giải. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các dịch giả của tôi, từ trước đến nay, trong đó có Đinh Từ Bích Thúy, Võ Thị Như Mai, Hạnh Nguyên.

NĐT

 

                                                             *

 

1. Gặp Một Người Gia Rai Ở Nữu Ước

Nguyễn Đức Tùng

 

Khi về già, bạn mắc bệnh mất trí nhớ, rồi mất phương hướng, sau đó mất ngôn ngữ. Nếu bạn sống thật lâu, như một ngọn núi, các chuẩn tắc đạo lý do con người đặt ra sẽ mất sau cùng.

 

Và theo thứ tự như vậy. Trước cửa một tiệm cà phê gần khu vực tưởng niệm sự kiện 911, gần nền của tòa tháp đôi đổ sập, xuôi về phía hiệu sách cũ Strand ở Broadway, nơi tôi mua được một tập thơ của Gerald Stern, tôi gặp anh Siu Kpa, người Gia rai sáu mươi tuổi, và vợ anh. Anak Gia rai, con của Gia rai. Hay Giơ rai, Jarai, Jrarai, Chơ rai đều được, cả hai nói tiếng Việt, nhưng anh nói giỏi hơn. Thật ra chị là người Ba na, nghe phát âm như Bơ na, hay Bờ na, hay Bà nà, cũng là Ba na dưới núi, Ba na trên núi, Bơ Nâm, Bơ Môn. Cả hai đều mất trí nhớ nhưng theo hướng ngược chiều nhau.

 

Anh mất trí nhớ như một người già, tức là mất trí nhớ gần, lập tức, còn chuyện quá khứ xa nhớ rõ. Chị ngược lại, không nhớ những chi tiết quan trọng trong đời, lịch sử cá nhân, nhưng lưu giữ kiến thức gần, có khả năng học hỏi việc trước mắt, lập tức và cần cho đời sống. Đôi khi mất phương hướng và mất một phần ngôn ngữ. Anh có thể trong một lúc quên cả tên mình, quên nhiều thứ cần thiết, như địa chỉ nhà mình, tên người thân, dự định trong một giờ sắp tới, nhưng nhớ lại quá khứ xa với chi tiết chính xác, nhất là khi đó là quá khứ tập thể, của plơi, buôn làng. Nhớ những cái khố trắng kẻ sọc, cái khăn quấn đầu màu chàm, gọn, buông thả qua một bên, của đàn ông Gia rai. Nhớ trang phục phụ nữ Ba na ngày hội, kẻ hoa văn đỏ, viền trắng, lòng thòng tua trắng.

 

Nhớ những ngọn núi buồn rầu, xanh tía, cao vút, như cái nhìn chăm chú, càng cao lên càng xanh càng sẫm, càng buồn.

 

Không phải trong quán cà phê, mà trước cửa quán, họ ngồi trên thềm nhà, ở New York bạn biết rồi, thừa không gian vỉa hè cho người lang thang. Vợ chồng anh bị cướp nhà, bị lấy đất, bị xua đi trôi giạt như nhiều người Tây nguyên khác. Người Gia rai theo mẫu hệ, chồng theo vợ, nhưng anh quen một người Ba na, một chuyện hiếm gặp. Tục lệ bên dòng tộc chị hôn nhân một vợ một chồng chung thủy, nhưng trong sinh hoạt lại tự do phóng khoáng. Đôi vợ chồng trẻ ở luân phiên bên vợ bên chồng, có với nhau một đứa con, tám tháng, chết trên đường chạy trốn. Trên tay chị. Con trai hay con gái? Con trai, anh bảo. Con gái, chị bực bội cãi lại. Tôi hỏi tên cháu. Tên nó là Langanh, chị đọc là Nh’anh, thì chắc con gái rồi. Nhưng có chắc tên đó không? Sau khi sinh con đầu lòng, cặp vợ chồng ra ở riêng, làm một ngôi nhà nhỏ xinh bên suối. Siêng năng, làm giỏi, họ có đàn gà đông đúc, đàn lợn ba con, có cả một con ngựa. Lông gì? Đen tuyền. Nhưng chắc không phải thế. Màu ấy hiếm. Một con chó, phải không, màu gì, màu vàng, có đốm trắng, không chắc, đi khập khiễng. Nhà của họ bị bọn người di dân theo kinh tế mới từ các vùng nghèo khó, không mảnh đất cắm dùi, có máu anh chị dữ dằn, nhưng lại sẵn sàng tuân phục hoặc hùa theo các mệnh lệnh cấp trên hơn dân thường, phá sạch để cướp đất. Các phong tục đẹp, các thể chế cộng đồng phi chính thức, các niềm tin và ý thức tự nguyện đồng loạt bị phá vỡ. Bị đập nát đền thờ, nhà tang lễ, nhà Rông, nơi thờ phụng, họ đi biểu tình, đi từng đoàn, hàng trăm người, hàng ngàn. Họ bị nghi ngờ, giải tán, đánh đập.

 

Và bị săn đuổi. Từ Gia lai qua Kon tum qua Đăk lăk. Bị săn đuổi trên đèo Cheo reo, nơi phát tích của dân tộc Jrarai như những con thú dữ, có hại, cần tiêu diệt tận gốc. Chạy vào rừng. Bị bắn. Họng súng cách anh mười mét, bảy mét, có khi năm mét, khạc lửa, từ sau một gốc cây kơ nia vừa bị đốn ngã, tươi rói, chảy máu vàng. Máu cây vướng lâu trên người đông lại vàng rực như hổ phách. Một mảnh đạn xuyên suốt qua ống chân phải, nay vẫn còn đi cà nhắc. Một mảnh đạn khác ghim trong ngực trái, đi sát tim, chạm vào ngoại tâm mạc, sướt qua, như cái chết chơi đùa, rồi nằm im trong nhu mô phổi trái, thùy trên, các bác sĩ để yên chưa kịp lấy ra. Qua Cambodia năm 2001, vào được trại tị nạn, chờ ba năm, phỏng vấn, điều tra ba năm nữa, thanh lọc, năm thứ bảy, đến New York. Chị biết làm sợi từ quả bông, biết dệt vải, biết đan, thêu thùa. Anh biết chế thuốc chữa bệnh từ rễ cây, thuộc hết dược tính. Anh kể chuyện đi bắt ốc, cắt đọt chuối, đẵn cây T’nưng, tìm cây chàm, đem về làm thuốc nhuộm. Mỗi khi nhớ con, chị nằm nghiêng, co chân, gối đầu lên đùi anh, ôm cái bọc vải như ôm một đứa trẻ con, anh hát cho chị nghe trường ca Xinh nhã, hát thuộc lòng, chị nhắm chặt mắt, không cho ánh sáng lọt vào, khóc.

 

Hãy tưởng tượng một người lớn lên giữa rừng núi Tây nguyên, giữa plơi, sáng mang gùi lên nương, mang con rựa chặt cây, chiều xuống rẫy, chọc lỗ gieo hạt, đêm uống rưọu quanh bếp lửa, sống trong huyền ảo bia ký Chăm pa, trong hoang dã đất rừng, bỗng một hôm thấy mình trên đường phố lập loè chớp tắt xanh đỏ tím vàng phơi ngực phơi rốn phơi mông ở New York. Không trở về được, mà cũng không muốn trở về, nhưng không quen hoàn cảnh mới. Con người phải sở hữu điều gì để sống nhưng Siu Kpa không sở hữu điều gì. Không sở hữu điều gì, cái gì, từ rất lâu, khi người miền xuôi tràn vào buôn làng, tước đi vật sở hữu của anh, là mái nhà, sở hữu của làng, là rừng núi, sở hữu của vợ, là đứa con trên tay. Anh làm việc lặt vặt quanh các phố và ngõ hẻm. Có một căn phòng được chính phủ tiểu bang cấp phát cho người tị nạn để ở, nhưng anh và vợ anh, chị Dep, không mấy khi sống ở đó, gặp gì làm nấy, gặp gì ăn nấy, không ra người có nhà cũng không ra người không có nhà, cả hai khoảng sáu mươi tuổi nhưng còn mạnh khoẻ. Dep là tiếng Gia rai anh đặt cho chị ở trại tị nạn, vì cả hai đã quên mất tên chị, một cái tên Ba na đẹp, không có họ. Có một lần bối rối, tuyệt vọng, mất trí, anh lao vào gầm một chiếc xe tải nhưng được cứu sống, từ đó lúc nào chị cũng đi bên anh, bám sát, họ nói với nhau bằng thứ tiếng Ba na hay Bơ na đã gần tuyệt tích không ai hiểu được.

 

Không ai cần hiểu. Sau những đợt phỏng vấn liên tục ở trại tị nạn gần biên giới Cambodia- Thái lan bởi các phái đoàn nhân đạo, sau khi đặt chân đến đất tự do, không ai có nhu cầu hỏi họ điều gì nữa. Ký ức của chị về buôn làng, về nhà Rông của người Ba na cao đẹp, thanh thoát, về cao nguyên, về lễ hội, chiêng trống, đàn t’rưng, ký ức của anh về cây kơ nia cao vút tán lá rộng xòe với những chùm hoa trắng khi mưa xuân lác đác bay về, về bóng núi âm u đại ngàn rủ xuống tâm hồn họ, lạnh tăm, trở thành ký ức tối đen, và ký ức trở thành không cần thiết, và thời gian trở thành ký- ức- không- cần- thiết.

 

Cái gì không cần thiết sẽ chết.

 

Trước hết nó trở nên mờ dần, loãng ra, tối tăm hơn, mờ hơn, mịt mù. Như thị giác bị đánh mất. Ý thức khô quắt đi, co rút lại, sáng lên một lúc, rồi tối sầm, thu gọn về. Cho đến khi có người ngồi xuống hỏi chuyện, hình như nhờ đó đã hé ra trong anh chút kỷ niệm còn lại, và ngược lại, khai mở bầu trời bao la của Gia rai, của lịch sử hùng vĩ và bi đát, của những tàn phá và những tội ác của người Kinh đối với các dân tộc cao nguyên.

 

Nhưng chị nhớ nhất là chú ngựa và con chó, có lẽ vì chúng chạy nhanh nhất, thoát chết. Đôi khi chị gặp con chó của chị loay hoay bới rác ở cuối đường Fith Avenue, chị bắc tay làm loa kêu lớn, nó cong đuôi chạy mất. Một hôm lại có người quen chỉ cho chị con ngựa, gặm cỏ trên cánh đồng bên kia sông Hudson, dưới ráng chiều đỏ rực. Loáng cái, nó cũng biến mất, thỉnh thoảng lại hiện ra. Những con vật cứ trở đi trở lại, phân vân do dự, không biết có nên hài lòng chưa với vùng đất mới.

 

Nắng của ngày sắp tàn sau lưng tòa cao ốc xua nỗi ám ảnh đi xa dần, làm nó, nỗi ám ảnh ấy, trở nên mát dịu, hắt cái bóng của mình lên tường như bóng một cổ thụ hàng trăm tuổi cao lớn. Đi ngang thư thả dưới cái bóng ấy, sau khoảng sân rộng, một con hạc trắng từ lâu không ai để ý. Có thể ngày trước nó từng đậu xuống trên đỉnh tòa tháp đôi chọc trời sau đó bị đánh sập. Người Việt không cần than khóc cho người Mỹ, vì núi rừng Tây nguyên chính là tòa tháp đôi của lịch sử chúng ta. Nó bước đi trên những tảng đá, dọc theo vũng nước nhỏ, cẩn trọng, chăm chú, nhàn tản. Từ cách tám mét, con hạc trắng lắng nghe câu chuyện của chúng tôi. Không khí ẩm lạnh, mây bay thấp, chiếu bóng xuống vũng nước. Có tiếng đập cánh, con hạc ngửng cổ cao, nhấc mình lên, bay là đà qua các cửa sổ khép kín hắt ánh đèn của tòa nhà cao tầng, dang rộng hai cánh ra, bay chậm lại nửa như lấy đà, nửa như ngẫm nghĩ, rồi đập cánh quả quyết bay thẳng đứng lên. Bay ra khỏi cái bóng của những tòa nhà, thoát ra khỏi sức hút của ký ức, của bóng núi trầm uất, mê muội, hoang dã, nguyên sơ, biến mất trong bầu trời. Nó cất giọng kêu khàn khàn, mờ đục, xen lẫn có tiếng vút cao của chiêng, cồng, đàn T’rưng, đàn Klông pút, tiếng thở dài của một người già thấu triệt lẽ đời, bắt đầu quên, lẫn, nhưng chưa mất phương hướng. Tiếng động của thiên nhiên và của văn hóa bị đe dọa sẽ biến mất.

 

Thế mà lúc chị thiu thiu ngủ, khi được nhắc lại về cây kơ nia, vì tôi tò mò hỏi, anh chỉ tay về một cây nhỏ dựa bên rào có hoa như hoa tường vi màu tím. Tôi lắc đầu, không phải. Anh bối rối nhưng không thay đổi ý kiến. Tôi mường tượng nhận ra không phải chỉ là mất trí nhớ. Tôi bảo anh thử xác định khoảng cách từ chỗ chúng tôi đứng đến cây, anh không xác định được, nhưng đoán là năm bước. Đi năm bước, anh đưa tay sờ vào thân cây, không được, mất đà, chúi xuống, suýt ngã, anh phải đi thêm năm bước nữa. Hụt. Mất khả năng cảm nhận về không gian, về kích thước, về hình dạng, về khoảng cách, mất phương hướng, là hình thức hiếm gặp của mất ký ức chấn thương có tính chọn lọc. Thêm năm bước nữa, rồi anh cũng chạm được cả người vào nó, ôm lấy nó, như người đi đâu xa về chưa kịp mắc áo khoác lên chiếc sừng trâu đã vội vã ôm lấy cột nhà đen mát rượi.

 

Nguyễn Đức Tùng

 

                                                    *

 

2. English version:

Meeting a Jarai Tribesman and His Wife in New York City

 

In front of a coffee shop not too far from the 9/11 Memorial, in the direction of Strand Bookstore where I bought a poetry collection by Gerard Stern, I met Siu Kpa, a sixty-year-old Jarai man, and Dep, his wife. Jarai, Jrai, Gia-rai, Jrarai, and Chareye are all variations on the name of his ethnic group, within which he would be warmly received as Anak Jarai. Son of Jarai. Both man and wife spoke Vietnamese, but his was better. Actually, she belonged to the Ba Na, or Bahnar, which includes both highlands and lowlands people. Both had lost their memory, but in opposite ways.

 

He lost his memory the way old people tend to lose theirs, which means he lost his short-term memory, while his long-term memory remained intact. In contrast, she could not remember important milestones in her own life story, but retained recently obtained knowledge and the ability to learn the concrete concepts necessary for daily survival. At times, though, she would lose her bearings and certain words from the Ba Na lexicon. At times he would forget his own name and important things like his address, the names of his loved ones, or his plans for the next hour. Yet he could recall his past in vivid, exact detail, especially if it had to do with his plơi, the village of his youth. He remembered the white loincloths with vertical stripes and the indigo headdresses with side drops of the Jarai men. He remembered the festive costumes of the Ba Na women, with abstract crimson patterns framed by white borders and flowing tassels.

 

They both remembered the sad, steep, deeply purple mountains, impassive sentinels that appear sadder and more forlorn as one’s gaze sweeps upwards.

 

They were not sitting inside the coffee shop but in front of it, on the ground. In New York, as you know, there is enough space on the sidewalk for squatters. The man and his wife were stripped of land, home, hearth. Like other ethnic groups from Vietnam’s central highlands, they were forced into exile. Before this calamity, their union seemed fortuitous and elegant in its mutual adaptability. Jarai society is matrilineal and insular, yet he had met a Ba Na woman, a rare enough occurrence. Ba Na people, while fiercely loyal, are free to marry outside their ethnic group and in the process adopt other groups’ customs and habits.

 

The two were inseparable. They had a child, eight months old, who died in her arms during their flight from the mountains. Boy or girl? A boy, he said. A girl, she retorted. I asked for the child’s name. Langanh, which she pronounced like Nh’anh—so it must have been a girl. But are you sure that’s her name?

 

After their child was born, they moved out of her parents’ home to live on their own, in a charming cottage by a mountain spring. Hardworking and resourceful, they had chickens, three pigs, and even a horse. What color? A black horse. Black as ink. But maybe not. Black is an unusual color for horses in those parts of the country. A dog, too, yellow, with white spots, perhaps, that limped. In the aftermath of the war, the couple’s home, along with the dwellings of other ethnic minorities, was seized or razed by Vietnamese settlers from the so-called New Economic Zone—unruly mobs forced to emigrate to the central highlands from impoverished provinces to further the government’s economic development policy. The highlanders’ traditional customs, communal ways of life, beliefs, and principles of self-government were destroyed. Their ceremonial altars, communal houses, and gravesites were defaced. They marched in protest, in groups of tens, hundreds, and thousands. They were disbanded, harassed, and tortured by government officials.

 

And hunted. From Kon Tum down to Gia-Lai onto Đắk Lắk. Hunted like beasts on the Cheo Reo Pass, the very birthplace of the Jarai. They ran into the forest. Were shot at. The muzzle of a gun ten, seven, sometimes only five meters away from Siu Kpa, spitting fire, as he hid behind the trunk of a kơ nia or wild almond tree, freshly felled, bleeding yellow sap. Yellow sap on his body bright as amber. Shrapnel pierced his right knee, causing him to walk with a limp, even now. Another piece of shrapnel lodged in his chest, close to his heart, grazing his pericardium like some kind of cosmic tease, before settling in his left lung’s superior lobe. All his doctors left it alone, apparently not having the means or the inclination to remove it.

 

The couple reached Cambodia in 2001, stayed in a refugee camp, waited for three years, had their initial asylum interview, waited three more years, and went through more clearance procedures, before reaching New York in their seventh year of homelessness. She knew how to make fiber from cotton fruit, weave, knit, and embroider. He knew how to make cures out of roots, familiar as he was with all the medicinal aspects of plants. He recounted stories of collecting snails, harvesting young banana leaves, cutting down bamboo, finding the indigo plant and using it as dye. Whenever she missed their child, she would lie sideways, her legs pulled up, her head in his lap, her arms hugging a cloth bag as if it were a live infant. He would sing to her the Xinh Nhã song of the Ede people—their neighboring brethren in Đắk Lắk. He remembered the song by heart. Crying softly, she would keep her eyes tightly shut, refusing to let the light enter.

 

Imagine a person born and bred in the central highlands of Vietnam, in his plơi, each morning ascending the mountain with an axe in his woven bamboo basket to cut down trees, each afternoon descending toward his plot of land to make holes in the ground for seedlings, each evening drinking around the fire, living in the mythic world of the Cham oral tradition, at home in the wildness of Southeast Asian jungles, one day finding himself lost amidst the flashing blue, red, and yellow lights of Manhattan, exposed yet invisible in the urban jungle. He could not go home. Did not want to go home. But never got used to his new environment. A person has to own something in order to live, but Siu Kpa did not own anything. For a long time, he had not owned anything, ever since the Vietnamese—whom the ethnic minorities call the Kinh or plains people—invaded his village and took away his home. They took away the village’s ownership of the land. His wife lost her one and only treasure, the baby in her arms.

 

Now he worked odd jobs in the city’s alleys and streets. As refugees, they were given shelter by the government, but Siu Kpa and Dep rarely lived there. They worked and subsisted by chance, not quite homeless but not quite settled. At sixty, they still looked hale and hearty. Dep is a Jarai name that he gave her while they were in the refugee camp. They both had forgotten her real name, a pretty name in the Ba Na language, a name without surname. One time, confused, desperate, mad, he threw himself underneath a moving truck but was saved. From then on, she never let him out of her sight. They spoke to each other in Ba Na, a language so close to extinction that no one could understand them.

 

No one cared to understand. After the endless rounds of interviews by humanitarian aid organizations in the refugee camp near the Cambodia-Thailand border, no one wanted to ask them any more questions once they arrived in the new world. What about the memories of her own village, the lovely trapezoid shape of the Ba Na’s communal Rong house raised on stilts, of daily life on the plateau, festival days, of pitched gongs and ceremonial drums, the t’rưng bamboo xylophone? What about his memories of the kơ nia almond tree with broad, boat-shaped leaves and clusters of white flowers shivering in the soft spring rain, and the long, deep shadows cast by ancient mountains and forests like cold, cernuous breaths upon their souls? Enshrouded, untended, all memories became obsolete. Time, too, becomes obsolete.

 

Anything that’s obsolete will die.

 

At first his memory would slowly fade, becoming soft and fuzzy, before dissolving into complete darkness. Like a loss of vision. His cognitive faculties dimmed, occasionally sparked, like dying embers, sputtering, when someone sat down and asked him questions about his past. Questions helped unveil the flimsy screen of his memory, a fraction of the vast Jarai horizon, its heroic and tragic history, full of havoc and destruction wreaked by the Vietnamese against their mountain brethren.

 

She still remembered her horse and her dog, perhaps because they were fast animals. They ran faster than humans and therefore escaped death. Occasionally she saw her yellow dog in a trash heap on lower Fifth. She made her hands into a horn and cried out for him, but he would startle and run off, tail out straight behind him. One time an acquaintance alerted her to a horse grazing in a field across the Hudson River, under a blinding red sun. In an instant, the horse disappeared, then reappeared. Animals kept leaving, then returning, undecided, hesitant, unsure if they were happy in their new country.

 

The light of a dying day, refracted from a skyscraper, soothed the couple’s flickering doubts and transformed them into undulating shadows of a colossal, centuries-old banyan tree. Beneath that giant, swaying shade, in a vast courtyard, a white crane ambled that might have, at one time, landed on top of the now-destroyed Twin Towers. The crane meandered among the rocks by a small fountain, cautious, alert. From eight meters away, it stopped to listen to our conversation.

 

The air turned cold and damp. The clouds descended, casting their shadows on the water. There was a rustling of wings. The crane raised its neck, lifted its body, and drifted past the lighted windows of the skyscraper, then spread its wings, slowed as if to gather its strength and consider its position, then flapped its wings and flew straight up, away from the shadows of the skyscrapers, away from the pull of memory, away from the shadows of the silent, foreboding, untamed, and illusory mountains, before being engulfed by the vastness of the sky. We heard the crane, its low, guttural, raucous cry harmonizing with the high-pitched sounds of cymbals, gongs, t’rưng and k’lông pút xylophones, and the deep sighs of beings who understood the ways of life, who had begun to forget, or become confused, but had not quite lost their bearings. From this mélange of sounds, the laments of nature and a threatened civilization gradually subsided.

 

As his wife drifted off to sleep, I asked Siu Kpa about his kơ nia tree. He pointed toward a small bush next to a fence. It had delicate lavender flowers that resembled Japanese Ejitsu roses. I shook my head. He became flustered but refused to waver. It suddenly dawned on me that memory was not the only thing he had lost.

 

I asked him to estimate the distance between us and the flowering bush. At first, he could not do it, then guessed it was about five steps. After walking five steps, he extended his arm in an attempt to touch the bush, met air, lost his balance, pitched forward, and had to walk five more steps. Still missed his mark. The loss of the ability to measure spatial distance was a rare symptom among those already afflicted with selective memory loss. Five more steps and he finally reached the bush, hugging it tight, and, like someone returning home from years of travel, without hanging up his coat, ran headlong to embrace the cool smooth black surface of his house beam.

 

translated from the Vietnamese by Thuy Dinh

 

Read translator's note

Read bios

 

A.

Nguyễn Đức Tùng was born in Quảng Trị, Central Vietnam, and is a Vietnamese-Canadian poet, literary critic, translator, and physician based in Vancouver, British Columbia. After fleeing Vietnam as a boat person, he settled in Canada in the 1980s and graduated from McMaster University. He specialized in general and emergency medicine, and completed residencies at the University of Toronto and the University of British Columbia. He has published Những Câu Chuyện về Sức Khỏe (Stories on Health, 2003); Đối Thoại Văn Chương với Trần Nhuận Minh (Literary Conversations with Trần Nhuận Minh, 2012); and Thơ Cần Thiết Cho Ai (Who Needs Poetry: Essays and Criticism, 2015). In addition, he has edited the following poetry anthologies: Thơ Đến Từ Đâu (Where Does Poetry Come From, 2010), and Bốn Mươi Năm Thơ Việt Hải Ngoại (Forty Years of Vietnamese Poetry in Exile, 2017). His fiction, memoirs, and essays have appeared on several Vietnamese literary websites, such as Da Màu (Multitude), Tiền Vệ (Vanguard), Văn Việt (Vietnamese Arts and Letters), and Diễn Đàn Thế Kỷ (Century Forum).

 

B.

Thuy Dinh is coeditor of the Vietnamese literary e-zine Da Màu. Her poetry translations have appeared in Asymptote, Prairie Schooner, Manoa, Rattle, Michigan Quarterly Review, and Santa Fe Broadside, among others. Green Rice, her co-translation of the selected poetry of Lâm Thị Mỹ Dạ, was published by Curbstone Press in 2005, and nominated for the Kiriyama Prize in 2006.

 

Photos:

 

1. Một người đàn ông Gia-rai

(nguồn: luật khoa tạp chí)

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2152179674986449&set=pcb.2152179038319846

 

 

2. Dịch giả Đinh Từ Bích Thúy

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2152179744986442&set=pcb.2152179038319846

 

 

 .

4 BÌNH LUẬN   

 

Hannah Tran

Thật tội nghiệp cho họ ! Quê hương là một cái gì thiêng liêng sâu lắng lắm ! Cứ người Kinh đi gần đến là họ lại chuyển sát vào chân núi , suối sâu , họ rất sợ người Kinh , cha tôi xưa làm rừng thuê rất nhiều người Thượng và họ rất thật thà khi rỗi rảnh đàn bà chỉ biết tìm từng cánh nấm phơi khô bụp măng xẻ khô Nai … khi đã tâm phục họ rất trung thành… xưa (thời VNCH) luôn có câu Kinh Thượng một nhà . Chính quyền luôn ưu đãi nên có Bộ Phát triển sắc tộc … nâng đỡ hoc sinh vào đại học … nay thì đất họ (VNCS) cũng muốn chiếm hữu bằng cách mua với giá mạt hạng … cũng như năm 1998 chúng tôi cũng bị áp bức nhà thâu rẻ và sau đó phân lô những chung cư mọc lên ko còn đường quay về mơ một mái nhà đơn giản …





No comments: