CUỘC
CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE 3/6/2023 – LẠI LÀ CẦU KERCH
“HÃY ĐỂ CÁC CHUYÊN
GIA LÊN TIẾNG”
Nhìn lại
lịch sử, trong Chiến tranh thế giới Hai, theo lệnh của Hitler, Tổ chức kỹ thuật
dân sự và quân sự Đức “Todt” đã xây dựng một tuyến cáp treo nối bán đảo Taman ở
Nga và Kerch ở Crimea, trong khi công việc xây dựng cầu đường sắt/đường bộ bắt
đầu vào năm 1943. Cả hai đều bị phá hủy bởi lực lượng Đức Quốc xã khi phải rút
lui khỏi Crimea.
Sử dụng vật liệu do người Đức để lại, vào năm 1944, Liên Xô đã gấp rút
xây dựng một cây cầu đường sắt dài 4,5 km (2,75 dặm) bắc qua eo biển. Không bao
giờ có ý định trở thành một cây cầu vượt vĩnh viễn, nó được xây dựng với những
lỗi thiết kế và xây dựng vốn có, dẫn đến việc dự án còn dang dở bị phá hủy bởi băng
trôi từ biển Azov vào năm 1945.
Trong vài thập kỷ tiếp theo, dưới thời chính quyền Xô-viết, ý tưởng về một
cây cầu bắc qua eo biển Kerch đã bị gác lại do vấn đề kinh phí, và do đó phương
thức chính để băng qua eo biển là phà. Tuy vậy, dự án một cây cầu từ Nga đến
Crimea vẫn được thai nghén trong nhiều thập niên.
Các kỹ sư có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các cây cầu trên đại
dương cùng các học giả từ các viện nghiên cứu đã không thể đưa ra các kế hoạch
khả thi. Đáy biển ở eo biển rất không ổn định – nó rất mềm. Ngoài ra, các hoạt
động địa chấn xảy ra khá thường xuyên và chưa hết, những dòng băng khổng lồ
trôi từ Biển Azov xuống Biển Đen vào mùa băng tan. Một số kỹ sư đã đề xuất một
đường hầm thay vì một cây cầu là lựa chọn tốt nhất.
Nhưng Putox muốn có một cây cầu, như một biểu tượng chiến thắng của chế độ,
nay hắn ta đã có một cái.
Có thể từ năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã, đã có các cuộc đàm phán để xây
dựng cây cầu. Tuy nhiên các cuộc đàm phán này kéo dài và phức tạp giữa chính phủ
Ukraine và Nga đã không đạt được kết quả gì cho đến khi Nga sáp nhập Crimea vào
năm 2014, khi đó dự án cây cầu mới được Nga đơn phương thực hiện.
Cây cầu được xây dựng bởi công ty xây dựng Stroygazmontaz của Arkady
Rotenberg, một người bạn của Putox với giá 3,7 tỉ USD. Khi nó đang được thi
công, đã có những vấn đề xảy ra như việc hợp long cầu bị vênh giữa hai bên tới
1 mét. Như trên đây đã có những thông tin sơ bộ: eo biển Kerch có nền phù sa rất
dày (60 mét) và nó cũng có một đứt gãy địa chấn lớn chạy qua. Ngoài ra còn có
khoảng 70 ngọn núi lửa bùn rải rác xung quanh.
Chú thích: Núi lửa bùn hoặc “mái vòm bùn” là một địa hình được hình thành
bởi sự phun trào của bùn hoặc vật chất dạng “bột nhão”, nước và khí gas. Núi lửa
bùn không phải loại núi lửa thông thường vì chúng không phun trào ra dung nham
và không thúc đẩy bởi hoạt động magma. Bên trong chúng liên tục phun ra một chất
giống như bùn, vì vậy được gọi là “núi lửa bùn”. Núi lửa bùn có thể có kích thước
từ loại chỉ cao 1 đến 2 mét và rộng 1 đến 2 mét, đến những ngọn cao đến 700 mét
và rộng 10 km. Kích thước nhỏ hơn đôi khi được gọi là chậu hoặc ụ bùn. (Wikipedia
tiếng Việt)
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=912677759820282&set=pcb.912678133153578
Do đặc điểm này, các kỹ sư Nga đã phải đóng những cây cọc sâu xuống đáy
biển với hy vọng nó có thể cắm được vào nền đá cứng. Họ đã sử dụng khoảng 7.000
cái cọc cho cây cầu, và mỗi cọc phải đóng sâu cỡ 90 mét qua lớp bùn.
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=912677826486942&set=pcb.912678133153578
Những cọc thép này không được đóng
thẳng mà chéo, để hạn chế cong khi chịu lực ép thẳng. Và bản thân cả cụm các cọc
đóng đỡ cho một trụ cầu sẽ tạo thành một hệ như “cái lồng” và có thể chịu được
lực ép như một trụ to có đường kính tương đương cả hệ “lồng” đó. Đồng thời khoảng
cách giữa các cọc cũng như tiết diện không quá to của mỗi cọc, cho phép nước
lưu thông tự do qua. Tuy nhiên ngay sau khi cầu được hoàn thành, đã có rất nhiều
ý kiến của các chuyên gia khắp thế giới về phương án thi công này:
• Thứ nhất, lượng cọc cho mỗi trụ cầu như thế là không đủ, nó phải ít nhất
gấp rưỡi đến gấp đôi như vậy. Có chuyên gia đồng ý nhưng đưa ra những giải pháp
khác như tăng đường kính cọc hoặc dùng cọc dạng thép hình.
• Thứ hai, các cọc phải được phủ loại epoxy đặc biệt để chống rỉ sét
trong môi trường nước biển, đồng thời phải có robot lặn kiểm tra thường xuyên,
liên tục chất lượng của epoxy, trong trường hợp xuất hiện vết nứt trên epoxy phải
xử lý ngay.
• Thứ ba. Chất lượng thi công. Không có gì đảm bảo rằng tất cả các cọc đều
được đóng xuống đến nền đá cứng, và cũng không có gì đảm bảo rằng khi đã cắm được
xuống đến nền đá, thì nó được ngập vào đến độ sâu cần thiết.
• Thứ tư. Vấn đề này gần như không thể xử lý được: nền đá dịch chuyển.
Ngay cả khi các cọc được đóng xuống nền đá đủ độ sâu cần thiết, đúng yêu cầu
thì nền đá của eo biển vẫn di chuyển.
• Thứ năm. Yêu cầu đối với phần bê-tông được đổ làm trụ cầu phải có đủ
thành phần tro bay và các vật liệu hạt mịn khác để đảm bảo cho nước biển không
thấm vào bê-tông, bảo vệ phần cốt thép bên trong.
• Thứ sáu. Khoảng cách giữa các trụ cầu phải đạt ít nhất 200 mét, để băng
trôi qua thoải mái. Với cầu Kerch chỉ có phần vòm cong có khoảng cách 230 mét
giữa hai trụ cầu, còn tất cả đều sát nhau hơn nhiều do không thể làm khác vì những
lý do địa chất và dòng chảy trên đây.
• Thứ bảy, các gối trượt để đỡ rầm cầu trên đầu các trụ cầu, không đảm bảo
hay nói đúng hơn là nó không đúng với nguyên tắc của ngành xây dựng cầu. Đây sẽ
là nguyên nhân dẫn đến việc các dầm cầu co duỗi tạo nên ứng suất bẻ trụ cầu,
nhưng sẽ diễn ra trong thời gian lâu hơn. Tuy nhiên trong trường hợp nếu cầu đã
có sự cố (vụ nổ) thì nguyên nhân này sẽ dẫn đến việc bẻ trụ cầu sớm hơn nếu cầu
vẫn tiếp tục được vận hành ngay cả khi thay các rầm cầu mới.
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=912677586486966&set=pcb.912678133153578
Ngoài việc là cây cầu dài nhất ở châu Âu – phần đường bộ dài 18,1 km với
phần đường sắt chỉ ngắn hơn một chút – cầu vòm giàn đường sắt – đường bộ song
song cũng tô điểm cho nó trở nên là một biểu tượng có thể được đánh giá là đẹp
và đáng khâm phục. Tuy được coi là kiệt tác của ngành xây dựng cầu, với những gạch
đầu dòng trên, ngay từ khi nó được khánh thành, các chuyên gia nước ngoài cũng
đưa ra dự đoán rằng cầu Kerch sẽ có những vấn đề về kỹ thuật khá sớm – khoảng 5
năm trở ra, và khoảng 10 năm thì nó sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng đến mức
không thể cứu vãn được.
Nguyên nhân lớn nhất không phải là kỹ thuật, mà là tư cách nhà thầu: Công
ty xây dựng này chuyên về đường ống và chưa làm một cây cầu đúng nghĩa nào trước
đó, vì vậy việc xây dựng cây cầu này rõ ràng là một nhiệm vụ thuần túy chính trị.
Tuy nhiên nếu cầu đứng được đến 2030 thì Putox đủ già để thoái vị, và như thế
cũng là quá đủ với hắn ta.
Sự kiện lớn nhất với cây cầu, là ngày 8 tháng Mười năm 2022, có một vụ nổ
to làm sập phần đường bộ đến 2 nhịp, và tàu hỏa chở nhiên liệu đang chạy trên
đường sắt ở phía trên cao, cháy rất lâu. Phần dầm cầu đường sắt bị nung nóng,
chắc chắn phải thay thế. Hơn thế nữa theo các chuyên gia về cầu quốc tế, người
ta cho rằng sau một vụ nổ như vậy thì từng xăng-ti-mét của cả cây cầu cần được
kiểm tra lại, ngoài ra tất cả những trụ cầu trong vòng 400 mét tính từ tâm vụ nổ,
cũng phải được thay thế.
Lý do cho yêu cầu này là với một vụ nổ, nó sẽ tạo ra các sóng xung kích
lan ra xung quanh và tất nhiên, với cầu Kerch lại càng đặc biệt. Sau khi xảy ra
vụ nổ, giới quan sát nước ngoài đã phát hiện ra rằng, người Nga đã không làm điều
đó nên giờ đây, việc các trụ cầu bắt đầu “ra đi” chỉ là vấn đề thời gian.
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=912677629820295&set=pcb.912678133153578
Từ khi (01/06/2023) trên mạng xuất hiện ảnh về những vết nứt của trụ
bê-tông, các chuyên gia nhận xét ngay được rằng, khả năng cao nhất là sự di
chuyển của các cọc thép đỡ các trụ bê-tông, gây ra xé nứt cấu trúc bê-tông. Thậm
chí có người còn cho rằng có thể việc ăn bớt thép làm cốt của trụ bê-tông cũng
góp phần dẫn đến hậu quả. Ngoài ra trong suốt những năm cầu được vận hành, người
Nga đã coi thường nguy cơ băng trôi, có tổ chức phá băng nhưng không nghiêm ngặt
vẫn để xảy ra những vụ việc băng va vào trụ cầu, nhưng đều được coi là không
nguy hiểm.
Các vết nứt do ứng suất thẳng đứng có chiều dài và chiều rộng như vậy là
dấu hiệu rất tệ cho cây cầu – và hiện chưa biết loại thép gì đã được dùng để
đóng xuống làm hệ đỡ trụ cầu: nếu họ sử dụng thép mà không tráng phủ lớp bảo vệ
thì còn tệ hơn.
Từ khi cầu bị “nổ” năm ngoái, lãnh đạo Nga (Putox) đã ra lệnh cho các nhà
thầu thuộc Nizhneangarsktransstroy hoàn thành việc sửa chữa cây cầu nối Crimea
đã sáp nhập vào Nga trước tháng Bảy năm 2023. Cho đến nay sau nhiều lần thử
nghiệm nhưng cây cầu chưa cho thấy rằng nó sẵn sàng cho tàu hỏa chạy lại trên
đó. Còn về những tấm ảnh mấy vết nứt trên trụ cầu, là ở phần đường bộ của nó.
Điều đó cho thấy rằng, lâu nay mặc dù cây cầu còn đang gặp khó khăn trong
vấn đề thông tàu để vận tải đường sắt hoạt động trở lại, nó vẫn được dùng để
đáp ứng nhu cầu vận tải đường bộ. Nhưng với những vết nứt này, việc tiếp tục
cho những xe vận tải có tổng khối lượng lên đến vài chục tấn, ví dụ xe
container hoặc các trailer để chở xe tăng, mà riêng cái xe tăng đã 40 đến 50 tấn,
là không thể được.
Hiện nay chưa thể biết được tại sao lại có những vết nứt đó – liệu có bàn
tay con người tạo ra không. Nhưng theo phân tích của các chuyên gia trên đây,
người ta đã cho rằng không cần phá hoại thêm thì cây cầu chỉ còn đủ cho xe dân
sự mang tính… gia đình đi qua, nghĩa là đủ để cho dân chúng Crimea… chạy. Ngoài
ra tất cả những hoạt động di chuyển của lực lượng quân sự với khí tài nặng, là
không thể.
Ông Refat Chubarov
Ngay từ hôm 30/04, quân xâm lược Nga đã vội vã tổ chức tăng thêm các chuyến
phà giữa Crimea bị chiếm đóng và đất liền do cây cầu bắc qua eo biển Kerch đã bị
thương chưa khắc phục xong, nhưng đã có những cú tấn công khác. Điều này đã được
lãnh đạo của sắc dân Tatar Crimea, ông Refat Chubarov (ảnh) viết trên Facebook
vào cùng ngày.
Chubarov cho biết ông nghi ngờ rằng người Nga sẽ có đủ phà “để sơ tán tất
cả binh lính mất tinh thần của họ, những người có thể bị mắc kẹt trên bán đảo
(trong trường hợp quân đội Ukraine tiến hành chiến dịch giải phóng lãnh thổ bị
chiếm đóng).”
“Vậy, người Nga nghĩ rằng họ có thể định cư trên lãnh thổ nước ngoài bị
đánh cắp: đừng tính đến phà nhé – sẽ chỉ có sáu chiếc thôi, thậm chí số đó sẽ
không thể sơ tán tất cả quân nhân của quân đội chiếm đóng Nga,” Chubarov viết
thêm. “Do đó, tốt hơn cả là các người hãy tự nguyện rời khỏi Crimea, trước khi
gặp những rắc rối lúc Lực lượng vũ trang Ukraine giải phóng bán đảo.”
Ông Chubarov đã viết những dòng này sau sự kiện ngày 29/04, đã có các vụ
nổ lớn có thể được nghe thấy từ xa, phát ra từ thành phố Sevastopol. Sau đó là
một đám cháy lớn tại một kho chứa dầu địa phương bên vịnh Kozacha ở phía tây
thành phố. Theo cơ quan chức năng, bốn bể nhiên liệu đã bị hư hại và ngọn lửa
bao trùm diện tích 1.000 mét vuông. Tuy nhiên, video lan truyền trên mạng xã hội
cho thấy ngọn lửa lan rộng ra toàn bộ cơ sở, sau này đã xác inh được hơn 20 bể
chứa dầu lớn bị cháy.
Thống đốc Crimea do Điện Kremlin bổ nhiệm Sergei Aksyonov, tuyên bố rằng
đã có một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Sevastopol và lực lượng
phòng không Nga bị cáo buộc đã bắn hạ một UAV, đồng thời gây nhiễu điều khiển của
một chiếc khác bằng thiết bị tác chiến điện tử. Lực lượng Vũ trang Ukraine
không bình luận về sự liên quan của họ trong vụ việc, nhưng Bộ Tổng tham mưu
Ukraine đã công bố một lời nhắc nhở vào buổi sáng rằng ngày 29 tháng Tư là kỷ
niệm 105 năm ngày kéo cờ Ukraine trên các tàu của Hạm đội Biển Đen và pháo đài
Sevastopol.
Quay lại với cầu Kerch. Nếu nhìn nhận kỹ lưỡng chúng ta sẽ thấy rằng việc
cho tàu hỏa chạy “full tải” của cây cầu như trước đây (90 chuyến 1 ngày tàu dài
dằng dặc, toa nào cũng đầy oặc hàng hóa) là còn lâu, nhưng rõ ràng là nó vẫn có
thể phục vụ cho vận tải đường bộ. Cơ mà những điểm yếu của nó, các chuyên gia
đã phân tích từ trước chiến tranh đã dẫn đến khả năng cực kỳ cao rằng nó sẽ bị
phá hoại một cách êm ái nhưng chết người. Thậm chí người ta cho rằng không cần
phải dùng một lượng nổ, mà chỉ cần va chạm vào hệ cọc thép ngầm dưới nước thì
“mẹ thiên nhiên” sẽ làm nốt phần việc còn lại.
Vì thế đã có những đồn đoán rằng, vừa qua ai đó đã dùng những drone ngầm
dưới nước dạng ngư lôi, đâm vào những hệ cọc dưới trụ cầu, nhất là những trụ gần
tâm vụ nổ lần trước. Những thông tin về vết nứt lan truyền trên mạng có những đặc
điểm:
- Không cho thấy những vết nứt từ khi nào.
- Không cho thấy nó có phải là trụ duy nhất bị nứt hay không.
- Không cho thấy bên cầu đường sắt có những trụ bị nứt tương tự hay
không.
Nhưng với mật độ trụ cầu rất cao người Nga đã thi công, thì việc thả các
drone trúng các trụ cầu không khó – nếu như không muốn nói là dễ, không trúng
chân này thì trúng chân khác. Nhìn chung thì tiếp tế cho bán đảo chắc chắn sẽ
tê liệt. Còn nếu cố quá sẽ thành quá cố, mà chẳng cần phải tốn lấy một quả tên
lửa Storm Shadow làm gì.
PHÚC LAI 03.06.2023
No comments:
Post a Comment