Con đường
lên tướng của chủ tòa lâu đài đang ồn ào trên mạng
Theo Luật Sỹ quan, Quân
nhân chuyên nghiệp và Công nhân viên quốc phòng cũng như các văn bản pháp luật
của nhà nước, quy định có 3 đối tượng phục vụ lâu dài trong quân đội là: Sỹ
quan chỉ huy (chính quy), Quân nhân chuyên nghiệp và Công nhân viên quốc phòng.
Còn những người nhập ngũ ngắn hạn theo luật Nghĩa vụ Quân sự thì gọi là HẠ SỸ
QUAN, CHIẾN SỸ.
Công nhân viên quốc phòng
thì không có cấp bậc.
Quân nhân chuyên nghiệp
(sỹ quan không số) cấp bậc cao nhất có thể là thiếu tá, trung tá, thượng tá tùy
theo từng lĩnh vực. Nếu muốn lên, phải được đào tạo tiếp để được chuyển hệ
thành sỹ quan chỉ huy chính quy.
Sỹ quan chỉ huy có các loại
phân theo chuyên môn: sỹ quan chỉ huy Tham mưu, sỹ quan chỉ huy Chính trị, sỹ
quan chỉ huy Hậu cần và Sỹ quan chỉ huy Kỹ thuật,...
Do chế độ đãi ngộ sỹ quan
có số là cao nhất, rồi đến sỹ quan không số (quân nhân chuyên nghiệp), sau đó mới
đến công nhân viên quốc phòng. Nên trong vài chục năm gần đây, hầu như phần lớn
công nhân viên quốc phòng cũng được công nhận là sỹ quan không số, còn các sỹ
quan không số (quân nhân chuyên nghiệp) thì cũng ngang nhiên trở thành sỹ quan
chỉ huy chính quy (tức là sỹ quan có số), mục đích để được hưởng ưu đãi cao
hơn.
Những trường hợp như Út
Trọc Đinh Ngọc Hệ, Phan Văn Anh Vũ, Phạm Bá Hiền,... theo Luật Sỹ quan, QNCN và
CNV QP thì chỉ là công nhân viên quốc phòng thôi. Việc nhập nhèm phong sỹ quan
chỉ huy chính quy cho những đối tượng này là tình trạng sai phạm phổ biến trong
quân đội hơn 20 năm nay.
Tân thiếu tướng Phạm Bá
Hiền, sinh 1972, bố liệt sĩ. Năm 1992 đi nghĩa vụ quân sự. Năm 1992 ra quân,
thi đại học bị trượt. Năm 1995 buôn lậu 5 triệu mét vải bị bắt. Báo CATP đăng 5
kỳ nhưng vô hiệu. Đột nhiên được Bộ Quốc Phòng bảo lãnh và nộp phạt thay. Sau
đó mở công ty riêng. Năm 2008 liên doanh với Binh đoàn 16 thành công tư hợp
doanh. Không tái ngũ mà thành tái ngũ với cấp bậc quân hàm thượng tá, giữ chức
vụ Phó tư lệnh binh đoàn. Công ty tư nhân thành công ty quân đội. Một năm sau
đi học Học viện Đà Lạt lấy bằng Thạc sĩ quân sự mà chẳng biết học đại học khi
nào. Năm 2016 được thăng đại tá. Mẹ thành Bà mẹ VNAH, sau đó do báo chí phanh
phui, bằng Bà Mẹ VNAH bị tước. Năm 2023 được phong tướng và mở tiệc tại lâu
đài...
- Đọc thêm:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1901026100261627&id=100010627664066&mibextid=Nif5oz
=====================================================
VÀI
THÔNG TIN VỀ TƯỚNG PHẠM BÁ HIỀN (4 bài)
đọc báo dùm bạn
VÀI THÔNG TIN VỀ TƯỚNG PHẠM BÁ HIỀN (4 bài)
(Từ năm 2002 cty của PBH
đã có thành tích trốn thuế, còn trước đó “chi nhánh 3 do Phó giám đốc Phạm Bá
Hiền (30 tuổi) phụ trách có lối làm ăn liều lĩnh nhất”: trốn thuế, gian lận
thương mại, tẩu tán tang vật và “Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu thủ đô vừa
thực hiện để xem xét hành vi trốn thuế tại chi nhánh 3 Công ty Thăng Long (Bộ
Quốc phòng). Đồng thời, ông Phạm Bá Hiền, phó giám đốc chi nhánh cũng bị khởi tố
bị can.” trích các bài báo trong stt này.
Nhưng tại sao ông ta
thoát nạn và lên tướng? Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ!
bài 1.
Thứ tư, 7/8/2002, 11:26
(GMT+7)
Công ty
Thăng Long trốn thuế của 1,18 triệu mét vải
UBND TP HCM vừa quyết định
chuyển hồ sơ vụ gian lận thương mại tại chi nhánh 3 Thăng Long (CN3) sang cơ quan
an ninh kinh tế Công an thành phố để tiếp tục điều tra làm rõ. Kết quả xác minh
mới nhất cho thấy CN3 đã trốn thuế nhập khẩu với 1,18 triệu mét vải và hàng
trăm ngàn tấn sợi.
Ngoài số hàng bị phát hiện
là gian lận trước đó (800.000m vải và 50.000kg vải vụn dài dưới 15m), mới đây
khi đối chiếu sổ sách của Phó giám đốc CN3 Phạm Bá Hiền với các tài liệu khác,
Chi cục Quản lý thị trường thành phố phát hiện thêm các tháng 3-10/2001, bằng
cách sửa tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O), dùng giấy tờ và con dấu giả, CN3 đã nhập
thừa 310.000 m vải và 4.100 kg vải vụn. Tổng trị giá hàng sai phạm từ trước đến
nay là 560.000 USD.
Ngoài ra, từ đầu năm 2001
đến ngày 28/5/2002, CN3 đã nhập về 1,07 triệu kg sợi. Số này, mới kiểm tra sơ bộ
đã phát hiện 44.000kg không có nguồn gốc. Ước tính, số sợi gian lận có thể lên
đến hàng trăm nghìn kg.
Việc trốn thuế của ông Hiền
còn được thực hiện qua hóa đơn bán hàng. Khi xác minh 13 chủ hàng ủy thác của
CN3, cơ quan chức năng phát hiện giá bán thực tế cao hơn 40-50% mức thể hiện
trên chứng từ. Số tiền chênh lệch này lên tới 24 tỷ đồng. Ở hàng trăm hóa đơn của
CN3, mục khách hàng được điền bằng các địa chỉ ma...
Sau khi vụ việc bị phát
hiện, ông Hiền được điều về Hà Nội. Ông Nguyễn Tuấn Long thay ông Hiền làm việc
với cơ quan chức năng. Ban giám đốc Công ty Thăng Long đã quyết định đóng cửa một
số văn phòng tại TP HCM. Hiện ông Hiền đang bị tình nghi có hoạt động rửa tiền,
vì cơ quan chức năng đã phát hiện ông có một số tài khoản không minh bạch ở các
ngân hàng nước ngoài.
Gian lận thương mại của
CN3 được sự trợ giúp của nhiều người. Từ khi mới hoạt động, cuối năm 2000, đến
đầu năm 2001, mỗi tháng CN3 nhập về khoảng 100 container. Sau đó, thấy bất ổn,
CN3 đã móc nối mua pháp nhân của Liên hiệp HTX mua bán phía Nam (COOPIMEX, 25
Hàn Thuyên, quận 1) với giá 0,5-1 triệu đồng/container để tiếp tục nhập hàng về.
Qua các hồ sơ nhập khẩu,
cơ quan điều tra còn phát hiện nhiều dấu hiệu về sự tiếp tay của hải quan. Về
nguyên tắc, doanh nghiệp tự khai, sau đó bộ phận kiểm hóa kiểm tra. Nhưng nhiều
lô hàng, hải quan đã không thực kiểm, tạo điều kiện cho ông Hiền khai man. Nếu
có kiểm tra, hải quan cũng chỉ ghi tổng số hàng, để doanh nghiệp tự điền vào phần
chủng loại vải. Nhờ đó, nhiều cuộn vải nguyên, trong tờ khai đã bị biến thành vải
vụn, được chịu mức thuế thấp.
Để kiểm tra các sai phạm
của CN3, hôm 24/6, Cục trưởng Hải quan thành phố Nguyễn Trung Học đã quyết định
lập tổ kiểm tra, với yêu cầu khẩn trương báo cáo kết quả phúc tập tờ khai hải
quan hàng vải nhập khẩu. Nhưng đến nay yêu cầu này chưa được đáp ứng. Đang có
những nghi vấn về tính khách quan trong hoạt động của tổ công tác này, bởi cả tổ
trưởng là Phó cục trưởng Trần Văn Lai và tổ phó là ông Nguyễn Hữu Đức (Phó
phòng Tham mưu chống buôn lậu), đều liên quan ít nhiều đến hoạt động nhập khẩu
vải sợi của CN3.
Cụ thể, con rể ông Lai
(nhân viên kiểm hóa) từng kiểm tra ký duyệt cho gần một nửa trong số 30 tờ khai
vải nhập khẩu do CN3 làm thủ tục qua cửa khẩu nơi anh ta làm. Cá nhân ông Lai
thì chỉ xử phạt hành chính 20 triệu đồng cho vụ trốn thuế 370 triệu đồng của
CN3 cuối năm 2001. Vụ việc này, theo quy định chung lẽ ra phải phạt 1-5 lần số
thuế gian lận, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Còn ông Nguyễn Hữu Đức, hồi
năm 2001 và đầu năm nay là Phó chi cục trưởng Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4,
phụ trách kiểm hóa. Ông Đức đã ký nhiều tờ khai vải nhập khẩu cho CN3 (có 60 tờ
khai vải và 13 tờ khai sợi qua khu vực này). Ngoài ra, trong năm 2001, tại Hải
quan khu vực 4 đã ồn ào về việc lãnh đạo phân công cho các kiểm hóa thân tín được
kiểm tra các lô hàng của “chủ hàng ruột”, trong đó có CN3
https://vnexpress.net/cong-ty-thang-long-tron-thue-cua-1...
bài 2.
Thứ sáu, 26/7/2002, 11:29
(GMT+7)
Gian lận
thương mại ở Thăng Long đã xảy ra nhiều lần
Hồ sơ về vụ phạm pháp xảy
ra tại Công ty Thăng Long, TP HCM, cho thấy đơn vị này đã liên tục vi phạm các
thủ tục hải quan, tài chính khi nhập khẩu hàng. Riêng chi nhánh 3 chỉ hoạt động
theo cách mượn pháp nhân công ty để cho các đầu nậu trong thành phố nhập vải sợi.
Các vụ gian lận thương mại
xuất hiện tại Công ty Thăng Long từ cuối những năm 90. Điển hình là việc khai
báo gian lận lô hàng điện máy trị giá 500 triệu đồng, bị Đội 2 Phòng Điều tra
chống buôn lậu, Cục Hải quan TP HCM phát hiện tháng 9/1999 tại cảng ICD Phước
Long, Thủ Đức.
Trong 4 chi nhánh của đơn
vị này, chi nhánh 3 do Phó giám đốc Phạm Bá Hiền (30 tuổi) phụ trách có lối làm
ăn liều lĩnh nhất. Theo tài liệu của cơ quan chức năng, từ tháng 7/2001 đến
nay, chi nhánh 3 đã 9 lần bị Cục Hải quan thành phố xử phạt vi phạm hành chính
về hải quan, trong đó có 3 lần vi phạm chậm làm thủ tục, 4 vụ nhập khẩu máy móc
đã qua sử dụng, 2 vụ gian lận về nhập khẩu vải. Trong 2 lần vi phạm gian lận về
nhập khẩu (ngày 18 và 26/10/2001), chi nhánh 3 chỉ bị buộc tái xuất hơn 80.000m
vải, phạt vi phạm 20 triệu đồng. Có người cho rằng, vụ này với số tiền trốn thuế
đến 370 triệu đồng, lẽ ra phải bị khởi tố hình sự.
Việc làm ăn khuất tất của
Hiền bị lật tẩy ngày 28/5 vừa qua, khi Chi cục Quản lý thị trường thành phố
phát hiện Văn phòng chi nhánh 3 tại số 17 Hàn Thuyên và 65B Mạc Đĩnh Chi hoạt động
không phép. Thực chất chi nhánh lấy pháp nhân Thăng Long để khoán cho 14 thương
nhân kinh doanh vải sợi hàng đầu tại thành phố nhập hàng, sau đó xuất hóa đơn
bán theo yêu cầu của họ để hưởng lợi. Ông Hiền đã móc nối với thương nhân nước
ngoài, dùng 2 bộ chứng từ để trốn thuế nhập khẩu và thuế VAT. Ngoài ra, Hiền
còn dùng bộ tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O) gốc của nước ngoài cho in lại, sau
đó ghi số lượng và giá thấp hơn nhiều. Bằng thủ đoạn này, chỉ trong 6 tháng trước
khi bị phát hiện, chi nhánh 3 đã gian lận 115 bộ hồ sơ hải quan, khai chênh lệch
với số vải thực tế là 800.000m và 50.000kg, trị giá hơn 450.000 USD.
Cơ quan chức năng phát hiện,
ở 20/235 tờ hóa đơn VAT thu được (liên 2, giao cho khách hàng), địa chỉ ghi
trên hóa đơn là không có thực, hoặc có thì không liên quan gì đến việc kinh
doanh. Tại phòng làm việc của ông Hiền, cơ quan chức năng thu giữ 2 con dấu của
2 công ty Hàn Quốc và Đài Loàn, 1 con dấu ruồi của Phòng Công nghiệp và thương
mại Đài Loan, dùng để sửa C/O.
https://vnexpress.net/gian-lan-thuong-mai-o-thang-long-da...
bài 3.
Thứ năm, 25/7/2002, 08:47
(GMT+7)
Tang vật vụ
gian lận của Công ty Thăng Long bị tẩu tán
Sáng qua, khi kiểm tra
kho chứa vải không hoá đơn chứng từ đã bị niêm phong của Thăng Long (đơn vị của
Bộ Quốc phòng) tại 353 Nguyễn Trọng Tuyển, Tân Bình, TP HCM, Chi cục Quản lý thị
trường thành phố phát hiện hơn 1.640 cây vải đã bị cắt, tháo rời; một số chủng
loại vải bị đánh tráo; có dấu hiệu bị rút tỉa số lượng.
Kho này chứa 2.400 cây vải
(khoảng 70.600 m) và 6.200 kg vải vụn. Một kho khác của chi nhánh 3 Thăng Long
tại đường Cộng Hoà, phường 4, quận Tân Bình, cũng có dấu hiệu bị tẩu tán tang vật.
Những kho này đã bị Chi cục Quản lý thị trường thành phố niêm phong sau khi
phát hiện Thăng Long nhập một lượng lớn vải không hóa đơn chứng từ (ngày 29/5).
Theo tường trình của Giám
đốc Công ty cổ phần thương mại khí tượng thuỷ văn (đơn vị cho chi nhánh 3 thuê
kho chứa hàng), cuối tuần trước thủ kho chi nhánh 3 Nguyễn Công Hoan, xin vào
trong để sắp xếp lại hàng hoá, nhưng ông không đồng ý. Song hôm sau, ông Hoan vẫn
dẫn 5 người. Đơn vị này không hề biết người của ông Hoan làm gì cả ngày hôm đó,
và cũng không có biện pháp ngăn cản.
Chi nhánh 3 được thành lập
tháng 12/2000, do ông Phạm Bá Hiền làm giám đốc. Chi nhánh hoạt động độc lập,
không được cấp vốn từ công ty mẹ. Trong quá trình nhập khẩu vải, ông Hiền đã
gian lận các hoá đơn chứng từ, khai thấp hơn thực tế số lượng vải để trốn thuế.
Qua 22 tờ khai được xác minh, Chi cục Quản lý thị trường phát hiện ông Hiền đã
gian lận gần 129.000 m vải, trị giá hơn 74.700 USD. Ngoài ra, ông này còn sửa tờ
khai xuất xứ hàng hoá.
Ngày 3/7, Chi cục Quản lý
thị trường đã có văn bản đề nghị UBND thành phố cho phép tịch thu toàn bộ
293.000 m và 34.900 kg vải chứa trong 9 kho của chi nhánh 3 để xử lý. Đến ngày
24/7, sau khi chuyển đi 200.000 m và 1.800 kg vải ở 6 kho thì phát hiện tình trạng
nói trên.
https://vnexpress.net/tang-vat-vu-gian-lan-cua-cong-ty...
bài 4.
Thứ năm, 22/8/2002, 15:19
(GMT+7)
Khởi tố vụ
trốn thuế tại Công ty Thăng Long
Việc điều tra sẽ do Cơ
quan Điều tra hình sự Quân khu thủ đô vừa thực hiện để xem xét hành vi trốn thuế
tại chi nhánh 3 Công ty Thăng Long (Bộ Quốc phòng). Đồng thời, ông Phạm Bá Hiền,
phó giám đốc chi nhánh cũng bị khởi tố bị can.
Theo kết quả xác minh ban
đầu, chi nhánh 3 tại TP HCM của Công ty Thăng Long (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc
phòng, trụ sở tại Hà Nội) đã trốn thuế nhập khẩu hơn 1,18 triệu mét vải và hàng
trăm ngàn tấn sợi. Thăng Long còn sửa tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O), dùng giấy
tờ và con dấu giả, nhập thừa 310.000m vải và 4.100kg vải vụn. Tổng trị giá hàng
sai phạm từ trước đến nay là 560.000 USD
https://vnexpress.net/khoi-to-vu-tron-thue-tai-cong-ty...
NGUỒN :
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1901025913594979&set=pcb.1901026100261627
https://www.facebook.com/photo?fbid=1901025973594973&set=pcb.1901026100261627
https://www.facebook.com/photo?fbid=1901025966928307&set=pcb.1901026100261627
https://www.facebook.com/photo?fbid=1901025923594978&set=pcb.1901026100261627
.
==============================================
.
.
7-6-2023
https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/06/hoang-nguyen-vu-ba-cu-ban-rau-xay-lau-ai.html
Các anh chị nói sai về nhà cụ nhiều lắm, cụ giận đấy!
Có một thứ cần báo chí cải chính, căn nhà
5.000m2 của bà cụ bán rau "tần tảo một đời" của bà cụ ở Hà Tĩnh không
phải là biệt thự, mà là một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ.
Vâng, một tòa lâu đài, xung quanh cũng có dòng
kênh nhân tạo kiểu như lâu đài thấp thoáng bên sông trong cổ tích. Phải hiểu
cho đúng, chứ lâu đài mà đi nói là biệt thự, đánh giá không đúng công sức,
không đúng độ hoành tráng của nó, cụ giận đấy.
À, cả con cụ giận nữa đấy!
Và có một thứ nhiều bạn bênh vực bằng lý lẽ:
"Người ta bán đất để mua đất rồi bán đất có tiền xây nhà to thì sao
nào" hiểu rằng, là bà cụ này cả đời chỉ làm nông nghiệp và bán rau thôi;
chẳng bán đất bao giờ.
Thậm chí, tòa lâu đài này, bà cụ phải mua thêm
đất của nhiều hộ dân khác, nên mới có dinh cơ nguy nga lộng lẫy đến vậy. Đấy,
người ta giàu sẵn, tiền núi nhiều sẵn, mua thêm bao đất, mua cả sông cả hồ thủy
sản xung quanh kìa, lại đi đổ oan cho người ta bán đất mua nhà, cụ không giận
cho mới lạ!
Công nhận, cụ lắm tiền và chịu chơi thật. Nhất
cụ.
********
Nhiều bạn dựng ra một thuyết âm mưu rằng, có một
"đánh đấm" nào đó với một người con làm to của bà cụ, nên truyền
thông mới bới móc tòa lâu đài nguy nga này ra. Bậy. Bậy hết chỗ nói.
Thứ nhất là nhà đứng tên bà cụ, có nghĩa là của
bà cụ, có nghĩa là chuyện bà cả đời làm nông bán rau xây lâu đài về mặt pháp luật
là đúng hoàn toàn là danh chính ngôn thuận.
Sao các bạn lại đi đổ oan cho con trai cụ rằng,
ông ta có thể sở hữu một tòa lâu đài đồ sộ vậy được? Một vị tướng quân đội, sống
cần kiệm liêm chính chí công vô tư theo lý thuyết, không lấy của dân dù một cây
kim sợi chỉ (cũng theo lý thuyết), thì tiền đâu mà xây một tòa lâu đài nguy nga
vậy được? Đấy, các anh các chị đã biết các anh các chị sai chưa nào?
Chứ ai đời nói nhà này con trai cụ bỏ tiền ra
xây, tướng tá quân đội sao nhiều tiền thế được? Có tham nhũng mới xây nhà lớn
thế, mà không lẽ, có ai đi tham nhũng mà lại thách thức pháp luật, thách thức
dư luận bằng việc cho mọc cả tòa lâu đài thế bao giờ nhở? Các anh các chị hư thật.
Và nói truyền thông "bới móc" cũng bậy
nốt. Một tòa lâu đài to như thế kia, cái độ giàu sang lồng lộng khoe khoang phô
trương ra thế kia cơ mà, bới móc chỗ nào? Đấy chưa nói, cô con gái của cụ, nghe
đâu cũng là một "nữ doanh nhân" cũng đăng hẳn cả video lên khoe rầm
trời, còn phỏng vấn bà cụ hỏi là sống trong này thấy sướng không, cụ bảo sướng,
có điều hòa mát mẻ sướng cơ mà?
Ơ hay các anh chị, con cụ còn muốn hét cho cả
thế giới biết, chứ ai bới móc bao giờ? Mà cô này đâu chỉ hét mỗi cái nhà trên
Facebook đâu, còn khoe cả siêu xe, khoe hợp đồng mua xe, khoe đồng hồ đắt tiền
cho cả thế giới biết gia đình cô giàu và "không phải dạng vừa đâu" cơ
mà? Trời ơi, người ta xây nhà cho to thành lâu đài cũng để mà khoe, không khoe
thì giữa đồng không mông quạnh có nhõn một cụ già, người ta xây cho to làm cái
gì?
Mà đâu chỉ mỗi khoe nhà, còn khoe mối quan hệ
trong ngày khánh thành, khi trưng trổ các mối quan hệ lớn lao về khánh thành.
Ôi cụ già này, cả đời mò cua bắt ốc và bán rau thôi, mối quan hệ khiếp thật đấy!
Mất công khoe đến thế rồi, mà các anh chị lại
bảo truyền thông bới móc, té ra đổ oan cho nhà cụ "giấu giàu" à? Ơ
kìa, cụ giận cho giờ!
HOÀNG NGUYÊN VŨ 06.06.2023
Publié par Thụy My RFI à 16:10
No comments:
Post a Comment