Bất chấp người dân phản đối, Bình Định vẫn xây nhà
máy thép
Người Việt
June
26, 2023
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/binh-dinh-quyet-lam-nha-may-thep-bat-chap-nguoi-dan-phan-doi/
BÌNH ĐỊNH, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền tỉnh Bình Định đã “thống nhất chủ trương” bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án Khu Liên Hợp Gang Thép Long Sơn,
bất chấp sự phản đối của người dân ở thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài
Nhơn.
Báo Lao Động hôm 25 Tháng Sáu, cho biết giới lãnh đạo
tỉnh Bình Định kỳ vọng “siêu dự án” sẽ thành động lực thúc đẩy công nghiệp,
công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, cảng biển… phát triển; trao cơ hội việc làm cho
hơn 7,500 lao động; đóng góp ngân sách nhà nước 10,400 tỷ đồng ($442.8 triệu)/năm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/06/VN-lo-dieu-2.jpg
Bờ biển Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài
Nhơn, nơi làm dự án Khu Liên Hợp Gang Thép Long Sơn. (Hình: Xuân Nhàn/Lao Động)
Trước đó, năm 2022 tỉnh Bình Định đã chủ trương làm
dự án Khu Liên Hợp Gang Thép Long Sơn ở Lộ Diêu có vốn đầu tư 53,500 tỷ đồng
($2.2 tỷ), công suất 5.4 triệu tấn một năm. Đặc biệt, khi tiến hành, khoảng 566
gia đình ở thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, phải dời nhà đi nơi
khác.
Tuy nhiên hôm 30 Tháng Năm, tại buổi gặp gỡ các gia
đình ở thôn Lộ Diêu để công bố thông tin, lấy ý kiến về việc thực hiện dự án,
người dân địa phương kịch liệt phản đối do lo lắng sẽ tác động xấu môi trường
và an sinh khu vực giống như Formosa Hà Tĩnh.
“Có nhất thiết chúng ta phải làm dự án gang
thép ở vùng này không? Sao tỉnh không thu hút dự án du lịch sinh thái,
du lịch cộng đồng, du lịch giáo dục?,” báo VNExpress dẫn lời ông Hồ Đức Minh,
58 tuổi, người dân Lộ Diêu, chất vấn lãnh đạo tỉnh Bình Định.
Ông Trần Văn Nghĩa, 68 tuổi, cho biết thêm người
dân Lộ Diêu đã có 60 thuyền đánh cá xa bờ và nhiều thuyền nhỏ, ruộng đất cũng
nhiều, nên “chúng tôi không đi đâu hết.”
Sau khi bị người dân phản đối, ông Hồ Quốc Dũng, bí
thư Tỉnh Ủy Bình Định, được tờ Người Lao Động hôm 4 Tháng Sáu dẫn lại, thể hiện
“sự quyết tâm” làm nhà máy thép Long Sơn của lãnh đạo tỉnh này.
“Tôi khẳng định việc triển khai dự án [nhà máy
thép] Long Sơn, người dân cũng như địa phương chỉ có được chứ chẳng mất mát
gì,” ông Dũng mạnh miệng nói.
Vài ngày trước, Bí Thư Dũng cũng gây tranh cãi khi
quả quyết trước người dân Lộ Diêu: “Nếu sau này làm nhà máy thép có khối nước
thải nào đổ ra biển thì tôi sẽ chịu trách nhiệm.”
Ông Hồ Quốc Dũng cũng biện hộ cho sự cấp thiết phải
có nhà máy thép Long Sơn vì theo lời ông, “miền Trung rất khắc nghiệt, nắng thì
cháy da, còn mưa như trút nước. Nông nghiệp làm một sào ruộng, mỗi năm lãi chỉ
1.5 triệu đồng ($64). Nếu trồng cây keo, 1 hécta thì năm năm lãi 20 triệu đồng
($851), nuôi heo là giá cả bấp bênh…”
Ban đầu, dự án được chọn đặt tại huyện Phù Mỹ.
Tháng Bảy, 2021, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định gửi văn bản kiến nghị, sau đó
được Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam chấp thuận chủ trương bổ sung Cảng Tổng Hợp
Quốc Tế Long Sơn tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, vào quy hoạch chi tiết “nhóm cảng
biển Nam Trung Bộ.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/06/VN-lo-dieu-1-1536x865.jpg
Người dân thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã
Hoài Nhơn, quyết không cho làm dự án gang thép Long Sơn. (Hình: Lâm Thiên/Tuổi
Trẻ)
Thế nhưng, sau đó bị người dân quanh vùng phản đối
kịch liệt.
Trả lời báo chí về việc chuyển dự án ra Lộ Diêu,
lãnh đạo Bình Định quả quyết, đây không phải hệ quả “hợp tác bất thành với dân
Mỹ An mà là do đề nghị từ nhà đầu tư, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế- xã
hội.” (Tr.N) [kn]
No comments:
Post a Comment