Đường
sắt Cát Linh – Hà Đông lỗ 160 tỷ đồng: Hà Nội ‘cam kết không lỗ thêm’
Lê Thiệt -
Saigon Nhỏ
14 tháng 11, 2022
Người dân nói ‘muốn
hết lỗ thêm thì ngưng khai thác’
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/01-Duong-sat-do-thi-Cat-Linh-1.jpeg
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội lỗ luỹ kế gần
160 tỉ đồng tính đến hết năm 2021 – Ảnh: Thanh Niên
Ngày 14 Tháng Mười Một, UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị
cử tri về khoản lỗ luỹ kế của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông từ khi
thành lập đến cuối 2021.
Ngoài ra, cử tri còn đề nghị thành phố cho biết giải pháp khắc phục tình
trạng trên. Tuy nhiên, phần trả lời của chính quyền cho thấy họ vẫn không thể
tìm ra phương án thoát lỗ cho hệ thống đường sắt này.
Văn bản trả lời của UNND TP. Hà Nội cho biết, từ khi thành lập năm 2014 đến
ngày 6 tháng Mười Một năm 2021 (ngày chính thức đưa tuyến đường sắt Cát Linh –
Hà Đông vào vận hành thương mại), Công ty Đường sắt đô thị Hà Nội không có phát
sinh doanh thu. Lúc đó, lỗ lũy kế là 139 tỷ đồng.
Kể từ ngày vận hành (6 tháng Mười Một) đến 31 tháng Mười Hai năm 2021, lỗ
phát sinh là 20 tỷ đồng.
Như thế, tổng lỗ lũy kế từ năm 2014 đến hết năm 2021 là 159 tỉ đồng.
Theo lý giải của chính quyền Hà Nội, nguyên nhân hoạt động hai tháng cuối
năm 2021 thua lỗ là do chỉ đạt 874,000 lượt khách, thấp hơn nhiều so với kế hoạch
dự kiến khoảng 4.9 triệu lượt hành khách.
So sánh hai con số từ bản kế hoạch ra thực tế, người ta dễ đi đến nhận định
rằng bộ phận kế hoạch, tham mưu cho lãnh đạo Hà Nội “sống ở trên mây” mới đưa
ra con số cao gấp năm lần thực tế (?), nên khiến mọi người ảo tưởng về sự thành
công của dự án “chưa làm đã lỗ” này.
Một lý do lỗ nữa được đưa ra trong văn bản là do hệ thống mạng đường sắt
đô thị chưa kết nối đồng bộ các tuyến nên chưa hấp dẫn người dân. Mặc dù lượng
hành khách đi chưa cao, song chi phí vận hành (điện, nhân công…) không thể cắt
giảm.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/01-Duong-sat-do-thi-Cat-Linh-2.jpg
Cư dân mạng “chế” ảnh đường sắt trên cao Cát Linh –
Hà Đông thành đường hoa trên cao – Ảnh: Kênh 14
Bên cạnh đó, giai đoạn đầu đưa vào vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà
Đông, giá vé tạm tính, với số lượng người tham gia giao thông bằng đường sắt
chưa cao thì doanh thu bán vé không đủ để bù đắp các chi phí phát sinh liên
quan.
Điều này có nghĩa là để bớt lỗ Hà Nội phải tăng giá vé cho đúng giá kinh
doanh và tìm cách tăng số lượng người tham gia giao thông bằng đường sắt.
Giá vé sẽ tăng bao nhiêu, liệu có quá sức chịu đựng của người dân thủ đô
hay không, chưa ai biết, tuy nhiên để tăng số lượng người tham gia giao thông bằng
đường sắt, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố đã điều chỉnh lộ
trình các tuyến xe buýt có lộ trình trùng với tuyến đường sắt, bổ sung các tuyến
xe buýt mới đi từ các nhà ga. Cơ quan chức năng còn mở mới các bãi đỗ xe gần
các nhà ga để thuận tiện cho người dân.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/01-Duong-sat-do-thi-Cat-Linh-3.jpg
Hoặc tạo luôn một “chợ đêm Cát Linh – Hà Đông”
Việc loại bỏ tuyến xe buýt có lộ trình trùng với tuyến đường sát Cát Linh
– Hà Đông cho thấy chính quyền đang tính ép người dân phải sử dụng phương tiện
giao thông này, mà không có sự chọn lựa khác. Liệu điều này có vi phạm pháp luật
hay không, phải chờ sự phân tích của các luật sư chuyên ngành.
Nội dung văn bản trên của UBND TP. Hà Nội đã gây nhiều tranh cãi ngay
trên những tờ báo đăng tải. Nhiều người cho rằng những lý do nêu ra đã quá cũ,
ai cũng biết, việc chính quyền Hà Nội “cam kết không lỗ thêm” là mị dân vì kế
hoạch thoát lỗ không rõ ràng, lại mang tính áp đặt thì “muôn đời vẫn lỗ”.
Trước đây, nhiều chuyên gia đã kết luận: Hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà
Đông càng khai thác càng lỗ, giờ đã thành hiện thực. Nhiều người cho rằng với
quãng đường 13 km thì di chuyển xe máy là phù hợp nhất, cho nên muốn không bị lỗ
thêm, chính quyền nên ngừng khai thác tuyến đường này là được.
No comments:
Post a Comment