TBT
Nguyễn Phú Trọng bị nêu tên trong phiên xử nghi can bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
RFA
2022.11.14
Phiên toà thứ ba xét xử ông Lê Anh Tú, một
nghi can hoạt động mật vụ, hỗ trợ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, diễn ra hôm 11/11/2022.
Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam - ông Nguyễn Phú Trọng, cũng như Bộ
trưởng Công an Tô Lâm bị nêu tên trong cáo trạng.
Tô Lâm, Nguyễn Phú
Trọng bị nêu tên trước toà
Nhà báo Lê Trung Khoa cho biết, trong phiên
toà diễn ra hôm 11/11, khi đọc cáo trạng, toà có nhắc đến hai lãnh đạo cấp cao
của Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Công an
Tô Lâm. Tuy nhiên, cáo trạng không được phép công khai.
Người tham dự cũng không được phép mang thiết
bị ghi âm, ghi hình vào toà. Ông Khoa nói với RFA:
“Trong phiên tòa đó có nhắc đến ông Nguyễn Phú Trọng
rằng ông ta có chủ trương bắt Trịnh Xuân Thanh. Còn cụ thể và chi tiết về quá
trình thì ông Tô Lâm - Bộ trưởng Công an Việt Nam - được cho là tổ chức bắt
cóc.
Ông ta đã lợi dụng sự quen biết và mối quan hệ
với phía Nhà nước Slovakia, mượn máy bay của chính phủ Slovakia để đi công tác,
nhưng thực tế là dùng để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Đó là nội dung trong cáo trạng, họ có nói đến tên
ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm.”
Một người khác cũng tham dự phiên toà, tên Hiếu
(không muốn nêu đầy đủ họ tên) xác nhận với RFA rằng theo cáo trạng, ông Nguyễn
Phú Trọng muốn bắt ông Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam bằng mọi giá:
“Tô Lâm thì bị nêu tên nhiều hơn. (Cáo trạng - PV)
nêu vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng muốn bắt ông Trịnh Xuân Thanh về bằng mọi
giá để đưa ra toà xử.”
Ông Trịnh Xuân
Thanh (giữa) bị dẫn ra toà ở Hà Nội hôm 22/1/2018. AFP
Vợ Trịnh Xuân
Thanh khai gì trước toà?
Phiên toà xoay quanh lời khai của các nhân chứng,
được cho là rất quan trọng trong vụ án, bao gồm vợ của Trịnh Xuân Thanh - bà Trần
Dương Nga.
Ông Lê Trung Khoa, chủ bút mạng báo thoibao.de, người có mặt tại toà cho RFA biết, bà
Nga khai đã sốc và gặp nhiều khó khăn khi chồng đột nhiên xuất hiện ở Việt
Nam.
“Bà ấy nói rằng rất là sốc và khó khăn trong thời
gian khi mà ông Trịnh Xuân Thanh đang là người chủ của gia đình, nhưng đột
nhiên lại bị bắt cóc và đưa về Việt Nam. Con của bà ấy đang ở bên Đức này luôn
hỏi là bao giờ bố sẽ được về.”
Mạng báo Berliner-Zeitung của
Đức mô tả bà Nga xuất hiện tại toà trong trang phục màu đen. Với tư cách nhân
chứng, vợ của Trịnh Xuân Thanh, cho biết kể từ khi xảy ra vụ bắt cóc, bà chưa lần
nào liên lạc được với chồng mình.
Những nguồn tin rò rỉ từ một số người thân ở
Việt Nam cho bà Nga biết tinh thần của chồng mình đã tốt hơn một tí kể từ khi bị
đưa về Việt Nam.
Từ năm ngoái, ông Thanh được chuyển đến một trại
giam khác và ở cùng phòng với 24 tù nhân. Hiện ông đã được đi lao động và thăm
gặp một số người thân.
Cũng theo lời bà Nga, ông Trịnh Xuân Thanh
không có ý định kháng cáo các bản án tại Việt Nam. Tuy nhiên, bà nói “Trong
thâm tâm, anh ấy tin chắc rằng một ngày nào đó sẽ có thể đước đến Đức gặp lại
gia đình.”
Bà Nga cùng với ba người con sang Đức hồi
tháng 7/2016. Sau đó, ông Thanh cũng sang Đức và xin tị nạn trước khi bị Chính
quyền Việt Nam truy nã về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả
nghiêm trọng”.
Sau khi ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, bà
Nga cùng các con được nước Đức cấp quy chế tị nạn chính trị, từ đó chưa lần nào
trở lại quê nhà. Bà nói trước toà rằng không thể thăm nuôi chồng trong tù vì “rất
sợ quay trở về Việt Nam”.
Cũng theo ông Khoa, Bà Nga còn khai trước tòa
rằng chồng bà bị cưỡng ép đưa về Việt Nam bằng cách cải trang thành người bệnh,
nằm trên cáng, đưa lên chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam Airline từ
Moskva về Hà Nội:
“Theo nguồn tin mà bà Nga được biết từ trong nước
đưa ra thì chính hãng hàng không Việt Nam Airlines đã dùng máy bay của họ chở
ông Trịnh Xuân Thanh, được cho là nằm trên cáng, để đưa từ Moskva trở về Hà Nội.
Còn bạn gái của Trịnh Xuân Thanh, sau vụ bắt cóc xảy
ra thì cô ấy có về Việt Nam, phải vào bệnh viện Việt Đức tại Hà Nội để chữa trị
gãy tay. Sau đó thì cô ta đã mất tích từ đó đến nay, không biết ở đâu.”
Đây là phiên toà xử nghi can thứ hai liên quan
đến vụ án Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức. Bị cáo là ông Lê Anh Tú, một công
dân Việt Nam bị cáo buộc hoạt động như một gián điệp, tiếp tay bắt Trịnh Xuân
Thanh và người tình ngay giữa thủ đô Berlin hồi tháng 7/2017, rồi chạy thẳng
vào Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.
Trong vụ án này, ông Lê Anh Tú bị cáo buộc có
mặt trên chiếc xe bảy chỗ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ngoài ra, ông này còn đóng
vai trò quan trọng trong việc đưa ông Thanh ra khỏi khối Schengen. Theo
phía công tố, ông Tú cùng với tám người khác đã lái xe chở Trịnh Xuân Thanh từ Brno,
Cộng Hoà Séc đến Bratislava, Slovakia.
Từ đây, ông Thanh được đưa lên chiếc máy bay
được nói ông Tô Lâm đã mượn của Chính phủ Slovakia để bay đến thủ đô Moskva của
Nga. Đến ngày 31/7, ông Thanh xuất hiện đầu thú trên Đài truyền hình Quốc gia
Việt Nam.
No comments:
Post a Comment