Friday, November 18, 2022

PHE TÂY PHƯƠNG ĐÃ TRANG BỊ, VIỆN TRỢ VŨ KHÍ CHO UKRAINE NHƯ THẾ NÀO ĐỂ NƯỚC NÀY CÓ THỂ ĐÁNH LẠI QUÂN XÂM LƯỢC NGA CỦA VALDIMIR PUTIN (The New Yorker)

 



Phe Tây phương đã trang bị, viện trợ vũ khí cho Ukraine như thế nào để nước này có thể đánh lại quân xâm lược Nga của Vladimir Putin

Nguyễn Minh Tâm  dịch theo THE NEW YORKER  ngày 24/10/2022

November 13, 2022

https://www.baocalitoday.com/binh-luan/phe-tay-phuong-da-trang-bi-vien-tro-vu-khi-cho-ukraine-nhu-the-nao-de-nuoc-nay-co-the-danh-lai-quan-xam-luoc-nga-cua-vladimir-putin.html

 

 Cali Today News – Vào hồi đầu tháng Chín vừa qua, ông Oleksii Reznikov, Bộ trưởng Quốc Phòng của Ukraine đi từ trung tâm thủ đô Kyiv sang căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Ramstein-Miesenbach, ở nước Đức. Tại đây các quan chức trong Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương- NATO- tập trung để thảo luận về viện trợ quân sự cho Ukraine. Đoạn đường bộ của ông Reznikov phải trải qua dài 1200 dặm, tương đương với quãng đường từ New York đến Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Ông Reznikov phải đi hết gần một ngày. Vì không có máy bay đi ra khỏi Ukraine, nên ông phải đi bằng xe hơi đến biên giới, sau đó mới dùng máy bay đi hết quãng đường còn lại. Bắt buộc lắm ông ta mới phải đi khỏi thủ đô vào lúc này. Tuy nhiên, ông hy vọng chuyến đi sẽ có kết quả. Lực lượng quân sự Ukraine vừa mới đầu giai đoạn hai của cuộc chiến. Đó là giai đoạn phản công đầy tham vọng. Họ muốn bất ngờ đánh thẳng vào những địa điểm bị Nga chiếm đóng thuộc vùng Kharkiv. Ông Reznikov nói: “Tôi tự nhủ trong lòng rằng trong lúc chiến sự xảy ra, mình chớ nên đặt hy vọng quá nhiều.”.

 

Tổng thống nước Ukraine, ông Volodymyr Zelensky bổ nhiệm ông Reznikov làm Bộ trưởng Quốc Phòng từ tháng 11 năm ngoái, ba tháng trước ngày Nga mở cuộc chiến tranh xâm lăng nước Ukraine. Ông Reznikov là một luật sư, và cũng là một nhân vật nổi tiếng trong giới chính khách ở thủ đô Kyiv. Trước đây, ông là cựu sĩ quan trong Không Quân Nga, và là người rất thích môn thể thao bay bằng dù trên không trung- skydiver. Bây giờ ông đóng vai trò thương thuyết gia đi vận động xin viện trợ các loại quân dụng của Tây phương để trang bị vũ khí cần thiết cho quân lực Ukraine, giúp nước ông có thể tiếp tục đánh đuổi bọn xâm lược Nga. Ông nói rõ: “Tôi nhận được một số yêu cầu cụ thể từ các ông tướng cầm quân ngoài chiến trường, và tôi sẽ giải thích những yêu cầu đó cho  đối tác Tây phương hiểu rõ tình hình.”.

 

Trong lúc ông Reznikov đi dự phiên họp ở Ramstein, thì cuộc chiến đang đi đến giai đoạn thứ ba, theo cách gọi của ông. Ông giải thích về việc xếp đặt từng giai đoạn của tình hình chiến sự như sau: “Giai đoạn đầu chỉ gồm có việc kìm chân quân thù ở tại những địa điểm mà chúng muốn chọc thủng, không cho chúng tiến xa hơn.” Đó là giai đoạn xảy ra những trận đánh ở thủ đô Kyiv, và chúng tôi phải chiến đấu để giữ duy trì sự tồn tại của nước Ukraine, một quốc gia có chủ quyền, và rõ ràng là quân Nga đã bị đánh bại ngay tại cửa ngõ đi vào. “Giai đoạn thứ hai là giai đoạn ổn định tiền tuyến, và hoàn tất việc tập trung các đơn vị tham chiến, làm sao để lực lượng của phe ta ngang ngửa với lực lượng của địch.”. Phe Nga đã chiếm được một số thành phố chính trong vùng phía nam, và phía đông của Ukraine, nhờ chúng có rất nhiều vũ khí hạng nặng, như hỏa tiễn bắn tầm xa. Chúng đã gây nên rất nhiều kinh hoàng và chết chóc cho những vùng bị chúng tấn công, giúp bọn xâm lược dễ dàng tiến quân. Nhưng Ukraine cũng nhận được khá nhiều pháo binh, và hỏa tiễn của Hoa Kỳ, và các nước đồng minh trong khối NATO nên chúng tôi có thể đánh trả quân địch một cách đích đáng. Nhờ vậy giới lãnh đạo về chính trị và quân sự mới có thể suy tính nghiêm túc khi thực hiện giai đoạn ba của cuộc chiến. Ông Reznikov nói: “Đó là giai đoạn chúng tôi tung ra những trận đánh phản công.”.

 

Vladimir Putin quả thực đã lãnh trọn những thất bại to lớn của giai đoạn hai. Vì thế, mặt trận tiền phương bị chặn lại, song cuộc chiến tranh kéo dài khiến cho cả thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng nhiên liệu và thực phẩm, cũng như dư luận bắt đầu thấm mệt vì chiến tranh, và sự yểm trợ của phe Tây phương bị suy giảm, phai lạt. Người ta bắt đầu nêu ra những câu hỏi căn bản về cuộc chiến hiện nay, họ hoài nghi về sức chịu đựng của Hoa Kỳ và NATO sẽ còn kéo dài trong bao lâu. Liệu rằng các nước đồng minh có còn tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine để đẩy lùi quân xâm lược Nga hay không. Một quan chức trong chính quyền Biden liên quan đến vấn đề viện trợ vũ khí cho Ukraine nói với chúng tôi như sau: Chúng tôi chứng kiến vũ khí của Hoa Kỳ đóng góp cho Ukraine thực sự đem lại thành công ngoài chiến trường, vì thế nó củng cố cho sự yểm trợ, và sự giúp đỡ của chúng tôi là hợp lý. Chúng ta có thể trang bị thêm cho Ukraine những vũ khí tối tân hơn. Đổi lại, nếu chúng ta không viện trợ vũ khí thích hợp cho Ukraine, có lẽ hậu quả sẽ khác hẳn.”.

 

Hết mùa Xuân bước sang mùa Hè, ông Reznikov linh cảm thấy có sự mệt mỏi ở thủ đô các nước Tây phương đồng minh với Ukraine. Tâm trạng đó có thể được tóm gọn trong cái cảm nghĩ cho rằng: “Thôi nhé! Chúng ta đã giúp cho Ukraine không bị bọn Nga tiêu diệt. Đủ chưa nào!”. Ông Reznikov và các quan chức cao cấp khác muốn chứng tỏ cho các nước đối tác Tây phương rằng quân đội Ukraine có thể tái chiếm lại được những mảnh đất đã bị Nga chiếm đóng. Ông nói: “Việc quân đội Ukraine phản công sẽ cho thấy đối tác Tây phương giúp nước nạn nhân thực sự đem lại kết quả, và những kẻ xâm lược đáng bị trừng trị.”. 

 

Vào tháng Bảy, nhiều viên chức quân sự  từ Ukraine, Hoa Kỳ, Anh Quốc gặp nhau ở một căn cứ quân sự ở Âu châu để phác họa những tình huống cuộc chiến có thể sẽ diễn ra như thế nào. Quân đội Ukraine sẽ bắt đầu một chiến dịch lớn ở mặt trận miền nam, đánh thật mạnh để giải phóng thành phố Kherson đang bị Nga chiếm đóng, và lấy lại phần lãnh thổ rộng hàng trăm dặm vuông gần Mykolaiv và Zaporizhia. Các nhà kế hoạch quân sự họp ở ba phòng khác nhau, theo tên của từng nước. Họ nghe các chuyên gia quân sự thuyết trình tình hình chiến sự. Họ làm việc liên tục 20 giờ mỗi ngày. Chuyên gia quân sự Mỹ và Anh đóng góp những ý kiến cố vấn cho những chiến lược gia Ukraine. Một chuyên gia Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi có những phương pháp tính toán bằng algorithms và những dụng cụ rất tối tân để giúp hoạch định những sơ đồ cần làm về mặt tiếp liệu, và tính toán ra số đạn dược cần sử dụng. Chúng tôi không có ý buộc họ phải làm điều gì. Chúng tôi chỉ vạch ra cho họ biết những lộ trình khác nhau để giúp thực hiện kế hoạch phản công của họ.”.

 

Sơ đồ hành động ban đầu cho thấy nếu đánh thọc sâu xuống miền Nam, tổn thất về quân cụ và nhân lực cho phía Ukraine có thể lên rất cao. Đó là một kế hoạch không nên làm. Cố vấn quân sự cao cấp của Mỹ nói: “Họ thử đi thử lại kế hoạch nhiều lần, song vẫn thấy mô hình này không ổn.”.

 

Ở miền Nam, quân Ukraine đã đánh tơi bời các vị trí đóng quân của Nga bằng hệ thống pháo binh chính xác do Mỹ cung cấp. Đáp lại, các tướng chỉ huy quân Nga đã đem rất nhiều đơn vị bộ đội ra khỏi vùng Kharkiv để đi hỗ trợ cho vùng đông bắc gần tỉnh Kherson. Những người lập kế hoạch đồng ý với nhau nên mở cuộc tấn công trên cả hai mặt trận. Ít lâu sau, ông Reznikov mới được thông báo về kế hoạch này. Ông nói: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về một kế hoạch, và tôi cảm thấy bị bế tắc không tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề. Tôi thấy rõ mình đang phải gánh một trách nhiệm hết sức nặng nề là làm cách nào để có đủ vũ khí tối tân, thích hợp cho quân mình sử dụng.”. 

 

Vào cuối tháng Tám, lực lượng dưới đất của Ukraine bắt đầu mở cuộc tấn công vào tỉnh Kherson. Cuộc tấn công diễn ra rất chậm và vô cùng gian nan, cả hai bên đều phải chịu những tổn thất nặng nề. Một tuần sau, lực lượng trinh sát của Ukraine chọc thủng được tuyến phòng ngự của Nga ở vùng Kharkiv. Đây là một hành động khiến các cấp lãnh đạo Nga phải giật mình, kinh hãi. Nhiều đơn vị bộ đội Nga đã được chuyển xuống phía Nam, vùng lãnh thổ ở phía đông bắc hầu như bỏ trống, không được bảo vệ. Ở đây chỉ có những đơn vị được trang bị vũ khí rất yếu, với một ít lính cảnh sát chống bạo loạn, không có kinh nghiệm chiến trường. Nhiều lính Nga tự động bỏ đơn vị để tháo chạy, chúng để lại hàng đống sắt vụn vũ khí, đạn dược bị đốt cháy, có cả vài chiếc xe tăng cháy đen. Quân đội Ukraine tiến rất nhanh, tái chiếm hết tỉnh này sang tỉnh khác. Họ dùng các loại xe di chuyển nhanh do Tây phương cung cấp, như loại xe Humvees của Mỹ, và xe bọc sắt Bushmaster của Úc, có thể chở lính di chuyển thật nhanh trong việc tiến chiếm vùng đất vừa được giải phóng. 

 

Ông Reznikov còn đang trên đường đi đến căn cứ không quân Ramstein thì nhận được lời nhắn đầu tiên về việc quân ta phá vỡ phòng tuyến của địch ở Kharkiv. Quân đội Ukraine đã chiếm lại được tỉnh Balakliya,  thành phố chính để đi đến những nơi khác trong vùng. Ông Reznikov hình dung ra tỉnh thành nào sẽ được giải phóng tiếp dựa vào trí nhớ của ông về bản đồ địa lý trong vùng. Ông chỉ đem theo một nhóm nhỏ những sĩ quan tùy viên về hành quân, và tình báo đến dự phiên họp quan trọng. Những sĩ quan này cũng nhận được báo cáo riêng từ thuộc cấp ngoài chiến trường. Họ so sánh tin tức thu lượm được để cùng nhau kiểm chứng. Các đơn vị vũ trang Ukraine di chuyển về hướng đông, tiến về tỉnh Kupyansk, một trung tâm hậu cần quan trọng, sau đó, họ tản ra về phía bắc, và phía nam chiếm lại tuyến đường, và trạm xe lửa. Khi ông Reznikov đáp máy bay đến Đức vào ngày 8 tháng Chín thì các binh sĩ nhảy dù đã đến được bờ sông Oskil River, chỉ cách tuyến phòng ngự của lính Nga một giờ đồng hồ. Trong vòng vài ngày, quân đội Ukraine đã chiếm lại được hơn bảy trăm dặm vuông diện tích lãnh thổ từng bị Nga chiếm đóng. 

 

Qua sáng ngày hôm sau, ông Reznikov gặp Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, tướng Lloyd Austin, và tướng Mark Milley, Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ. Hai vị tướng Mỹ được nghe thuyết trình về tình hình cuộc phản công của Ukraine và những vùng lãnh thổ được giải phóng trên bản đồ hành quân. Ông Roznikov nhận xét thấy hai ông tướng Mỹ vẫn bình tĩnh lắng nghe thuyết trình, nhưng trong ánh mắt của họ sáng lên sự phấn khởi về những tin tức họ vừa được nghe. Họ hiểu ý nghĩa của những chiến thắng này, và biết họ sẽ phải làm gì.

 

Đến buổi trưa, ông Reznikov phải thuyết trình về tình hình chiến sự cho khoảng 30 bộ trưởng quốc phòng trong khối NATO. Ông kết luận: “Sự thành công của những cuộc phản công mà các đơn vị Ukraine thực hiện được là nhờ sự giúp đỡ của các ông. Xin trân trọng cảm ơn các ông.”

 

Sau đó, ông ta nói với tôi, ký giả bài báo này: “Dĩ nhiên chúng tôi phải ghi ơn Hoa Kỳ là nước giúp chúng tôi nhiều hơn cả.”.


Trước năm xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược, giới chức lãnh đạo ở thủ đô Kyiv có cảm tưởng rằng chính quyền Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn cho rằng nước Ukraine chẳng qua chỉ là một con cờ trong trò chơi chính trị sắp xếp lại tình hình địa dư chính trị. Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn cho Tổng thống Zelensky nói: “Thậm chí nước Ukraine còn không có một văn phòng đại diện riêng. Người Mỹ chỉ xem Ukraine như là một yếu tố nhỏ trong quan hệ với nước Nga.”.Năm 2014, Putin điều động một nhóm lính không mang phù hiệu đến Crimea, với bí danh là “những người đàn ông màu xanh”. Crimea là vùng bán đảo thuộc lãnh thổ của Ukraine nằm bên bờ biển Hắc hải. Nga còn xúi giục nhóm ly khai ở Donbas, vùng phía đông Ukraine nổi lên đòi tự trị. Lúc bấy giờ quân đội của Ukraine vẫn còn ở tình trạng tổ chức theo lối cũ của cộng sản Soviet, với guồng máy chỉ huy nặng nể, và vũ khí của thời Chiến Tranh Lạnh. Người tiền nhiệm của ông Zelensky là Tổng thống Petro Poroshenko xin Tổng thống Barack Obama viện trợ cho vũ khí mới và tốt hơn. Nhưng Tổng thống Obama e ngại rằng nếu Mỹ leo thang cung cấp vũ khí mới, Nga cũng sẽ leo thang theo, và như thế cuộc xung đột sẽ nổ lớn, không kiềm chế được. Ông Joe Biden lúc đó đang là Phó Tổng thống có ý nghiêng về chủ trương cung cấp vũ khí mới cho Ukraine. Viên chức của Bộ Quốc Phòng Mỹ lý luận: “Ông Biden tính toán rằng nếu Putin phải trả lời với các bà mẹ Nga về việc đem xác con của họ trở về nước vì chiến tranh. Như vậy, Putin sẽ phải ngần ngại, và tính toán lại.”.Quan chức cao cấp của Ukraine tỏ ra nằng nặc yêu cầu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine, đặc biệt là loại súng bắn hỏa tiễn Javelin, có thể vác lên vai mà bắn. Loại súng này có tên là Javelin vì đường bay của nó phóng ra giống như kiểu phóng lao, bay vọt lên cao hình vòng cung, rồi rơi xuống đánh trúng xe tăng địch cách nó chừng 500 feet. Loại hỏa tiễn này rất giỏi trong việc bắn cháy xe tăng. Ông Ben Rhodes, phụ tá cố vấn an ninh quốc gia thời Tổng thống Obama nói: “Javelin là loại vũ khí duy nhất mà các quan chức Ukraine biết đến, và họ đòi cho bằng được. Theo họ đó là loại vũ khí phòng thủ, không phải là vũ khí tấn công, nên có thể xin Mỹ viện trợ được.” Tổng thống Obama từ chối không cho phép viện trợ các loại vũ khí giết người. Thay vào đó, chính quyền của ông chú tâm nhiều hơn vào việc huấn luyện cho quân đội Ukraine. Tại một căn cứ quân sự gần Yavoriv, phía tây Ukraine, cách biên giới Ba Lan 15 dậm, các huấn luyện viên quân sự của Mỹ và NATO dạy cho quân đội Ukraine kỹ thuật tác chiến của các đơn vị nhỏ, và giúp họ thành lập lực lượng đặc biệt. Mặc dù vậy, theo bà Carol Northrup lúc đó đang làm Tùy Viên Quân Sự cho sứ quán Mỹ ở Kyiv nhận xét rằng: “Họ cứ một mực đòi cho được loại vũ khí họ muốn. Trong lúc đó, chúng ta trả lời họ là chúng tôi sẽ huấn luyện các bạn.”.Khi Donald Trump lên làm Tổng thống, ông hứa sẽ cải thiện mối bang giao với Nga. Điều này khiến các quan chức ở Kyiv lo ngại. Nhưng chính quyền đã chấp thuận viện trợ súng bắn hỏa tiễn Javelin. Chuyến hàng đầu tiên chở 237 hỏa tiễn đến Ukraine vào mùa xuân năm 2018.  Qua năm sau, một người biết tin mật đã thóc mách, tiết lộ rằng trong cuộc gọi điện thoại với ông Zelensky, ông Trump đã ngấm ngầm đòi hỏi rằng nước Ukraine muốn nhận thêm hỏa tiễn Javelin trong tương lai thì chính quyền nước này phải đền ơn cho ông Trump. Tổng thống Trump muốn ông Zelensky phải điều tra một vấn đề dựa vào lý thuyết âm mưu không chính xác nói rằng chính quyền Ukraine chứ không phải chính quyền Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 ở Hoa Kỳ, và ông zelensky phải cho điều tra một những mờ ám liên can đến việc làm của con trai ông Biden là Hunter Biden khi cậu này làm việc trong hội đồng quản trị công ty Burisma, một công ty năng lượng ở Ukraine. Vụ nài ép trao đổi này khiến ông Trump bị Hạ Viện Hoa Kỳ đòi đem ra luận tội để truất phế lần đầu. Và cũng nhờ đó, Quốc Hội Mỹ đồng ý tháo khoán ngay lập tức viện trợ quân sự cho Ukraine một số quân viện trị giá 250 triệu đô la. Ông Zelensky xem việc ông Biden thắng cử là một cơ hội tốt để mở lại quan hệ với Hoa Kỳ. Mùa xuân năm 2021, Nga bắt đầu cho tập trung quân lính và vũ khí ở biên giới Ukraine. Vào độ tháng Chín, trong một phiên họp với ông Zelensky ở Bạch Cung, ông Biden tuyên bố sẽ tăng thêm khoản viện trợ 60 triệu đô la để yểm trợ an ninh cho Ukraine, và gửi thêm hỏa tiễn Javelin. Hai vị tổng thống bày tỏ sự đồng thanh tương ứng về quyền lợi chung giữa hai nước, nhưng ông Zelensky trở về nước mà quên không đạt được kết quả cụ thể về hai vấn đề trọng yếu: Một là dự tính nộp đơn xin gia nhập vào khối NATO của Ukraine, và hai là ngăn cản việc thiết lập đường dẫn dầu Nord Stream 2. Đường dẫn dầu khí này nếu được làm sẽ giúp Nga có thể phá hỏng việc Ukraine cung cấp khí đốt cho Đức và các nước khác ở Âu châu. Mùa thu năm đó, tài liệu tình báo cho thấy Nga đang tập trung đóng quân hơn 100,000 binh lính dọc theo biên giới với Ukraine. Một viên chức thân cận với Bạch Cung nhận xét: “Ở thời điểm đó, chúng tôi chưa biết chắc Putin đã đưa ra quyết định tối hậu là xâm lăng Ukraine hay chưa. Nhưng  chắc chắn là với sự tập trung quân lính lớn như vậy, Putin chuẩn bị cho ông ta khả năng để làm cuộc xâm lăng vào Ukraine.”.Tháng Mười Một, Tổng thống Biden cử ông Giám đốc Cục Tình báo Trung Ương CIA William Burns thực hiện một chuyến đi bí mật sang Mạc Tư Khoa. Trước đây, ông Burns từng là đại sứ Mỹ ở Nga, và thường phải tiếp xúc với Putin mặt đối mặt. Trong vòng hai ngày bí mật đến Mạc Tư Khoa, ông Burns tiếp xúc với tất cả những nhân vật quan trọng trong ban tham mưu của Putin, kể cả Alexander Bortnikov, Giám đốc cơ quan Mật Vụ Nga, và Nikolai Patrushev, đứng đầu Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nga. Ngoài ra ông cũng có dịp nói chuyện qua điện thoại với Putin khoảng 1 giờ đồng hồ. Lúc bấy giờ Putin đang sợ bị lây nhiễm COVID nên ông dọn ra ngoài, ở trong Dinh Tổng thống vùng Sochi. Qua cuộc nói chuyện bằng điện thoại, ông Burns nghĩ rằng Putin tỏ ra rất bình thản, và không mấy quan tâm đến tình hình chiến sự bên ngoài, hầu như mọi việc đã được quyết định xong cả rồi. Quanh trở về Hoa Thịnh Đốn, ông Burns báo cáo tình hình lại cho Tổng thống Biden rõ. Nội dung có thể tóm tắt như sau: “Putin nghĩ rằng Zelensky là một người lãnh đạo yếu kém, nước Ukraine sẽ bị tan vỡ ngay nếu Nga xâm lăng, vì thế quân đội của Putin có thể đạt được chiến thắng với tổn thất rất nhỏ.”.Tháng Giêng, ông Burns bay sang Kyiv để báo động cho ông Zelensky. Ngày lễ Giáng Sinh của đạo Chính Thống Giáo vừa mới qua đi, trên đường phố vẫn còn đủ loại trang trí đèn, hoa cho ngày lễ. Không khí của ngày lễ hội lớn vương vấn khắp nơi ở thủ đô Ukraine. Ông Zelensky hiểu rõ những tin tức tình báo do ông Burns cho biết, nhưng ông nghĩ rằng qúa lắm thì cũng chỉ là vài khiêu khích nhỏ, và ông ta có thể tránh được một cuộc xâm lăng quy mô lớn. Đối với một người vừa mới nhảy ra làm chính trị, ông Zelensky cố gắng tránh không làm bất cứ việc gì có thể đưa đến khủng hoảng kinh tế hay chính trị cho Ukraine. Ông ta cũng lo ngại nếu động viên thanh niên Ukraine đi lính vào lúc này có thể sẽ bị Putin lấy lý do để khai chiến. Ông Burns rất thông cảm cho những khó khăn của ông Zelensky, nhưng đồng thời ông cũng cho ông Zelensky biết rằng mối nguy hiểm sắp xảy ra là điều có thực, không phải là giả thiết đâu. Ông Burns còn đặc biệt nhắc nhở ông Zelensky rằng quân Nga dự tính sẽ chiếm ngay phi trường Hostomel, cách thủ đô khoảng 20 dặm, và dùng nó làm bàn đạp để đem quân lính và vũ khí vào Ukraine. Tại Bạch Cung, Hoa Thịnh Đốn, một toán công tác đặc biệt, mang tên là “Tiger Team” được thành lập, bao gồm các chuyên gia cừ khôi của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và Bộ Tổng tham mưu liên quân, và các cơ quan tình báo, cùng nhau ráo riết lập kế hoạch, tiên liệu tình hình có thể sẽ xảy ra trong trường hợp Nga mở cuộc tấn công. Sau khi Putin cai trị nước Nga được gần 20 chục năm nay, điện Câm Linh khoe rằng họ đã ráo riết canh tân quân đội của họ. Cục tình báo CIA và các cơ quan tình báo Tây phương đưa ra một đánh giá cho rằng quân đội Nga mạnh gấp bội so với quân đội của Ukraine. Bên phía tình báo ước tính rằng lực lượng quân sự của Nga có thể chiếm được thủ đô Kyiv trong khoảng 72 giờ. Bên phía Bộ Quốc Phòng thì ước tính rằng quân Nga sẽ chiếm được thủ đô trong  vài ngày, lâu hơn sự ước tính của Nga, nhưng chắc chắn là Ukraine không thể cầm cự lâu hơn được.”.


Bề ngoài, Tổng thống Zelensky hành động như thể là chiến tranh sẽ không thể tránh được. Khoảng cuối tháng Giêng, ông tuyên bố: “Là thuyền trưởng tôi không thể bỏ tàu mà đi. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ bị đắm tàu như chiếc Titanic ngày xưa.”. Song đồng thời ông cũng xem xét hành động  xâm lăng của Nga một cách nghiêm túc. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Zelensky, ông Oleksiy Danilov thì nói rằng: “Có sự khác biệt giữa những gì chúng ta nói với dân chúng, và những gì chúng ta thực sự làm, và hành động để bảo vệ đất nước. Chúng ta không nên làm cho xã hội bị hoảng sợ.”.Đằng sau hậu trường, Tổng thống Zelensky và các quan chức cao cấp của Ukraine yêu cầu Hoa Kỳ tiếp tế thật nhiều vũ khí cho họ. Viên chức trong chính phủ Biden ghi nhận: “Ở mỗi giai đoạn của cuộc chiến, họ lại đòi có thêm vũ khí, cái nào tối tân nhất có dưới ánh mặt trời thì gửi cho họ. Chúng tôi phải cắt xén, tùy theo tình hình để gửi cho họ những vũ khí đích đáng.”. Vào cuối tháng Giêng, chính phủ Mỹ đã gửi sang một gói quân viện hai trăm triệu đô la, gồm có gửi thêm 300 hỏa tiễn Javelin, và lần đầu tiên gửi cả hỏa tiễn Stingers. Đây là loại hỏa tiễn để bắn hạ máy bay, gọi tắt là MANPADs hồi xưa chúng tôi đã từng tiếp tế cho quân kháng chiến mujahideen ở Afghanistan thời 1980’s để đánh bại Hồng quân Nga Xô Viết. Viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ nói: “Bạn không thể chiếm đóng được một nước bằng hỏa tiễn Stingers, nhưng chắc chắn bạn có thể phòng thủ bảo vệ được phi trường nếu bị lính nhảy dù của địch tấn công.”.Máy bay vận tải của Không Lực Hoa Kỳ chuyển hàng tấn vũ khí, quân cụ sang, mỗi tuần họ đến thủ đô Kyiv vài ba lần. Chính quyền Biden cũng cho giải mật một số tin tức tình báo, và khẳng định với Ukraine rằng cuộc xâm lăng của Nga là chắc chắn, và khá rõ ràng. Họ cảnh cáo rằng Nga sẽ xâm lăng Ukraine trên quy mô toàn diện. Nhiều quan chức Mỹ cho rằng ông Zelensky vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận tính chất cấp bách, và mối đe dọa thực sự của cuộc xâm lăng. Trong nhiều cuộc nói chuyện với Tổng Thống Biden, ông Zelensky tỏ ý lo ngại việc loan tin chiến tranh ảnh hưởng rất xấu đến thị trường chứng khoán, và không khí đầu tư ở Ukraine.  Một quan chức về chính sách của Bạch Cung đối với Ukraine nhận xét như sau: “Kể ra quan chức Ukraine lo ngại về ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế tài chánh là đúng, nhưng họ phải nhớ rằng mối nguy cơ cấp bách lắm rồi.”Trước đó sáu tháng, phe Taliban đã nắm được quyền bính ở Afghanistan chỉ vài ngày sau khi quân đội Mỹ rời khỏi nước này. Chính quyền Biden dự đoán rằng chính phủ Afghanistan ít ra cũng có thể cầm cự được vài tháng sau khi Hoa Kỳ rút quân. Khi xảy ra mối đe dọa của Nga ở Ukraine, Bộ Quốc Phòng và giới chức an ninh Hoa Kỳ đã tính toán sai khi lên tiếng báo động quá sớm. Quan chức ở Bộ Quốc Phòng Mỹ cho rằng chúng ta bị ám ảnh về kinh nghiệm đã xảy ra ở Afghanistan, nên có vẻ hoảng hốt. Ông Podolyak, cố vấn an ninh cho Tổng thống Zelensky thì nói: “Lời cảnh báo của Mỹ coi bộ thiếu sót. Vâng họ nói bọn xâm lược Nga sẽ tấn công chúng tôi. Rồi sau đó thì sao? Các ông có sẵn sàng giúp chúng tôi hay không? Đó là điều chúng tôi muốn biết.”.Một điều khác không được bàn thảo rõ ràng là các quan chức Hoa Kỳ biết rất ít về kế hoạch của chính quyền Ukraine trong việc bảo vệ đất nước của họ. Không hiểu họ có kế hoạch gì hay không? Hàng tuần, tướng Mark Milley thường nói chuyện qua điện thoại với tướng Valerii Zaluzhnyi Tư lệnh chiến trường của quân đội Ukraine. Ông thường tìm cách hỏi thăm về kế hoạch phòng ngự của Ukraine ra sao để ông góp ý kiến, nhưng ông không được nghe tiết lộ, giải thích rõ ràng từ phía quân đội Ukraine. Tướng Zaluzhnyi ngần ngại không cung cấp thông tin về kế hoạch phòng thủ của ông. Một vài quan chức Hoa Kỳ tỏ ý lo ngại rằng giống như Tổng thống Zelensky, tướng Zaluzhnyi không mấy hoàn toàn tin tưởng vào tình báo Hoa Kỳ. Một số khác thì lại cho rằng tướng Zaluzhyni tin tưởng vào tin tức tình báo Mỹ, nhưng ông muốn giữ bí mật kế hoạch quân sự của ông, không cho ai biết, kể cả Tổng thống Zelensky. Với thái độ ương ngạnh của tướng Zaluzhnyi, một vài người nghĩ  ông giữ bí mật vì lo ngại Tổng thống Zelensky và phía Mỹ nếu họ biết được, có thể họ sẽ bắt ông giảm bớt sự liều lĩnh, thu nhỏ kế hoạch của ông. Hoa Kỳ có thể cắt bớt viện trợ quân sự cho Ukraine. Cuối cùng, mãi đến tháng Hai, tướng Zaluzhnyi đồng ý chia sẻ tin tức về kế hoạch phòng thử Ukraine của ông. Một tùy viên quân sự trong Sứ Quán Mỹ được mời tham dự phiên họ thuyết trình về kế hoạch phòng thử của Ukraine. Bà chỉ được phép tự ghi chép lấy những  vị trí đóng quân của Ukraine, ngoài ra, không được đem bất cứ mảnh giấy nào ra khỏi phòng họp. Sự thực thì phụ tá của tướng Zaluzhnyi đã cung cấp cho bà tùy viên quân sự Mỹ một bản kế hoạch giả, để bà muốn ghi chép gì trên đó cũng được. Mục tiêu cuối cùng trong chiến lược của tướng Zahluzhnyi là ngăn chặn không cho quân xâm lược Nga chiếm được thủ đô Kyiv bằng bất cứ giá nào. Trong lúc đó, ở những vùng khác cứ để cho quân Nga tiến thật sâu vào đất nước Ukraine, xa khỏi phạm vi tiếp tế quân nhu và vũ khí. Mục đích chính là để các đơn vị Nga dãn ra thật mỏng, tiến thật sâu vào trong Ukraine. Các nhà làm kế hoạch quân sự Ukraine thú thật: “Kế hoạch của chúng tôi rất liều lĩnh, chúng tôi chỉ có cơ hội thắng rất mong manh, nên chúng tôi không dám tiết lộ cho bất cứ ai biết.”.


Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, ông Biden nói với cố vấn an ninh quốc gia của ông tại Bạch Cung cũng như ở Bộ Quốc Phòng rằng ba mối quan tâm chính trong chính sách của Hoa Kỳ ở Ukraine gồm có:  “Chúng ta không được để cuộc chiến này kéo chúng ta vào một cuộc chiến tranh với nước Nga. Hai là chúng ta phải đảm bảo Hoa Kỳ sẽ làm đúng những cam kết của chúng ta đối với NATO, ghi trong Điều 5. (Trước khi xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine, Hoa Kỳ đã có sẵn vài ngàn binh lính đóng trên các nước thuộc khối NATO và vùng Baltic để giữ lời hứa sẽ bảo vệ các nước hội viên.)Và điểm thứ ba là chúng ta sẽ làm hết sức mình để giúp Ukraine thành công tại chiến trường.) Viên chức ở Bộ Quốc Phòng nhận xét: “Rõ ràng là Tổng thống không muốn Ukraine bị đánh bại.”.Từ hầm chống đạn pháo kích, một góc nhỏ trong tòa nhà chính phủ ở thủ đô Kyiv. Tổng thống Zelensky tổ chức họp báo, và gặp các viên chức chính phủ mỗi ngày hai lần, lúc 10 giờ sáng, và 10 giờ tối để thảo luận về tình hình tiếp tế vũ khí cho quân đội Ukraine. Hoa Kỳ và những nước đồng minh khác như Anh quốc,  Tiệp Khắc, ba Lan và những nước trong vùng Baltics cùng nhau gửi vũ khí đủ loại cho Ukraine từ dàn phóng MANPADs chống xe tăng, đến các loại vũ khí nhỏ khác. Nhưng đối với người Ukraine bỗng dưng bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Nga, những vũ khí được các nước bạn tiếp tế hầu như không đáng kể, quá ít. Họ muốn có thêm nhiều loại vũ khí, nhất là những vũ khí có sức mạnh hơn, như phản lực cơ chiến đấu, xe tăng, hệ thống phòng không, và dàn phóng hỏa tiễn tầm xa. Ông Danilov nhận xét: “Số hàng quân viện gửi đến cho chúng tôi không đủ lớn, không như chúng tôi dự tính. Không ai tin rằng chúng tôi có thể đương đầu được với quân xâm lược bằng khối quân viện này.”. Tổng thống Zelensky cho thấy ông là người hết sức can đảm, cương quyết ở lại thủ đô Kyiv. Theo lời kể của ông Reznikov, phụ trách về bảo vệ an ninh cho Tổng thống, có ít nhất hai lần những tay sát thủ người Chechen tìm cách ám sát Tổng thống Zelensky và các yếu nhân cao cấp khác. Ông Zelensky cũng cho thấy ông là một nhà lãnh đạo xuất sắc, ông tạo được sự đoàn kết, đồng lòng của người dân Ukraine, và sự ủng hộ của quốc tế. Hãng thông tấn Associated Press tiết lộ rằng hai ngày sau khi Nga bắt đầu xâm lăng Ukraine, ông Zelensky đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị đưa ông rời khỏi thủ đô Kyiv. Ông nói: “Tôi cần vũ khí để đánh quân xâm lược chứ tôi không cần đem tôi đi lánh nạn.”. Một quan chức cao cấp Hoa Kỳ phải bái phục, và nói: “Theo sự hiểu biết của tôi, chưa bao giờ có hiện tượng anh hùng, cao đẹp đến như vậy. Xin được ngả nón kính phục ông Zelensky và dân chúng nước ông.”.Lực lượng vũ trang Ukraine đã thu xếp khéo léo không để cho phi cơ vận tải của Nga đáp xuống phi trường Hostomel. Ở vùng ngoại ô bên ngoài thủ đô Kyiv, nhiều đoàn công voa xe bọc sắt của Nga bị chưng hửng ngóng cổ chờ đợi tiếp tế thêm quân nhu vật liệu, nhưng không hề có. Xe chiến đấu của Nga trở thành mục tiêu để quân Ukraine tiêu diệt bằng bom đạn và bằng máy bay không người lái- drones. Phía Hoa Thịnh Đốn sợ rằng lực lượng vũ trang của Ukraine phải tản mát khắp nơi, không liên lạc được với nhau. Nào ngờ họ đã có kế hoạch hành động từ trước. Bởi vì theo họ: “Bạn không thể nào đập cho quân Nga những đòn chí tử một cách nhịp nhàng như vậy nếu không có kế hoạch làm từ trước.”.Quân Ukraine còn được một lợi điểm khác mà Hoa Kỳ không ngờ tới. Đó là bọn lính Nga là một tập hợp nặng nề, thiếu tổ chức. Putin chỉ bàn kế hoạch đánh Ukraine với một số tướng lãnh cao cấp thân tín của hắn thôi. Chúng chọn kế hoạch đánh thần tốc, chớp nhoáng tấn công như vũ bão, lật đổ Zelensky và nội các của ông ta, và thay bằng một chính phủ bù nhìn thân Nga. Lực lượng vũ trang Ukraine tìm thấy trong xe tăng của Nga những bộ quân phục Ukraine còn mới để chuẩn bị diễn binh sau khi toàn thắng, phải đầu hàng quân Nga. Bọn xâm lăng cứ nghĩ rằng chúng có thể nuốt chửng Ukraine trong vài ngày, và chúng có thể oai hùng diễu binh ăn mừng chiến thắng ngay tại đại lộ chính của thủ đô Kyiv. Nào ngờ bây giờ chúng bị kẹt sâu trong lãnh thổ Ukraine, và thiếu những thứ cần thiết cơ bản như thức ăn, nước uống. Một viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ tóm tắt như sau: “Chúng nghĩ rằng bọn lính Nga có thể ỉa vung vãi khắp nơi như ý muốn của chúng, nào ngờ bây giờ chúng như lũ chó nằm gầm giường.”.Sự thành công của Ukraine ngay giai đoạn đầu tiên khiến cho Hoa Thịnh Đốn phải giật mình, và thay đổi thái độ. Viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ nói: “Người Ukraine đã chiến đấu một cách ngoạn mục. Việc này sẽ mở cánh cửa cho rất nhiều viện trợ quân sự khác.”. Dù sao đi nữa, chính quyền Biden cũng chưa chịu cung cấp cho Ukraine tất cả những gì họ mong muốn. Một danh sách liệt kê những mặt hàng viện trợ quân sự người Ukraine muốn xin gồm có 500 hỏa tiễn Javelin mỗi ngày, kể từ ngày bắt đầu cuộc chiến trong lúc khả năng sản xuất hỏa tiễn Javelin chỉ ở mức tối đa là 2000 mỗi năm. Những đề nghị khác bao gồm việc quy định “no fly zone” cấm máy bay vi phạm không phận do khối NATO áp dụng, và nhiều vũ khí phòng không khác. Những đòi hỏi này gây ra sự trùng điệp, khó khăn. Nếu chúng ta nói với họ rằng đòi hỏi Tây phương viện trợ nhiều như vậy sẽ gia tăng chiến tranh, và trở thành cuộc chiến giữa Nga với NATO. Họ đưa ra lý luận nói rằng thực tế cho thấy chiến cuộc đã xảy ra giữa hai khối. Kể ra nếu đứng trong vị trí của họ, ai cũng đều phải đòi hỏi như vậy. Có lúc căng thẳng xảy ra giữ tướng Milley và tướng Zaluzhny. Ukraine đòi có thêm máy bay chiến đấu MIG-29, loại máy bay của thời Soviet mà các phi công Ukraine vẫn thường lái thời thập niên 1980’s. Chính quyền ở Kyiv đạt được thỏa thuận với Ba Lan sẽ cung cấp cho họ khoảng một chục chiến đấu cơ, và Hoa Kỳ sẽ viện trợ phần còn lại bằng chiến đấu cơ của Mỹ loại F-16’s. Chính quyền Biden lo ngại rằng bay máy bay Mỹ trên lãnh thổ các nước NATO sẽ bị coi như là dấu hiệu leo thang chiến tranh. Các viên chức quân sự Hoa Kỳ cũng lo loại MIG-29 khi đem ra chiến trường sẽ khó địch lại được với chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 của Nga, tối tân hơn, chuyên về tác chiến trên không. Tướng Zaluzhnyi nói Ukraine hầu như không có một chiến đấu cơ phản lực tối tân nào cả. Trong khi đó tướng Milley thì nói rằng Ukraine có khá nhiều chiến đấu cơ rồi. Hai bên bất đồng ý kiến, không nói chuyện với nhau suốt một tuần lễ. Trước đó, trong những cuộc điện đàm giữa hai vị tướng tư lệnh, cách nói chuyện rất tương kính và khách sáo, chỉ thuần túy bàn chuyện quân sự. Về sau, hai người trở nên thân tình và họ bắt đầu hỏi thăm nhau về gia đình, về vợ con của đôi bên. Không ai có thể đoán trước thái độ của Nga sẽ như thế nào trước việc Tây phương viện trợ rất nhiều quân viện cho Ukraine. Các viên chức Hoa Kỳ tin rằng Putin sẽ xem đó là dấu hiệu leo thang chiến tranh. Khi đó có thể xảy ra một trong ba tình huống: lực lượng quân sự của Nga sẽ bị thất bại ngoài chiến trường, khi đó Putin cảm thấy quyền cai trị của mình đang bị đe dọa,  quân đội của phe NATO có thể trực tiếp can dự vào chiến tranh. Giới quân sự ở Hoa Thịnh Đốn dự đoán phản ứng của Nga có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau như sẽ thử bom nguyên tử ở vùng bắc cực, hay sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Ukraine. Nhưng họ thẩm định rằng cuối cùng thì Putin cũng đành phải chùn bước, không dám sử dụng vũ khí nguyên tử. Một viên chức tình báo cao cấp nói: “Chắc chắn ông ta cũng không muốn xảy ra Thế Chiến Thứ Ba.”.


Vào đầu tháng Tư, giới chức quân sự Nga tuyên bố sẽ rút khỏi thủ đô Kyiv. Rõ rệt đây là lời thú nhận họ đã thất bại trong cố gắng tấn công hiệp đầu. Bây giờ, họ chuyển sang đánh bằng pháo kích hỏa tiễn vùng Donbas.Họ sử dụng rất nhiều hỏa tiễn để san bằng nhiều thành phố, thị trấn trước khi đem bộ binh tiến vào vùng bị đổ nát, chỉ còn những đống gạch vụn. Điều này có nghĩa là Ukraine sẽ cần phải có pháo binh, hỏa tiễn của riêng để phản kích quân Nga. Viên chức quân sự cao cấp của Ukraine nói: “Chúng tôi không có đủ những đơn vị được trang bị hỏa tiễn Javelin để đối phó với khoảng 200 xe tăng của Nga.”.Vào lúc đó, theo sự ước tính của các tướng lĩnh Ukraine, bên phía Bộ Binh chỉ còn đủ đạn cầm cự trong hai tuần nếu xảy ra đánh nhau lớn. Phí Ukraine dùng hỏa tiễn 152 li của thời Soviet, mà các thành viên trong liên minh Warsaw hưởng thừa kế do Liên Bang Xô Viết để lại. Bên phía lực lượng của NATO thì dùng hỏa tiễn 155 li, hai hệ thống không thể dùng lẫn lộn với nhau được. Đạn pháo của hệ thống Xô Viết thì nhiều lắm, nhưng chỉ nằm ở đó, không sao đưa cho Ukraine sử dụng được. Các đồng minh của Nga như Belarus chắc chắn không muốn giao cho Ukraine. Đô đốc Hải Quân R. Duke Heinz, Giám Đốc Tiếp Liệu binh chủng Hoa kỳ ở Âu châu nhận xét: “Chúng ta thấy ít có nước nào tình nguyện cho Ukraine đạn dược.”.Chỉ còn một chọn lựa khác là Ukraine bắt buộc phải chuyển sang dùng vũ khí của phe NATO. Ngày 26 tháng Tư, bộ trưởng quốc phòng của hơn 40 nước họp với nhau tại căn cứ quân sự của Hoa Kỳ Rammstein. Ông Austin Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ khai mạc phiên họp, nói: “Ukraine tin chắc rằng họ sẽ thắng trong cuộc chiến này, và tất cả chúng ta có mặt ở đây cũng nghĩ như vậy. Tôi biết rằng tất cả chúng ta cùng quyết tâm đáp ứng tất cả nhu cầu cần thiết cho Ukraine để giúp họ chiến thắng khi các trận đánh bắt đầu diễn ra.”.Trước ngày phiên họp khai mạc, Hoa Kỳ đã đồng ý chuyển giao 90 dàn phóng hỏa tiễn M777 cho Ukraine. Đây là lần đầu tiên Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí hạng nặng này. Dàn phóng M777 là loại vũ khí được thiết kế để yểm trợ cho các cuộc hành quân bằng bộ binh, từng được sử dụng ở chiến trường Afghanistan và Iraq. Loại dàn phóng chính xác, và mạnh hơn loại pháo binh kiểu không giật lỗi thời đang được Ukraine sử dụng. Tướng Austin điện thoại báo tin việc chuyển giao vũ khí tối tân này cho tướng lãnh Ukraine biết. Ông Bộ Trưởng quốc phòng Ukraine Reznikov mừng hết sức. Ông nói: “Thế là chúng ta thắng là cái chắc.”.Vài ngày sau, nhóm quân nhân Ukraine được gửi sang dự lớp huấn luyện của Bộ Binh Hoa Kỳ tổ chức tại căn cứ Grafenwoehr, miền Nam nước Đức. Mỗi toán gồm ba người, hai người làm xạ thủ, và một người đóng vai trò trưởng nhóm. Trong sáu ngày huấn luyện, các huấn luyện viên Mỹ dạy cho họ cách lắp ráp dàn phóng M777, và cách điều chỉnh tọa độ bắn bằng tay, cũng như cách bảo trì dàn phóng. Huấn luyện viên Mỹ cho biết: “Hệ thống dàn phóng hỏa tiễn này có thể dùng được nhiều lần, không phải chỉ dùng một lần rồi bỏ đi.”.Các binh sĩ Ukraine được gửi đi huấn luyện sử dụng dàn phóng hỏa tiễn M777 ở căn cứ Grafenwoehr khiến cho huấn luyện viên người Mỹ hết sức cảm động và thán phục về tinh thần yêu nước, và quyết tâm của họ. Trong một bữa ăn trưa ở căn cứ, một người lính Ukraine báo tin rằng làng của anh vừa mới bị bọn Nga pháo kích. Thế là tất cả các binh sĩ người Ukraine đều đứng dậy, ngưng không ăn trưa nữa, quanh trở về lớp học để tiếp tục được huấn luyện. Trung tướng Joseph Hilbert nhận xét: “Rõ ràng các khóa sinh này không xem việc dự khóa huấn luyện giống như đi nghỉ mát R and R (Rest and Recreation), trái lại, họ rất nghiêm túc, chỉ muốn học cho xong để quay trở lại chiến trường đem những gì vừa học áp dụng ngay ngoài trận tuyến.”. Đến cuối tháng, 18 dàn phóng hỏa tiễn M777 được chở đến những căn cứ quân sự ở Đông Âu và đem đến sát biên giới với Ukraine. Sau khi được che đậy, ngụy trang cẩn thận, những dàn phóng hỏa tiễn này được các toán lính Ukraine vận chuyển đưa vào Ukraine lúc trời tối bằng những xe vận tải không mang bảng số. Vào lúc chiến cuộc gia tăng cường độ, các viên chức quốc phòng Hoa Kỳ đã âm thầm vận chuyển nhiều chuyến hàng quân sự bằng tuyến đường xe lửa đi ngang Âu châu qua ngả hải càng vùng Biển phía Bắc- North Sea, hay ở Đức. Putin và các quan chức Nga hăm dọa sẽ tấn công những chuyến hàng quân viện này. Nhưng thực tế, Nga chưa hề làm được việc tấn công những chuyến chở hàng quân viện kể trên, một phần vì tổ chức an ninh của Ukraine rất chặt chẽ, và Nga cũng ngần ngại không dám công khai gây chiến với các nước trong khối NATO.Dàn phóng hỏa tiễn M777 giúp lực lượng Ukraine có thể bố trí việc bảo vệ vùng Donbas. Đúng như ông Roman Kachur, tư lệnh Trung Đoàn 55 Pháo Binh của Ukraine nói: “Trong bất kỳ cuộc chiến nào, số lượng không quan trọng bằng chất lượng của vũ khí, của quân lính. Rõ rệt là có sự khác biệt giữa việc dùng vũ khí tối tân, hiện đại so với việc dùng vũ khí cổ lỗ từ thời Thế Chiến Thứ Hai để lại.”.

 

Trong nhiều tuần lễ trước đó, lực lượng quân lính của ông bị quân Nga pháo kích nặng nề vì đóng quân gần Donetsk, thành phố do quân Nga chiếm đóng trong vùng Donbas. Tướng Kachur nói với chúng tôi: “Chúng tôi có thể đánh bật bọn Nga ra khỏi vị trí đó, nhưng đạn của chúng tôi bắn không tới đích. Chỉ trong vòng ba, bốn ngày, tình thế thay đổi hoàn toàn. Bây giờ thì chúng tôi làm chủ tình hình, và có thể bắt buộc chúng phải làm theo ý muốn của chúng tôi.”.Hoa kỳ không thể điều động việc di chuyển, hay vị trí của dàn phóng từ xa được. Khi dàn phóng M777 được giao cho quân đội Ukraine, họ có toàn quyền di chuyển dàn phóng đi đâu theo ý của họ. Đó là điều chính quyền Biden lo ngại. Thỉnh thoảng có vài tin xấu được báo cáo cho biết. Một lần lực lượng vũ trang Ukraine ở miền đông đặt vài giàn phóng M777 ở gần một nhà kho của nông trại và bắn hỏa tiễn. Vài phút sau, hỏa tiễn của quân Nga bắn trúng địa điểm giàn phóng, tiêu hủy cả giàn phóng lẫn chiếc xe tải chở giàn phóng. Mặc dù phía Tây phương, gồm Hoa Kỳ và Pháp, Đức cung cấp cho Ukraine 72 hệ thống phóng hỏa tiễn, nhưng theo các tướng chỉ huy lực lượng vũ trang Ukraine thì phía Nga có nhiều hỏa tiễn hơn gấp 7 lần để bắn Ukraine. Mỗi ngày quân Nga bắn khoảng 20,000 hỏa tiễn, làm tan nát nhiều thành phố như ở Severodonetsk và Lysychansk khiến cho hàng trăm binh lính Ukraine bị giết mỗi ngày. Đó là giai đoạn thê thảm nhất trong cuộc chiến ở Ukraine. Lính Ukraine phải hy sinh rất nhiều khi muốn giành lại từng tấc đất bị Nga chiếm đóng. Hoa Thịnh Đốn khuyến khích quân đội Ukraine nên tận dụng về tính chất hữu hiệu của vũ khí được phương Tây viện trợ hơn là muốn có nhiều vũ khí so với quân Nga. Trước đây, trong thời còn Chiến Tranh Lạnh, các nước trong khối NATO cũng áp dụng chiến lược này, họ dựa nhiều vào vũ khí tối tân của mình, tuy ít hơn về số lượng, nhưng tối tân và hiệu quả hơn vũ khí của Nga. 


Quân đội Ukraine có một tiểu đội thám thính bằng máy bay không người lái và một mạng lưới tình báo sơ sài bằng nhân sự gài trong  vùng bị quân Nga chiếm đóng. Nhưng khả năng thu thập tin tình báo của họ bị giảm hiệu lực khi ở xa mặt trận trên 15 dậm. Trong khi đó, vệ tinh gián điệp của Hoa Kỳ có thể chụp hình rất rõ tất cả mọi vị trí đóng quân ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Ở gần mặt đất, máy bay gián điệp quân sự của Hoa Kỳ bay dọc theo biên giới có thể chụp hình rất rõ vị trí đóng quân. Ngoài ra, hệ thống thu nhặt tin tình báo của Hoa Kỳ còn có thể lấy được tin tức từ những cuộc điện đàm giữa các tướng lãnh Nga. Từ ngày bắt đầu có cuộc xâm lăng, Hoa Kỳ và các nước Tây phương chia sẻ tin tức tình báo cho Ukraine biết. Ông Mykola Bieliekov, chuyên viên làm việc ở Viện Nghiên Cứu Chiến Lược ở thủ đô Kyiv nói: “Việc chia sẻ tin tức tình báo là một phần rất quan trọng mà Hoa Kỳ đã giúp cho chúng tôi.”.Một buổi chiều tháng Tư, tại trung tâm điều hợp tình báo ở một địa điểm thuộc Âu Châu, các sĩ quan tình báo Ukraine hỏi những bạn đồng sự Mỹ, và đồng minh trong khối NATO xác định một tọa độ cần thảo luận. Việc thảo luận kiểu này xảy ra khá thường xuyên giữa các sĩ quan tình báo. Đại diện bên phía Ukraine vẫn hay hỏi lại địa điểm bản doanh của quân Nga, hay kho vũ khí nằm ở đâu. Viên chức trong chính quyền Biden nói: “Chúng tôi cung cấp tin tức cho họ là chuyện bình thường, không có gì mới lạ. Chúng tôi có thể cho họ biết hiện đang có một tiểu đoàn lính Nga ở Slovyansk đang di chuyển về hướng tây bắc.”. Song các sĩ quan Ukraine có toàn quyền quyết định họ sẽ làm gì. Chúng tôi không có ý kiến chấp thuận, hay không đồng ý về mục tiêu của họ.”. Chính quyền Biden cũng từ chối không cung cấp tin tức tình báo liên quan đến những cá nhân quan trọng của Nga, chẳng hạn như những sĩ quan cấp tướng, những nhân vật chính trị, hay đại gia tầm vóc lớn. Viên chức của chính phủ Biden nói: “Có một ranh giới chúng tôi phải tôn trọng là tránh không đụng độ trực tiếp với nước Nga.”. Ông ta nói: “ Chúng tôi không tìm cách giết các tướng lãnh Nga. Chúng tôi chỉ giúp lực lượng Ukraine hiểu rõ lối chỉ huy, và cách kiểm soát của người Nga.”.Tuy nhiên, cho đến nay lực lượng vũ trang Ukraine đã giết được 8 tướng Nga, đa số bằng đạn pháo kích bắn từ xa. Số tướng Nga bị giết nhiều cho thấy hình thức chỉ huy trong quân đội Nga hết sức nặng nề, tuyệt đối tuân theo hệ thống quân giai, mọi quyết định hành quân đều được đưa ra từ trên xuống dưới. Đa số trong nhiều trường hợp người lính cấp trung hay cấp dưới không được làm bất cứ quyết định nào. Chính vì thế nhiều ông tướng phải có mặt ở sát tiền đồn. Viên chức quân sự Hoa Kỳ nói: “Quyền chỉ huy và kiểm soát quân đội nằm trong tay ông tướng. Và đó chính là nguyên nhân đưa đến tai họa lớn cho các ông.”.Điều mà lực lượng vũ trang Ukraine yêu cầu tình báo Mỹ và NATO cung cấp hồi tháng Tư vừa qua là địa điểm, tọa độ của tàu chiến Moskva. Đây là soái hạm lớn của hải quân Nga hoạt động trong vùng Hắc Hải. Tình báo Hoa Kỳ xác định tọa độ của soái hạm này nằm ở phía nam của hải cảng Odessa. Chỉ ít lâu sau, tin tức báo chí ở Hoa Thịnh Đốn cho biết có một vụ nổ xảy ra cho soái hạm này. Ngày 14 tháng Tư soái hạm Moskva hoàn toàn mất tích trong vùng Hắc Hải. Thông báo từ thủ đô Kyiv tiết lộ hai hỏa tiễn Neptune chống tàu chiến do Ukraine chế tạo đã được phóng đi từ bờ biển Odessa. Một hỏa tiễn bắn trúng tàu Moskva. Tình báo Hoa Kỳ xác minh điều này. Phía Nga thì không bao giờ xác nhận tin này. Họ chỉ nói đã có một vụ nổ xảy ra trên soái hạm Moskva, và vì biển động đã khiến cho con tàu bị mất tích. Khoảng 40 thủy thủ Nga bị chết theo con tàu. Sau khi giàn phóng hỏa tiễn loại M777 được gửi sang Ukraine, bộ binh Ukraine thường xuyên thông báo về kết quả của việc sử dụng giàn phóng hỏa tiễn tối tân này. Việc báo cáo kết quả theo ông Reznikov là để thuyết phục Hoa Kỳ và đồng minh NATO hãy tin tưởng vào Ukraine, viện trợ những vũ khí tối tân nhất cho chúng tôi để chúng tôi đánh bọn Nga xâm lược. Kết quả được chứng minh cho quý vị biết.Một nhà ngoại giao Âu châu nói với chúng tôi rằng chuyện không tin tưởng vào nhau thường hay xảy ra, nhất là khi chiến cuộc phức tạp như cuộc chiến hiện nay. It lâu sau, khi đôi bên hiểu nhau hơn, lòng tin sẽ được vãn hồi, và đôi bên sẽ cởi mở với nhau. Vào tháng Năm, đơn vị pháo binh của Ukraine, sử dụng cả dàn phóng M777 lẫn hỏa tiễn của hệ thống Soviet cũ trước đây để tấn công một lực lượng lính Nga khá lớn, đang tìm cách vượt cây cầu để qua sông Seversky Donetsk. Tình báo Mỹ cung cấp tin tức cho phía Ukraine biết rõ ngày giờ nào lính Nga sẽ vượt qua cây cầu để Ukraine nã pháo bắn quân Nga. Đây là một thiệt hại lớn lao nhất cho bộ binh Nga kể từ ngày bắt đầu cuộc chiến. Hàng chục xe tăng, và xe bọc sắt bị tiêu hủy, nằm cháy đen bên bờ sông, và khoảng hơn 400 lính Nga bị giết. 


Trong nhiều tháng, quân đội Ukraine nhận được hệ thống vũ khí của Mỹ hàng đầu mà họ yêu cầu viện trợ. Đó là loại giàn phóng tên là High Mobility Artillery Rocket System, gọi tắt là HIMARS. Giàn phóng M777 có thể bắn trúng nơi tập trung binh lính của địch, trạm chỉ huy tiền phương, xe tăng, hay xe bọc sắt trong phạm vi 15 dậm. Nói chung là chỉ sâu trong phạm vi chiến thuật mà thôi. Trong lúc đó, hệ thống HIMARS có thể bắn thật xa, vào những mục tiêu ở sâu trong phòng tuyến của địch, nơi tập trung đạn dược, tiếp liệu và hệ thống Radar, cũng như bộ chỉ huy của địch. Giàn phóng HIMARS có thể được đặt trên xe vận tải quân sự Hoa Kỳ, loại  thường. Điều này giúp giàn phóng dễ dàng thực hiện phương châm “bắn xong rồi chạy đi nơi khác”, nói theo thuật ngữ quân sự. Ông Colin Kahl, thứ trưởng quốc phòng Mỹ, mô tả giàn phóng HAMARS là loại vũ khí bắn rất chính xác từ trên không xuống mục tiêu, và đặt ngay trên xe vận tải quân sự.  Giới chức quân sự Mỹ thì nói: “Có sự kết hợp hài hòa giữa tính chính xác của giàn phóng HIMARS với tin tức tình báo. Cả hai yếu tố này phụ trợ cho nhau.”. Tuy nhiên, điều khó khăn cho chính quyền Biden không phải là chỉ gửi giàn phóng đến Ukraine là xong, mà còn phải gửi đạn đến cho họ dùng. Mỗi hệ thống phóng hỏa tiễn có thể mang theo được 6 hỏa tiễn tên là GMLRS, có tầm bắn xa khoảng 40 dậm, và 01 hỏa tiễn tên là ATACMS có tầm bắn xa đến 180 dậm. Theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ việc chuyên chở giàn phóng HIMARS không khó khăn, song việc di chuyển hỏa tiễn, và dụng cụ để bắn sâu vào  trong lãnh thổ của Nga mới vất vả. Putin tỏ ra hết sức bực bội về hệ thống bắn hỏa tiễn tầm xa. Ví dụ Điện Kremlin cho rằng hỏa tiễn đối không của Mỹ đặt ở Romania và ở Ba Lan là nhắm vào trong lãnh thổ Nga.  Mặc dù phía Ukraine khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ sử dụng giàn phóng HIMARS để tấn công vượt biên giới, sang nước Nga. Nhưng chỉ cần hiểu khả năng kỹ thuật của giàn phóng cũng ngầm hiểu rằng việc dùng giàn phóng HIMARS mang tính chất khiêu khích. Viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng đồng ý với mối lo ngại này, ông nói: “Chúng ta có lý do để tin rằng hỏa tiễn ATACMS chính là một cây cầu không quá xa.”.Tình hình thực tế nơi chiến trường cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định cung cấp quân viện cho Ukraine. Theo Bộ Quốc Phòng Mỹ: “Chúng ta không viện trợ quân sự theo yêu cầu của Ukraine, mà theo sự đánh giá của riêng chúng ta.”. Chính quyền Biden yêu cầu phía Ukraine đưa danh sách những mục tiêu họ muốn nhắm bắn tới.Kết quả cho thấy hầu hết những mục tiêu họ nhắm tới đều chỉ cần loại hỏa tiễn GMLRS là đủ, không cần phải dùng đến hỏa tiễn ATACMS.Có một trường hợp ngoại lệ: Đó là khi Ukraine mong muốn có thể bắn hỏa tiễn đến tận Crimea. Đây là nơi quân Nga dùng làm đầu tàu tiếp tế cho lực lượng vũ trang của họ trong vùng phía nam. Crimea lại ở rất xa, chỉ có thể dùng loại hỏa tiễn ATACMS mới có thể bắn tới đích. Viên chức Bộ Quốc Phòng tính toán: “Rõ ràng là người Ukraine muốn ỉa một đống cứt lớn vào mặt Putin. Đối với nước Nga, Crimea cũng quan trọng và quý báu như là St. Petersburg. Nếu Mỹ giúp Ukraine trong yêu cầu, e rằng sẽ bị Nga xem đó là một bước leo thang chiến tranh. Chúng ta phải hết sức thận trọng.”.Trong nhiều cuộc đối thoại, nói chuyện, các viên chức Hoa Kỳ công khai nói rõ rằng giàn phóng HIMARS không được dùng để bắn hỏa tiễn vượt biên giới vào địa phận nước Nga. Viên chức quân sự của Ukraine cũng nhận ra điều này. Họ nói: “Người Mỹ rất nghiêm túc về yêu cầu nói rằng chúng ta không được dùng vũ khí của họ để bắn vào lãnh thổ Nga. Chúng ta trả lời ngay rằng điều đó không có gì trở ngại cả. Chúng tôi chỉ dùng vũ khí của các ông  chống lại quân thù trong phạm vi lãnh thổ của chúng tôi mà thôi.”. Đối với phần lớn vũ khi viện trợ cho Ukraine việc tuân thủ quy định này dễ làm, chỉ cần điều chỉnh kỹ thuật là xong. Về mặt chính thức, Hoa Kỳ ra dấu cho rằng tất cả vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga xâm lăng kể từ năm 2014 đều có thể dùng HIMARS để đánh chiếm lại. Chúng ta không nói rõ là cấm không được dùng HIMARS để đánh chiếm vùng Crimea. Và khi đó, chúng ta lại cũng không thể dùng kỹ thuật để ngăn cấm điều này.Gói viện trợ giàn phóng HIMARS đầu tiên được đưa sang chiến trường Ukraine vào cuối tháng Sáu. Chỉ vài ngày sau đã thấy xuất hiện những video chiếu rõ kho đạn, vũ khí của Nga trong vùng  ngoại ô Donetsk bốc cháy hừng hực. Ông Reznikov tuyên bố rằng giới chức quân sự đã sử dụng giàn phóng HIMARS để tiêu diệt hàng chục cơ sở tồn trữ vũ khí, quân cụ của Nga. Để đáp ứng với lời tuyên bố trên, các viên chức trong chính quyền Biden vội vàng tuyên bố: “Lực lượng quân sự Nga đã mau chóng điều chỉnh với tình thế mới. Họ di chuyển kịp thời kho vũ khí đi nơi khác, và họ ý thức rõ rằng giàn phóng hỏa tiễn HIMARS đang có mặt ngoài chiến trường.”Mỗi lần phóng hỏa tiễn bằng giàn phóng HIMARS tốn khoảng 7 triệu đô la. Phía Ukraine, họ ước tính phải phóng khoảng 5,000 trái hỏa tiễn loại GMLRS mỗi tháng, trong lúc đó hãng sản xuất ra hỏa tiễn này là hãng Lockheed Martin ở Mỹ chỉ có thể chế tạo được 9,000 trái hỏa tiễn mỗi năm. Viên chức Bộ Quốc Phòng nói thẳng với phía Ukraine rằng: “Các ông không thể có nhiều hỏa tiễn như mong muốn. Không phải vì chúng tôi không tin các ông, mà vì không có đủ số hỏa tiễn đến mức yêu cầu của các ông trên Trái Đất này.”.Hồi tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc Phòng Nga  Sergei Shoigu ra lệnh cho các tướng tư lệnh mặt trận ở Ukraine phải “ưu tiên tiêu diệt cho bằng được các giàn phóng hỏa tiễn tầm xa của địch bằng những vũ khí chính xác.”. Hai tuần sau, phía Nga cho biết họ đã tiêu diệt được 6 hệ thống phóng hỏa tiễn HIMARS. Lúc đó, Hoa Kỳ đã cung cấp tổng cộng 16 giàn phóng. Đức và Anh quốc cung cấp 9 hệ thống tương tự. Giới chức quân sự Hoa Kỳ cải chính tin tức của Nga và nói rằng tất cả các hệ thống phóng hỏa tiễn vẫn còn nguyên vẹn, và hoạt động tốt. Để chuẩn bị cho đợt phản công sắp tới xảy ra trong mùa hè. Phía Ukraine sử dụng hệ thống HIMARS đánh tới tấp các kho vũ khí, bộ chỉ huy của quân Nga trong vùng Kherson. Vài hỏa tiễn đánh trúng cây cầu Antonovsky nối liền thành phố ở bờ phía đông của con sông Dnipro River. Các đơn vị vũ trang của Nga bên trong Kherson sẽ gặp khó khăn về tiếp liệu, cũng như đạn dược, xăng dầu. Ông Bielieskov, chuyên gia quân sự Ukraine cho biết việc nã hỏa tiễn của giàn phóng HIMARS vào lính Nga, và xe tăng làm cho các đơn vị quân đội Nga ở phía nam bị rối loạn. “Toàn bộ nhóm lính Nga ở bên bờ hữu ngạn của con sông Dnipro phải vượt qua sông từng nhóm nhỏ một.”.Hoa kỳ cũng bắt đầu cung cấp cho Ukraine loại hỏa tiễn AGM-88 HARM phóng đi từ máy bay quân sự, điều khiển bằng hệ thống ra đa điện tử. Hỏa tiễn loại này được thiết kế phóng đi từ chiến đấu cơ F-16, nhưng sau đó, Không quân Ukraine cải biến để có thể phóng đi từ phản lực cơ MIG. Viên chức cao cấp thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phải khen ngợi: “Việc làm của không quân Ukraine giống như nhân vật MacGyver trong bộ phim truyền hình. Điều đó cho thấy họ rất linh động trong việc cải biến cách sử dụng vũ khí.”. Giàn phóng hỏa tiễn HARM gây rất nhiều khó khăn cho quân đội Nga. Ngoài ra, loại máy bay không người lái Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo cũng được dùng để tấn công quân Nga. Giới quân sự và tình báo của Hoa Kỳ nhận định rằng mặc dù Hoa Kỳ dính líu rất sâu vào cuộc chiến ở Ukraine, như Nga không thể làm gì khác được, hay mượn lý do để leo thang chiến tranh bởi vì Hoa Kỳ và đồng minh luôn luôn thận trọng trong từng quyết định viện trợ vũ khí cho Ukraine. Họ nói: “Phía Nga giống như con cóc nhảy, chúng ta từ từ đun nóng nước dưới chân nó, và nó quen dần với độ nóng của nước.”.


Việc quân Nga phải rút lui khỏi Kharkiv là một sự xấu hổ, nhục nhã cho quân đội Nga. Nó tiết lộ cho chúng ta thấy những điểm yếu căn bản của quân đội nước này. Quân lực của Nga bị xuống cấp cả về nhân sự lẫn vũ khí trang bị đến độ họ không thể trấn giữ được những vùng họ đã chiếm được, trong lúc mở các cuộc hành quân tấn công khác. Trong lúc đó quân đội Ukraine nhận được sự huấn luyện mới tinh khôi do các nước NATO huấn luyện, cộng thêm vũ khí tối tân của Tây phương. Trong suốt hai tháng Chín và Mười, quân đội Ukraine liên tiếp mở nhiều cuộc phản công, thọc sâu vào các vùng Kharkiv và Donbas, lấy lại nhiều tỉnh và thị trấn mà trước đó Putin rêu rao đó là chiến thắng của quân xâm lược Nga. Giới tình báo cao cấp của Hoa Kỳ ghi nhận rõ là những gì đang xảy ra trên chiến trường hoàn toàn khác hẳn với những mục tiêu chính trị mà Putin nhắm tới. Sự mâu thuẫn, nghịch lý này có thể dẫn đến những hậu quả hết sức nguy hiểm. Rồi đây, khi Putin nhận ra sự thật bẽ bàng này, hắn sẽ nổi điên lên, và có thể sử dụng vũ khí hóa học hay nguyên tử. Hoặc cũng có thể khi nhận ra “sự đe dọa rất rõ ràng đến quyền bính” của hắn, có thể hắn sẽ nghĩ đến chuyện lùi bước. Sau thất bại ở Kharkiv, Putin liều lĩnh đánh ván bài gấp đôi để trả đũa cho những thất bại về phía Nga. Trong bài diễn văn đọc ngày 21 tháng Chín, hắn tuyên bố một loạt văn bản sáp nhập vùng lãnh thổ miền Nam Ukraine bị Nga thôn tính, và một số vùng phía đông trở thành những tỉnh mới của nước Nga. Đồng thời hắn cũng ra lệnh động viên thanh niên Nga đi lính. (chẳng mấy chốc mà một triệu thanh niên Nga sẽ bị gọi đi nhập ngũ.). Putin noi1 rằng nước Nga không chỉ có chiến tranh với nước Ukraine, mà đang có một cuộc chiến rất lớn đối với “cả một tập thể các nước phương Tây.”. Ở đoạn cuối bài diễn văn, hắn hăm dọa sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử để bảo vệ những vùng lãnh thổ vừa mới được sáp nhập vào nước Nga. Hăn nói nguyên văn: “Để lãnh thổ của đất nước được duy trì nguyên vẹn, để bảo vệ nước Nga chúng ta sẽ sử dụng tất cả các loại vũ khí mà chúng ta có. Đây không phải là điều hù dọa đâu.”.Việc sáp nhập những vùng lãnh thổ này được kết thúc ở nước Nga vào ngày 5 tháng Mười, và ngay sau đó đã bị cả thế giới đồng thanh chối bỏ, không thừa nhận. Đây là chỉ dấu cho thấy giai đoạn bốn của cuộc chiến bắt đầu. Từ nay quyền bính của Putin sẽ bị đem ra thử thách, liệu xem hắn có thể giữ được những vùng đất mà hắn đã rùm beng tuyên bố là thuộc về nước Nga. Ván bài lớn mà Nga đánh lần này hầu như càng làm cho phía Ukraine thêm sôi máu, tức giận, và hừng chí. Họ phấn khởi, hăng say hơn cả các nước Tây phương đứng sau lưng hỗ trợ cho họ. Người ta tranh luận đặt câu hỏi là liệu Hoa Kỳ có cung cấp vũ khí cho Ukraine để họ đánh chiếm lại vùng Kherson chăng, và nếu như phía Ukraine đòi giành lại cả vùng Crimea bị Nga ngang ngược chiếm lấy hồi năm 2014, Hoa Kỳ có tiếp tục giúp không?. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng không muốn bị Nga dùng chiêu bài sử dụng vũ khí nguyên tử để bắt nạt các nước khác. Viên chức cao cấp trong chính quyền Biden tiết lộ rằng: “Chúng tôi theo dõi rất sát lực lượng nguyên tử của Nga. Cho đến nay chúng tôi chưa thấy dấu hiệu nào nói rằng ông Putin sẽ chọn việc sử dụng vũ khí nguyên tử.”.Ở thủ đô Kyiv của Ukraine, người dân nghĩ về việc Nga sử dụng vũ khí nguyên tử vừa đáng sợ, vừa là nguy cơ có thật, không phải là điều huyền hoặc. Cố vấn của Tổng thống Zelinsky, ông Podolyak nói rằng: “Ukraine không có chọn lựa nào khác ngoài việc đòi phải giải phóng những vùng lãnh thổ bị Nga cưỡng chiếm, bất chấp có thể phải đối đầu với việc Nga sẽ dùng vũ khí tàn sát tập thể.”

 

Hiện nay Ukraine không có vũ khí nguyên tử của riêng mình. Ukraine đã giao tất cả kho vũ khí nguyên tử của mình vào năm 1994 sau khi ký hiệp ước với Hoa Kỳ, Nga và một số nước khác. Vì thế nếu có sự đáp trả đối với việc Nga sử dụng vũ khí nguyên tử, sự đối phó đó sẽ xuất phát từ các nước Tây phương. Ông Podolyak nói thêm: “Câu hỏi đặt ra không phải là chúng ta sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí nguyên tử. Câu hỏi đúng phải là vũ khí nguy6en tử của thế giới sẽ làm gì khi Nga dùng đến loại vũ khí này. Liệu thế giới có còn muốn áp dụng chủ trương tài giảm vũ khí nguyên tử nữa hay không?”. Ông yêu cầu phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, nên sớm gửi tín hiệu cho Putin biết, ngay từ bây giờ, chớ để đến sau khi hắn sử dụng vũ khí nguyên tử. Vào đầu tháng Mười, Nga bắn rất nhiều hỏa tiễn thẳng vào thủ đô Kyiv, và một số thành phố khác, giết chết hàng chục thường dân, và phá hủy nhiều cấu trúc hạ tầng cơ sở khắp nước Ukraine. Họ bắn phá dữ dội để trả đũa cho vụ nổ xảy ra trên cây cầu quan trọng nối liền vùng đất liền của Nga với bán đảo Crimea. Do đó, Ukraine phải cầu cứu Tây phương giúp bảo vệ bầu trời cho Ukraine. Theo các viên chức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lời yêu cầu này rất khó đáp ứng không phải về khía cạnh chính trị, mà về mặt kỹ thuật. Hoa kỳ không có nhiều loại vũ khí phòng không để mà viện trợ cho Ukraine. Chẳng lẽ cung cấp cho Ukraine hai loại hệ thống phòng không tối tân là Patriot hay NASAM. Nghe đâu Ukraine đã ngỏ lời xin được viện trợ hai loại vũ khí này qua ngả Nam Hàn và Trung Đông. Tuy nhiên, viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ tiết lộ rằng Ukraine có thể nhận được hai hệ thống NASAMS đầu tiên vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11. Chính quyền Biden cũng vừa công bố sẽ viện trợ quân sự thêm cho Ukraine một gói viện trợ mới trị giá hơn một tỷ đô la. Tổng cộng số viện trợ quân sự của Ho Kỳ cho Ukraine tính đến nay lên đến 16 tỷ đô la. Trong gói viện trợ mới gồm có 8 hệ thống giàn phóng hỏa tiễn HIMARS, gấp đôi số vũ khí hiện đang có trong kho của Ukraine. Các viên chức Ukraine hiện đang mơ ước có thêm những vũ khí tối tân khác nữa như máy bay phản lực F-16,xe tăng loại mới của NATO, và hệ thống hỏa tiễn bắn tầm xa ATACMS để nhắm bắn sâu vào kho tiếp liệu, và kho đạn của Nga đặt trong vùng Crimea. Ông Reznikov tin rằng Ukraine sẽ xin được đầy đủ những loại viện trợ quân sự kể trên. Ông kể lại: “Hồi tôi đến Hoa Thịnh Đốn xin viện trợ quân sự. Chúng tôi xin loại giàn phóng hỏa tiễn Stingers, mọi người đều nói không được đâu. Nhưng rối chúng tôi nhận được. Tương tự khi chúng tôi xin súng đại bác 155 li, hay giàn phóng hỏa tiễn HIMARS, ai cũng trả lời là không được. Nhưng chúng tôi vẫn xin được. Do đó, thế nào mai này chúng tôi cũng có chiến đấu cơ F-16’s cũng như hỏa tiễn bắn tầm xa ATACMS.”.Ông cao hứng nói tiếp: “Với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các nước trong khối NATO, quân đội Ukraine đã chứng minh cho thấy chúng tôi có thể đối phó được với bọn xâm lược Nga. Chúng tôi không sợ bọn Nga. Chúng tôi cũng yêu cầu các đối tác, bạn đồng hành của chúng tôi ở phương Tây cũng đừng sợ bọn Nga.”


Nguyễn Minh Tâm  dịch theo THE NEW YORKER  ngày 24/10/2022





No comments: