NỘI DUNG :
IAEA:
Không có dấu hiệu ‘bom bẩn’ tại các địa điểm thanh sát ở Ukraine
Reuters
.
Mỹ
ngày càng lo ngại Nga ‘‘tấn công hạt nhân’’ tại Ukraina
Trọng
Thành -
RFI
.
Các chỉ huy Nga 'thảo luận
việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine'
Paul
Kirby, BBC News
================================================
.
IAEA:
Không có dấu hiệu ‘bom bẩn’ tại các địa điểm thanh sát ở Ukraine
04/11/2022
Cơ quan
giám sát hạt nhân của Liên hiệp quốc ngày 3/11 cho biết không tìm thấy chỉ dấu
nào về hoạt động hạt nhân không được khai báo tại ba địa điểm ở Ukraine mà họ
đã kiểm tra theo yêu cầu của Kyiv để đáp lại cáo buộc của Nga rằng một “quả bom
bẩn” đang được chế tạo.
https://gdb.voanews.com/0c520000-0aff-0242-09a3-08da9ff6147a_w1023_r1_s.jpg
Tổng giám đốc
Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi.
Moscow đã nhiều lần cáo buộc Ukraine có kế hoạch sử dụng một quả bom như
vậy - một thiết bị nổ thông thường có chứa chất phóng xạ - và nói rằng các viện
liên quan đến ngành công nghiệp hạt nhân đã tham gia vào quá trình chuẩn bị, mà
không đưa ra bằng chứng. Chính phủ Ukraine phủ nhận cáo buộc của Nga.
Một số quan chức Ukraine và phương Tây nói Moscow đưa ra cáo buộc đó để
che đậy việc tự kích nổ quả bom bẩn của chính họ rồi đổ lỗi cho Kyiv.
Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế IAEA tháng trước loan báo sẽ kiểm tra hai
địa điểm ở Ukraine theo yêu cầu của Kyiv. Ngày 31/10, IAEA nói các cuộc kiểm
tra đã bắt đầu và vào ngày 3/11, họ cho biết đã được hoàn thành tại ba địa điểm
chứ không phải hai. Tất cả các địa điểm này là những nơi mà Nga đã đề cập.
“Trong vài ngày qua, các thanh sát viên đã có thể thực hiện tất cả các hoạt
động mà IAEA đã lên kế hoạch tiến hành và được phép tiếp cận các địa điểm không
bị kiểm soát”, IAEA có trụ sở tại Vienna cho biết trong một tuyên bố.
“Dựa trên đánh giá các kết quả có sẵn cho đến nay và thông tin do Ukraine
cung cấp, cơ quan này không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào về các hoạt động và vật
liệu hạt nhân chưa được khai báo tại các địa điểm ấy.”
IAEA cho biết các địa điểm đó là Viện Nghiên cứu Hạt nhân ở Kyiv, Nhà máy
Khai thác và Chế biến Miền Đông ở Zhovti Kody, và Nhà máy Chế tạo Máy của Hiệp
hội Sản xuất Pivdennyi ở Dnipro.
Các thanh sát viên cũng đã lấy các mẫu môi trường và sẽ gửi đi để phân
tích trong phòng thí nghiệm, IAEA sẽ báo cáo lại kết quả, tuyên bố cho biết
thêm.
===========================================
.
.
Mỹ
ngày càng lo ngại Nga ‘‘tấn công hạt nhân’’ tại Ukraina
Trọng Thành - RFI
Theo một
cố vấn Nhà Trắng hôm 02/11/2022, chính quyền Mỹ từ nhiều tháng nay ngày càng lo
ngại hơn về khả năng Nga tấn công hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraina. Cùng
ngày, bộ Ngoại Giao Nga ra thông cáo khẳng định ưu tiên của Nga là ‘‘tránh
mọi đụng độ trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân’’.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ,
John Kirby, theo đó Washington đang ‘‘theo dõi sát sao nhất theo khả
năng’’ các động thái của Nga liên quan đến vũ khí hạt nhân. Nhật báo Mỹ
New York Times hôm 02/11, dẫn lời một số quan chức Hoa Kỳ, cho biết nhiều chỉ
huy quân sự Nga mới đây đã thảo luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến
thuật tại Ukraina.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin ẩn danh, tổng thống Nga Vladimir Putin
không tham gia vào cuộc thảo luận này, và hiện chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho
thấy Matxcơva đang chuẩn bị tấn công hạt nhân.
Về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh tại Ukraina, chính
quyền Matxcơva đưa ra các phản ứng trái ngược. Hôm thứ Tư 02/11, phát ngôn viên
điện Kremlin, Dmitri Peskov, lên án truyền thông phương Tây ‘‘vô trách
nhiệm’’, ‘‘cố tình thổi phồng vấn đề vũ khí hạt nhân’’. Ngược lại,
trước đó một hôm, nhân vật số hai Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitri
Medvedev, một lần nữa đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu quân đội
Ukraina phản công chiếm lại các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng tại Crimée và
Donbass.
Trong một phát biểu truyền hình ngày 21/09, tổng thống Nga Putin đã
ngầm nhắc đến khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử để ngăn chặn cuộc phản công của
quân đội Ukraina, được phương Tây hậu thuẫn về phương tiện quân sự.
-----------------------
.
.
Các chỉ huy Nga 'thảo luận
việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine'
Paul Kirby
BBC
News
3 tháng 11 2022, 12:28 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-63495300
Các nhà
lãnh đạo cấp cao của quân đội Nga tháng trước đã thảo luận về cách thức và thời
điểm họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine, hai quan chức
Mỹ nói với CBS News.
Nga tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân thường lệ vào
tuần trước trong bối cảnh tăng cường nói về thời điểm có thể sử dụng vũ khí hạt
nhân
Ông Vladimir Putin không tham gia vào các cuộc đàm phán, hai quan chức
này cho hay.
Nhà Trắng cho biết họ ngày càng "lo ngại" về khả năng Nga sử dụng
vũ khí hạt nhân trong vài tháng qua.
Nhưng Nhà Trắng nhấn mạnh rằng Mỹ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga
chuẩn bị cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Bắc Hàn: Buổi sáng cân não
khi Nhật theo dõi các vụ phóng tên lửa
Bắc Hàn lên án sự ủng hộ
phi hạt nhân hóa của người đứng đầu LHQ
Điều này giống với những đánh giá trước đó của tình báo phương Tây rằng
Moscow đã không di chuyển vũ khí hạt nhân của mình.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc phương Tây "cố
tình thổi bùng lên chủ đề này", mặc dù thời điểm diễn ra các cuộc thảo luận
quân sự cấp cao của Nga vào giữa tháng 10 là rất quan trọng.
Vào cuối tháng Chín, Tổng thống Putin đã leo thang luận điệu chống phương
Tây và đe dọa sử dụng hạt nhân của mình. Tổng thống Nga nói về việc sử dụng mọi
phương tiện để bảo vệ Nga và các vùng đất Ukraine bị chiếm đóng mà ông đã thôn
tính.
Ộng Putin nói: "Đây không phải là một trò lừa bịp", đồng thời
cáo buộc phương Tây tung ra các vụ tống tiền hạt nhân và khoe khoang vũ khí Nga
hiện đại hơn bất kỳ vũ khí nào trong kho vũ khí của Nato.
Trả lời truyền thông Mỹ về việc Nga đã thảo luận khả năng sử dụng vũ khí
hạt nhân, phát ngôn viên an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết:
"Chúng tôi ngày càng lo ngại về khả năng xảy việc này ra trong những tháng
qua".
Khi vận may trên chiến trường của Nga suy yếu, các mối đe dọa hạt nhân của
nước này dường như gia tăng.
Moscow cáo buộc Ukraine chuẩn bị "bom bẩn" tẩm chất phóng xạ, mặc
dù Ukraine và phương Tây cho rằng Nga chỉ đang cố tạo cớ đổ lỗi cho Kyiv nếu một
thiết bị như vậy được sử dụng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, đã đề nghị liên hệ với những người
đồng cấp ở Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp để thảo luận về 'âm mưu' của Ukraine. Tuy
nhiên, khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra các bức ảnh để minh họa cho phát hiện của
mình, chính phủ Slovenia đã nhanh chóng chỉ ra rằng những bức ảnh đã được mượn
từ Cơ quan Quản lý Chất thải Phóng xạ của họ và chỉ ra rằng các thiết bị phát
hiện khói có từ năm 2010.
Trong những tuần gần đây, học thuyết hạt nhân của Nga đã được soi xét kỹ
lưỡng, về các trường hợp nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là
vũ khí "chiến thuật" trên chiến trường Ukraine.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng trong chiến đấu, trái ngược với
các loại vũ khí "chiến lược" lớn hơn được thiết kế để gây ra sự hủy
diệt lớn.
Khi Nga tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân thường lệ vào tuần trước, theo
kịch bản là nước này đang trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân của kẻ thù bằng vũ
khí chiến lược quy mô lớn hơn. Ông Putin kiên quyết rằng học thuyết hạt nhân của
Nga chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để phòng thủ.
Nhưng hôm thứ Ba, Phó chủ nhiệm Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev, đã
nhấn mạnh một yếu tố khác trong học thuyết của Nga - sử dụng hạt nhân trong trường
hợp có mối đe dọa hiện hữu đối với nhà nước. Ông này nói rằng mục đích chiến
tranh với Ukraine là dể thu hồi tất cả các lãnh thổ trước đây thuộc về Ukraine,
và bản thân Nga đã là một mối đe dọa hiện hữu.
Ông Medvedev có thể không hẳn đã khiến ông Putin chú, nhưng những bình luận
của ông phản ánh niềm tin của ông Putin rằng việc chính thức sáp nhập các khu vực
rộng lớn ở miền nam và miền đông Ukraine biến chúng thành lãnh thổ của Nga,
ngay cả khi chúng không được cộng đồng quốc tế công nhận là một phần của Nga.
Và trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại rằng
Matxcơva được quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả "một hành động gây
hấn, bằng việc sử dụng vũ khí thông thường, khi chính sự tồn tại của nhà nước
đang lâm nguy".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết sẽ có "hậu quả nặng nề"
nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường Ukraine.
Tuần trước, khi được BBC hỏi về việc phủ nhận Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt
nhân ở Ukraine, người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại SVR, Sergei
Naryshkin, cho biết họ rất lo ngại về luận điệu của phương Tây và cáo buộc lãnh
đạo Ukraine đang cố gắng mua vũ khí hạt nhân.
No comments:
Post a Comment