Cuộc
chiến ở Biển Đông của Việt Nam còn gian nan?
19/11/2022
https://vietbao.com/a314092/cuoc-chien-o-bien-dong-cua-viet-nam-con-gian-nan-
https://vietbao.com/images/file/ztlcf2DK2ggBAmBc/9-dotted-line.png
https://vietbao.com/images/file/ztlcf2DK2ggBAmBc/w487/9-dotted-line.png
Địa lý Biển Đông
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ
Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể
hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai
với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC).
Vòng đàm phán chính thức thứ nhất giữa Trung Quốc và ASEAN diễn ra năm
2018 với hy vọng đạt được kết quả trong 3 năm nhưng thất bại vì Trung Quốc
khăng khăng đòi độc quyền toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả hai Quần đào Hoàng Sa
và Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế ở
La Haye, trong phiên xử ngày 12/7/2016, bác yêu sách của Trung Quốc đòi một phần
lãnh hải do Phi Luật Tân kiểm soát ở bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal)
và Hoàng Nham Nham (Scarborough) thuộc quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã
chịu nói chuyện phải trái với ASEAN về COC.
Bây giờ, ASEAN cho hay cuộc đàm phán thứ hai về Văn kiện duy nhất COC với Trung
Quốc sẽ tiếp tục.
“CODE OF CONDUCT” LÀ GÌ?
COC là Văn kiện, nếu được thông qua, sẽ có tính ràng buộc pháp lý đối với 10 nước
ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của mỗi quốc gia trong việc duy trì hòa bình
và hợp tác ở Biển Đông. Nếu vi phạm, Quốc gia cam kết sẽ bị trừng phạt. Điều
này khác với Văn kiện DOC, (Declaration on Conduct of the Parties in the South
China Sea, viết tắt là DOC), được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày
4-11-2002 tại Phnôm Pênh, Campuchia, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ
8.
Tuyên bố ứng xử DOC không bắt buộc nước vi phạm bị trừng phạt mà để cho các nước
tự nguyện và chịu trách nhiệm về hành động của mình như chứng minh trong Văn kiện.
Theo tài liệu chính thức, các bên đã đồng ý những điều sau đây trong DOC:
Điều 1: Các bên tái khẳng định cam kết
của mình đối với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, Công ước của
LHQ về Luật Biển năm 1982, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á
(TAC), Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc
được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc căn bản
điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhà nước.
Điều 2: Các bên cam kết tìm kiếm những
cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc
nêu trên và trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Điều 3: Các bên tái khẳng định sự tôn
trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên
vùng trời biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ
biến trong luật pháp quốc tế, kể cả Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.
Điều 4: Các bên liên quan chịu trách
nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng
các phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông
qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ
quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ
quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.
Điều 5: Các bên chịu trách nhiệm thực
hiện sự kiềm chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo
thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến
hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống,
trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được
xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng.
Tuy nhiên Trung Quốc không giữ cam kết của mình mà đã tự ý “Xây dựng và
mở rộng diện tích sử dụng trên các đảo hiện có tranh chấp ở Biển Đông.
Năm 2014, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tiến hành cải tạo với quy mô lớn
các thực thể là bãi đá ngầm đang do nước này chiếm hữu, thuộc quần
đảo Trường Sa – khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và
các quốc gia khác (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài
Loan và Brunei), thành các đảo nhân tạo với diện tích lớn
ngang cấp độ các đảo tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa.”
Ngoài quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974,
Bắc Kinh đã lần lượt chiếm thêm 7 vị trí ở Biển Đông ngày 14/03/1988 gồm: Đá
Châu Viên, Đá Chữ Thập, Cụm đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn và
Đá Xu Bi thuộc Trường Sa. Tất cả những vị trí này đã biến thành các căn cứ quân
sự có sân bay, bến cảng và quân lính bảo vệ.
Lý do Trung Quốc có thể tự tung tự tác ở Biển Đông vì Văn kiện DOC không có
tính ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với bên vi phạm. Hơn nữa khối ASEAN cũng
không đoàn kết trong vai trò đối phó với Trung Quốc vì các nước không có quyền
lợi ở Biển Đông không muốn gây xích mích với Trung Quốc gồm, Mã Lai Á, Tân Gia
Ba, Kampuchea, Lào, Thái Lan, Miến Điện.
COC-TRUNG QUỐC
Do đó, ASEAN đã cố gắng thúc đẩy hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông COC
(Code of Conduct) để có hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chống “tính
pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên trong COC”. Ngược lại, Bắc Kinh muốn
“tính tự nguyện” và “lòng tin lẫn nhau” nên được áp dụng giống như DOD trước
đây. Đây là lý do cốt lõi tại sao, sau 20 năm thi hành DOD, hai phía vẫn không
thể đồng ý một Văn kiện COC thống nhất.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng chống “quốc tế hóa
Biển Đông”, điều mà khối ASEAN rất muốn để được Quốc tế bảo hộ. ASEAN từng đòi
hỏi phải có Mỹ, Nga, Nhật, Nam Hàn, Úc và Ấn Độ tham dự để bảo đảm hòa bình.
Ngược lại, Trung Quốc lại chỉ muốn thương thuyết với từng nước có tranh chấp ở
Biển Đông với Bắc Kinh mà thôi, không đồng ý có sự can dự bên ngoài. Sau nhiều
năm giằng co, cuối cùng Trung Quốc đã đồng ý vào tháng 9 năm 2013 chịu “tham vấn
COC” rồi sau đó bằng lòng “thảo luân với ASEAN” về COC từ năm 2018.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, vào tháng 11 năm 2018 nói Trung Quốc muốn đạt
được thỏa hiệp trong 3 năm nhưng đến nay, năm 2022, lập trường hai bên vẫn cách
biệt.
LẬP TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
Theo chuyên gia Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Yusof Ishak Institute, Singapore) thì Việt Nam muốn
cuộc thương thuyết phải “Áp dụng cho tất cả các thực thể tranh chấp và các
vùng biển chồng lấn được xác định theo UNCLOS 1982 ở Biển Đông.” Điều
này có nghĩa gồm cả quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam coi đang bị tranh chấp, nhưng
Trung Quốc không đồng ý, cho rằng Hoàng Sa đã thuộc về Trung Quốc từ năm 1974,
sau khi quân Trung Quốc chiếm từ tay Quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam.
Việt Nam cũng phản đối Trung Quốc dự định thiết
lập hệ thống Nhận diện Phòng không / Air Defense Identification Zone (ADIZ) như
đã thiết lập ở vùng biển Hoa Đông nhắm vào vùng trời và vùng biển tranh chấp với
Nam Hàn và Nhật Bản.
VIỄN ẢNH MÙ MỊT
Từ những khác biệt nêu trên, ASEAN và Trung Quốc
càng ngày càng xa nhau về một giải pháp cho COC, trong khi Việt Nam, nước bị áp
lực nặng nhất trong cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, tiếp tục vật lộn
với cố gắng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Bởi vì trong thời gian gần đây, Trung Quốc
vẫn gia tăng các hoạt động tuần tra quân sự và tấn công, ngăn chặn các ngư dân
Việt Nam đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Bằng chứng này đã được thảo luận tại Hội nghị
cấp Ngoại trưởng của ASEAN tại Jakarta, Indonesia, ngày 26/10/ 2022. Theo tin của
Bộ Ngoại giao Việt Nam thì: “Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 sáng
26/10, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ quan ngại về diễn biến tình hình trên
Biển Đông, trong đó có các hoạt động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, suy giảm
lòng tin, huỷ hại môi trường biển.
Các lãnh đạo ASEAN cũng tái khẳng định sự cần thiết
phải tăng cường xây dựng lòng tin và tin cậy lẫn nhau; kiềm chế và không làm phức
tạp tình hình; duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải,
hàng không ở Biển Đông. Các nước nhấn mạnh lập trường về việc giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Hội nghị cũng khẳng định lại tầm quan trọng của việc
thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
hoan nghênh việc nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa
ASEAN và Trung Quốc.
Các nước nhấn mạnh sự cần thiết duy trì môi trường
thuận lợi cho đàm phán COC và tiếp tục nỗ lực hướng tới COC hiệu quả, thực chất,
phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.
“Về phía Việt Nam”, Bộ Ngoại giáo nói tiếp,”Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng ASEAN cần
thể hiện bản lĩnh và vai trò tự chủ trong duy trì hòa bình, an ninh và ổn định
trên Biển Đông.
Khẳng định kiên trì lập trường nguyên tắc về Biển
Đông, Thủ tướng nhấn mạnh các nước cần thúc đẩy mạnh mẽ cam kết tuân thủ luật
pháp quốc tế, hành xử trách nhiệm, kiềm chế, không có hành động gây căng thẳng,
làm phức tạp tình hình.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, các nước cần thúc đẩy
sớm hoàn thành COC với nỗ lực cao nhất của các bên, phấn đấu cùng Trung Quốc đạt
Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS.
UNCLOS chính là khuôn khổ điều chỉnh các hành vi, hoạt động trên biển và đại
dương.”
Chạy theo với thái độ “lạc quan dè dặt” của
ông Chính, Phát ngôn nhân Bộ này cũng nói với báo chí tại Hà Nội ngày 17/11
(2022) rằng: “Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ
25, lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã trao đổi các biện pháp nhằm tiếp tục
thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc phát triển bền vững
trên nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực và hiệu quả cho hợp tác, hòa bình, ổn định
và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Tại Hội nghị, hai bên cũng đã thông qua
Tuyên bố chung nhân dịp kỷ niệm 20 năm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC), trong đó tái khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của văn kiện này đối với
việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, như tôi đã từng thông tin, ASEAN và
Trung Quốc đã hoàn tất vòng rà soát thứ nhất và đang tiến hành vòng rà soát thứ
hai văn bản đàm phán đơn nhất dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); thể
hiện mong muốn của hai bên sớm đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu
quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở
khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp tại
Biển Đông.”
Như vậy rõ ràng, nói chuyện giữa ASEAN và
Trung Quốc về COC vẫn giậm chân tại chỗ, nói nhiều hơn hành động để có kết quả
thực tiễn.
Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Dato Lim Jock Hoi xác nhận:
“Cả ASEAN và Trung Quốc tái khẳng định mong muốn xúc tiến đàm phán và sớm ký
kết một COC thực chất và hiệu quả. ASEAN sẽ tiếp tục làm việc cùng Trung Quốc về
các biện pháp xây dựng lòng tin và phòng ngừa nhằm củng cố sự tin cậy giữa các
bên, tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán COC.” (Tin Bộ Ngoại giao Việt
Nam, ngày 19/10/2022)
Bằng chứng bế tắc còn được chứng minh trong Tuyên bố chung giữa Việt Nam và
Trung Quốc, sau các cuộc họp giữa Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng và Lãnh tụ
Trung Hoa, Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh từ ngày 30.10 đến ngày 1.11.2022.
Một đoạn duy nhất nói về Biển Đông được ghi ở
phần cuối của Tuyên bố nói rằng: “Hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy thực hiện
toàn diện, hiệu quả “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở
hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) hiệu
quả, có nội dung thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); kiểm soát tốt bất đồng trên
biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, duy trì
hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển.”
Thật ra ngôn ngữ này không có gì mới mà chỉ lặp lại những sáo ngữ hai bên
thường đưa ra trong các cuộc gặp lãnh đạo hai nước. Sự kiện này cho thấy khi
các cuộc đàm phán về Biển Đông vẫn “đóng băng”, và chừng nào Trung Quốc còn
khăng khăng nói rằng “toàn bộ biển đảo và vùng nước xung quanh Nam Hải là của
Trung Quốc từ thời cổ đại” thì cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của Cộng sản
Việt Nam còn gian nan.
– Phạm Trần
(11/022)
No comments:
Post a Comment