Chiến
sự vẫn căng thẳng, Ukraine bắt đầu kế hoạch tái thiết
Lê Tây Sơn -
Saigon Nhỏ
8 tháng 11, 2022
Irpin là một trong những thành phố đầu tiên của Ukraine bị phá hủy và
được Ukraine giải phóng khỏi quân xâm lược Nga. Bây giờ nó đang trở thành nơi bắt
đầu cho kế hoạch tái thiết…
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1397557425.jpg
Kế hoạch dựng lại
cây cầu gãy Irpin đang trở thành biểu tượng của sự tái thiết Ukraine (ảnh:
Christopher Furlong/Getty Images)
Đứng lên sau đống
tro tàn
Trong vài ngày cuối Tháng Hai, khi quân xâm lược
Nga tiến về phía thủ đô Kyiv, các lực lượng Ukraine đã cho nổ tung cây cầu
Irpin. Nằm ở ngoại ô Kyiv, Irpin là thành phố cuối cùng mà Quân đội Nga phải
chinh phục để đến được thủ đô và cây cầu cung cấp tuyến đường nhanh nhất từ trung tâm thành phố ra đường vành đai Kyiv. Việc phá hủy
cây cầu đã ngăn cản bước tiến của Nga… Khi Irpin được chiếm lại vào ngày 28
Tháng Ba, quân Nga rút lui về phía Belarus, để lại sự tàn phá khủng khiếp. Dấu
vết xe tăng Nga vẫn còn in dấu trên đường cao tốc. Ở Irpin, những tòa nhà chung
cư hiện đại lấp lánh đã bị thiêu rụi; nhà dân thành đống đổ nát; trường học bị
pháo, cháy và ngập. Khoảng 300 cư dân chết trong cuộc chiến; khoảng 200 vẫn mất
tích.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1242217602.jpg
Irpin, nơi đang được
chọn là địa điểm tái thiết với những kế hoạch rất qui mô (ảnh: Christophe
Gateau/picture alliance via Getty Images)
Mikhail Sapon, Kiến trúc sư trưởng 30 tuổi của Irpin, đã chứng kiến cuộc rút
lui của người Nga. Xe của anh bị bắn vào ngày thứ tư của cuộc chiếm đóng, khi
anh rời tầng hầm ẩn náu với gia đình để lái xe đến cửa hàng mua thực phẩm và vật
tư y tế. Kính chắn gió và bên tài xế bị thủng nhiều lỗ đạn. Một tuần sau, người
bạn thân nhất của Sapon bị giết trong một chuyến đi tương tự. Vào một buổi chiều
thứ sáu gần đây, Sapon đi bộ bên dưới tàn tích đổ nát của cây cầu Irpin, nhìn về
phía dòng sông. Phía sau anh, công nhân cắt các dải thép cho khung của cây cầu
mới đang được xây, với vật liệu do một công ty Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp. Anh nhớ lại:
“Từng có một đám đông người ở cây cầu hẹp này và không ai có thể thoát ra. Tiếng
bom, trẻ em la hét…”
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1244201164.jpg
Ngay từ những ngày
đầu cuộc chiến, khoảng 70% hạ tầng Irpin đã bị quân Nga phá hủy (ảnh: Paula
Bronstein / Getty Images)
Sapon đang chịu trách nhiệm giám sát việc tái
thiết không chỉ cầu Irpin mà toàn bộ thành phố. Cuộc xâm lược đã phá hủy phần lớn
cơ sở hạ tầng dân sự của Irpin. Nhà văn hóa trung tâm, chợ, bệnh viện và sân vận
động đều bị pháo kích. “Tất cả đều cần được khôi phục. Trong tháng này, chúng
tôi bắt đầu thống kê tất cả thiệt hại với sự trợ giúp của máy bay không người
lái – Sapon nói – Ước tính sơ bộ cho thấy có 70% công trình đã bị phá hủy”. Anh
đang làm việc với Oleksandr Markushi, Thị trưởng Irpin và Volodymyr Karpluk,
Giám đốc điều hành Quỹ Tái thiết Irpin (cựu thị trưởng), để khôi phục thành phố,
ngay cả khi đang mất điện do tên lửa Nga tấn công và thành phố thiếu hụt năng
lượng nghiêm trọng – The
New York Times Magazine cho biết.
Hình mẫu tái thiết
để xây dựng lại Ukraine
Ở Irpin, như ở nhiều thành phố và làng mạc bị
Nga tàn phá trong các vùng chiến sự từ Syria đến Ukraine, mức thiệt hại là
ngoài sức tưởng tượng. Theo chính quyền thành phố, 119 tòa chung cư cao tầng và
1,483 nhà riêng bị thiệt hại đáng kể; 16,358 cư dân mất nhà cửa. Tổng cộng, 885
tòa nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và hơn 12,000 tòa nhà bị hư hại. Thành phố ước
tính cần ít nhất 50 triệu euro để chuẩn bị cho mùa Đông đã đến và một tỷ euro để
xây dựng lại hoàn toàn thành phố. Iryna Matsevko, nhà sử học và phó hiệu trưởng
Trường Kiến trúc Kharkiv, nói: “Việc xây dựng lại các thành phố bị tàn phá của
Ukraine đang trở thành một ngành công nghiệp, thu hút các kiến trúc sư nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới”.
Việc tái thiết Irpin một ngày nào đó có thể đóng vai trò là một “khuôn mẫu” cho
việc xây dựng lại các thành phố lớn hơn như Kharkiv, Kherson và Mariupol.
Từng được biết đến với bờ sông êm đềm và những
công viên, Irpin nay trở thành một “biểu tượng những bất hạnh” của Ukraine.
Irpin được thành lập vào thế kỷ 19 như một thị trấn dừng chân trên tuyến đường
xe lửa đến Kyiv từ thành phố Kovel gần đó. Khu chợ ngoài trời cũ kỹ của thành
phố là di tích còn lại của lịch sử này, nơi tụ họp công cộng qua hai đế chế
nhưng đã bị phá hủy phần lớn trong cuộc xâm lược của Nga. “Làm thế nào để tái tạo
lại một thành phố sau chiến tranh? Warsaw năm 1943, London trong Đại chiến Thế
lần thứ hai, đều là những thành phố lớn – Sapon nói khi đi ngang qua Nhà Văn
hóa bị phá hủy của Irpin…
Tránh vết xe đổ của
quá khứ
Việc tái thiết vùng Balkan sau chiến tranh
Bosnia nên được xem là tiền lệ hướng dẫn cho quá trình xây dựng lại Ukraine.
Các tổ chức có thiện chí và các chính phủ nước ngoài đã đệ trình nhiều kế hoạch,
chiến lược xây dựng lại Bosnia và mục tiêu của riêng họ mà không xem xét đầy đủ
bối cảnh và lịch sử địa phương. Tại Sarajevo, chính quyền thành phố nhận được
hàng triệu đôla từ Saudi Arabia, Qatar, Jordan và Kuwait để xây dựng lại các
nhà thờ Hồi giáo và trung tâm Hồi giáo, nhưng không thể tìm được số tiền tương
đương để xây dựng lại các nhà máy và cơ sở hạ tầng quan trọng khác của thành phố.
Có vẻ ai cũng muốn Sarajevo trở thành biểu tượng của sự hòa giải, chủ nghĩa đa
văn hóa, chủ nghĩa vũ trụ, hay phi liên kết, tư nhân hóa, chủ nghĩa đô thị mới…
nhưng không một khoản tiền nào đủ để dung hòa những biểu tượng này trong một xã
hội bị chia cắt và đau buồn sau một nửa thập niên chiến tranh.
Sau cuộc bao vây Sarajevo, cũng như sau cuộc
xâm lược Irpin, những hình ảnh về sự tàn phá đô thị đã lan truyền trên toàn cầu,
làm dấy lên làn sóng quan tâm và ủng hộ. Tại Sarajevo, công ty Renzo Piano đề
xuất một thiết kế một bảo tàng nghệ thuật đương đại nhưng bị xếp xó trong hơn một
thập niên và chỉ hồi sinh vào mùa Thu năm nay. Nhưng việc thiếu kế hoạch tập
trung dẫn đến thất bại trong mục tiêu tái thiết do thiếu phối hợp. Cuối cùng,
những người tị nạn bị phá hủy nhà cửa bị đẩy vào nơi trú ẩn tạm thời trên sườn
núi bên ngoài trung tâm thành phố, trong khi các nhóm viện trợ quốc tế theo đuổi
kế hoạch xây dựng lại các công trình theo ý họ! Kết quả là một “thành phố không
liên kết” và manh mún trong cuộc đua hỗn loạn nhằm tái tạo lại Sarajevo theo ý
tưởng “cưỡng bức” của những nhà hảo tâm khác nhau!
Irpin tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm và
viện trợ quốc tế. Việc tái thiết đang được thực hiện theo từng giai đoạn; nhưng
chỉ sau khi tất cả các dịch vụ thiết yếu được khôi phục và ổn định. Kiến trúc
sư Nhật Bản Hiroki Matsuura đã bắt đầu nghiên cứu một quy hoạch tổng thể toàn
diện cho Irpin. Kiến trúc sư người Milan Stefano Boeri, thuộc nhóm thiết kế trường
học và bệnh viện ở Pristina, Kosovo, cũng tham gia. Mỗi dự án có một bảng giá
sơ bộ; một tập tài liệu bằng tiếng Anh ghi rõ những thiệt hại gửi cho các nhà
tài trợ tiềm năng. UNICEF tài trợ xây dựng các hầm tránh bom bên dưới các trường
học; Hội Chữ thập đỏ Quốc tế tài trợ sửa chữa mái nhà dân cư; thành phố Cascais
của Bồ Đào Nha tài trợ xây dựng lại một trường mẫu giáo và Ba Lan cung cấp vốn
cho một khu dân cư tạm…
Vào Tháng Tư, Tổng
thống Volodymyr Zelensky tuyên bố “cầu Irpin sẽ trở thành một khu phức hợp tưởng
niệm, được bảo tồn phần đứt gãy, để nhắc nhở tất cả các thế hệ người dân của
chúng ta về cuộc xâm lược tàn bạo và vô nghĩa mà Ukraine phải chống lại. Irpin
là một Thành phố Anh hùng của Ukraine”.
Thành phố ước tính chỉ riêng chi phí xây dựng
lại Nhà Văn hoá đã chiếm 15 triệu euro. Mỗi thiết kế đều tìm cách bảo tồn những
gì có thể giữ lại. Một số văn phòng kiến trúc đã đệ trình đề xuất về cây cầu trong đó có công ty Balbek Bureau của Slava
Balbek với cách tiếp cận “chủ nghĩa siêu tối giản”. Mục tiêu chung là can thiệp
càng ít càng tốt, “để tưởng niệm mà không phá hủy hoặc làm xáo trộn”. Những
tham vọng này cho thấy các thách thức mà nỗ lực tái thiết phải đối mặt.
Olena Iampolska, một kỹ sư thuộc Hội nghị thượng
đỉnh Tái thiết Irpin thuộc nhóm tình nguyện viên, cho biết: “Nhiệm vụ trước mắt
của chúng tôi là khôi phục lại cao ốc để có thể sống qua mùa Đông. Điều đó có
nghĩa là phải phục hồi cửa sổ, cửa ra vào, hệ thống sưởi, mái nhà. Các nguồn lực
cho việc trùng tu đã được bảo đảm từ Liên Hợp Quốc, thông qua tổ chức nhân đạo
Terre des Hommes”. Enzo Dell’Acqua, một điều phối viên của Terre des Hommes cho
biết Liên Hợp Quốc đã cam kết hỗ trợ $700,000 sửa chữa cao ốc và Tháng Mười Hai
sẽ hoàn thành.
No comments:
Post a Comment