NỘI
DUNG :
ASEAN : Thượng đỉnh Đông Á diễn ra tại Phnom Penh trong bối
cảnh có nhiều căng thẳng
Thanh Phương - RFI
.
BBC News Tiếng Việt
=======================================================
.
ASEAN
: Thượng đỉnh Đông Á diễn ra tại Phnom Penh trong bối cảnh có nhiều căng thẳng
Thanh Phương - RFI
Đăng ngày: 13/11/2022 - 10:23
Hôm
nay, 13/11/2022, các nhà lãnh đạo ASEAN đã mở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trong
bối cảnh khu vực này phải đối mặt với vô số vấn đề, từ ảnh hưởng của cuộc chiến
Ukraina, tình hình eo biển Đài Loan, đến các vụ phóng tên lửa liên lục của Triều
Tiên và căng thẳng kéo dài ở Biển Đông.
Thượng đỉnh ASEAN - Đông Á tại Phnom Penh, Cam Bốt,
ngày 13/11/2022. AP - Vincent Thian
Từ
Phnom Penh, đặc phái viên Thanh Phương tường trình :
“Ban đầu ai cũng tưởng rằng tổng thống Hoa Kỳ Joe
Biden không dự Thượng đỉnh Đông Á, vì đến lúc khai mạc, chiếc ghế của ông vẫn để
trống. Nhưng rốt cuộc ông Biden cũng đã có mặt cùng với thủ tướng Trung Quốc Lý
Khắc Cường và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp quy tụ các lãnh đạo
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và 8 đối tác đối thoại, bao gồm cả Hàn Quốc,
Úc, New Zealand, Ấn Độ và Nga. Riêng Nga chỉ có ngoại trưởng Lavrov đại diện đến
dự thay cho tổng thống Vladimir Putin.
Phát biểu khai mạc thượng đỉnh, thủ tướng Cam Bốt
Hun Sen, chủ trì hội nghị thượng đỉnh năm nay, đã kêu gọi các nước đoàn kết để
cùng nhau đối đầu với "nhiều thách thức và căng thẳng hiện đang cản trở"
nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực. Một trong những căng thẳng
đó chính là ở vùng Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với một số
nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trong bản dự thảo tuyên bố của Thượng đỉnh Đông Á,
mà các đồng nghiệp của Nikkei Asia Review có được, tuy không nêu đích danh
Trung Quốc, một số nhà lãnh đạo bày tỏ "quan ngại" về các hoạt động bồi
đắp đảo và các hoạt động khác ở Biển Đông, đã "làm xói mòn lòng tin, gia
tăng căng thẳng và có thể gây phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định
trong khu vực."
Tuy nhiên, vốn chủ trương giải quyết các tranh chấp
chủ quyền biển đảo trên cơ sở song phương, Bắc Kinh vẫn không chấp nhận sự can
thiệp của bên ngoài, nhất là của Washington. Trong cuộc gặp thượng đỉnh Trung
Quốc - ASEAN hôm thứ Sáu, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định:
"Chúng tôi có đầy đủ tự tin, trí tuệ và năng lực để nắm chắc chìa khóa của
vấn đề Biển Đông trong tay chúng tôi."
Nói chung, thượng đỉnh Đông Á năm nay diễn ra trong
bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng gay gắt, không chỉ trên vấn
đề Biển Đông, mà trên những hồ sơ nóng khác, đặc biệt là Đài Loan.
Cho nên thượng đỉnh tại Phnom Penh hôm nay giống như
một khúc dạo đầu cho cuộc gặp ngày mai, nhân thượng đỉnh nhóm G20 tại Bali,
Indonesia, giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình".
--------------------------------
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
Mỹ
- ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Trung
Quốc kêu gọi thắt chặt quan hệ với các nước ASEAN
ASEAN
trước thách thức bị các nước lớn lôi kéo ảnh hưởng
======================================================
BBC News Tiếng Việt
13 tháng 11 năm 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9ep9881ml9o
Tổng thống
Joe Biden hôm Chủ Nhật, trước lúc tới Bali dự Hội nghị thượng đỉnh G20, nói với
các lãnh đạo Á châu rằng các đường dây liên lạc của Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ vẫn
được duy trì nhằm tránh để xảy ra xung đột.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/f23f/live/7a650be0-6341-11ed-a173-f5c901609c24.jpg.webp
Hội Nghị thượng đỉnh Đông Á
Tuyên bố của ông được đưa ra tại kỳ họp đầu tiên trong ba kỳ họp thượng đỉnh
các nhà lãnh đạo thế giới được tổ chức trong tuần này.
Phát biểu tại kỳ họp Thượng đỉnh Đông Á được tổ chức ở Campuchia, ông
Biden nói rằng Hoa Kỳ sẽ cạnh tranh với Trung Quốc và sẽ lên tiếng về tình trạng
nhân quyền của nước này, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa
bình tại Eo biển Đài Loan và việc đảm bảo quyền tự do đi lại ở Biển Đông.
Ông Biden nói rằng "Hoa Kỳ sẽ cạnh tranh mạnh mẽ... trong lúc duy
trì việc mở các đường dây liên lạc và đảm bảo để việc cạnh tranh không chuyển
thành xung đột," thông cáo của Tòa Bạch Ốc nêu.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/a0cf/live/17957bd0-6341-11ed-a173-f5c901609c24.jpg.webp
Tổng thống Joe
Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình tại Eo biển Đài Loan
và việc đảm bảo quyền tự do đi lại ở Biển Đông
Có 18 quốc gia, chiếm phân nửa nền kinh tế toàn cầu,
tham dự Thượng định Đông Á hôm Chủ Nhật, gồm các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản,
Nam Hàn, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Úc và New Zealand.
Nga cáo buộc phương Tây
Có mặt tại Phnom Penh đại diện cho Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Nga
Sergei Lavrov cáo buộc phương Tây đang "quân sự hóa" Đông Nam Á nhằm
chặn các lợi ích của Trung Quốc và Nga tại khu vực có vị trí địa chiến lược
then chốt này.
"Hoa Kỳ
và các đồng minh, cùng với Nato đang tìm cách chiếm lấy không gian này,"
ông Lavrov được hãng thông tấn Nga Tass dẫn lời, bằng các cách "liên quan
tới việc quân sự hóa khu vực, với mục tiêu hiển nhiên là nhằm chặn các lợi ích
của Trung Quốc, chặn các lợi ích của Nga tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương," Ngoại trưởng Nga lên tiếng sau khi dự họp Thượng đỉnh Đông Á.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/60f8/live/0e69cec0-6342-11ed-a173-f5c901609c24.jpg.webp
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (áo xanh) đại diện cho Tổng thống Putin dự
các hội nghị thượng đỉnh tuần này
Một trong những điều cho thấy rõ việc này, ông Lavrov được Tass trích lời
nói, là "việc thành lập khối quân sự Aukus, thứ hiện đang tích cực tìm
cách dụ dỗ New Zealand, Canada và Nhật Bản".
Ông Lavrov nói rằng Nato đang di chuyển thứ mà khối quân sự này gọi là
tuyến phòng thủ của họ tới Biển Đông, nhằm nắm vai trò dẫn dắt ở khu vực.
"Nato
không còn nói về việc là một khối liên minh đơn thuần nhằm phòng thủ nữa. Đó là
khối phòng thủ khi Liên bang Xô Viết và Hiệp ước Warsaw tồn tại," ông nói.
"Kể từ
đó, họ đã dịch chuyển tuyến phòng thủ của họ... tới gần biên giới của chúng tôi
nhiều lần, và nay họ tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh Madrid trong hè rồi rằng
họ có nghĩa vụ toàn cầu và rằng vấn đề an ninh của châu Âu - Đại Tây Dương và
vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là không thể tách rời."
"Điều
đó có nghĩa là họ trên thực tế nói rằng họ sẽ đóng vai trò dẫn dắt tại đây, và
cái được gọi là tuyến phòng thủ đang được đưa tới Biển Đông," ông Lavrov
nói thêm.
Một tuần nhiều cuộc họp
Trong tuần này, kỳ họp Thượng đỉnh Khối G20 sẽ khai mạc tại Bali của
Indonesia, và ông Biden sẽ gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình
bên lề hội nghị.
Đây sẽ là lần gặp mặt đầu tiên giữa hai ông kể từ khi ông Biden nhận nhiệm
sở, và vào thời điểm quan hệ song phương giữa hai siêu cường đang ở mức tồi tệ
nhất kể từ nhiều thập niên qua.
Vào cuối tuần, diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) sẽ
diễn ra tại Bangkok.
Chủ đề cuộc chiến Ukraine được trông đợi sẽ nằm cao trong nghị trình thảo
luận tại Bali và Bangkok, bên cạnh các vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương
thực, căng thẳng giữa hai bên Eo biển Đài Loan, Biển Đông và chuyện Bắc Hàn
phóng tên lửa.
Có mặt tại Phnom Penh dự họp, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói nước ông đánh
giá cao quan điểm của Campuchia tại các kỳ họp Liên Hiệp Quốc liên quan tới cuộc
chiến Ukraine, và ông thấy "Campuchia hiểu rất rõ vấn đề Ukraine".
--------------------------
TIN
LIÊN QUAN
G20 ở Bali: Rắc rối ở
thiên đường khi lãnh đạo thế giới nhóm họp
12 tháng 11 năm 2022
.
Mỹ muốn chơi trong sân sau
của Trung Quốc
11 tháng 11 năm 2022
.
Tổng thống Đài Loan tuyên
bố không cúi đầu trước TQ
10 tháng 10 năm 2021
No comments:
Post a Comment