Trần Ngọc Vương
Thời Đại Mới
- Số 38 - Tháng 8, 2019
1.
Văn hóa bản địa ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay có 54 tộc người đang sinh sống.
Theo cách phân loại ngôn ngữ văn hóa, các tộc người ở Việt Nam được xếp vào 8
nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau. Đó là: 1. Nhóm ngôn ngữ Việt Mường gồm các tộc
người: Kinh (Việt), Chứt, Mường, Thổ; 2. Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme gồm các tộc
người: Khơ Mú, Kháng, Ơ Đu, Xinh Mun, Bru, Mảng, Khơme, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho,
Hrê, Mnông, Stiêng, Cơ Tu, Tà Ôi, Mạ, Co, Gie – Triêng, Chơro, Rơ-măm, Brâu; 3.
Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái gồm các tộc người: Thái, Cao Lan – Sán Chỉ, Pu Nà,
Lào, Bố Y, Lự, Giáy, Tu Dí, Tày, Tống, Thùy, Nùng; 4. Nhóm ngôn ngữ H’mông –
Dao gồm các tộc người: H’mông, Dao, Pà Thẻn; 5. Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến gồm
các dân tộc: Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La, Lô Lô, Phù Lá; 6. Nhóm ngôn ngữ Hán gồn
các tộc người: Hoa, Ngái, Sán Dìu; 7. Nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo gồm các tộc
người: Chăm, Chu Ru, Êđê, Gia rai, Rag Lai; 8. Nhóm ngôn ngữ Ka Đai gồm các dân
tộc: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo. So sánh về mật độ tộc người trên diện tích
lãnh thổ, có lẽ Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ cao bậc nhất trên thế giới. Về
thành phần chủng tộc, có lẽ chỉ thiếu người da đỏ, còn thì các đại chủng khác đều
có đại diện cư trú trên dải đất hình chữ S này!
Tôi muốn dừng lại nói đôi lời có tính chất so sánh với
hai quốc gia hàng đầu trong số các quốc gia có “vấn đề tộc người” đang nổi cộm
“ở tuyến đầu” trên thế giới ngày nay, đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Như tên gọi của nó, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là quốc
gia hội tụ đông đảo và có sự cộng cư phức tạp bậc nhất giữa các đại chủng, thời
đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 38 tháng 8, 2019 Trần Ngọc Vương
| Văn hóa bản địa 38 Thời Đại Mới | Tháng 8, 2019 các chủng và nhóm chủng tộc
có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới. Ngoại trừ dân da đỏ bản địa (mà số lượng
ngày nay chỉ còn chiếm khoảng 1% dân số), nước Mỹ là quốc gia có số lượng dân
cư có nguồn gốc di cư lớn nhất thế giới, chủ yếu đén từ các lụa địa “già”, theo
thứ tự trước sau và cũng là tầm quan trọng là từ châu Âu, châu Phi và châu Á.
Như đã biết, “sơ sử” của nước Mỹ như ở các sách giáo khoa của chính họ trình
bày, xa nhất là từ năm 1493 (thời điểm Cristoforo Colombo “phát hiện” ra châu Mỹ),
còn “chính sử” của quốc gia này được khởi tính từ năm 1776, chưa được hai thế kỷ
rưỡi. Ở vị trí siêu cường hàng đầu của thế giới, quốc gia này ít phải đương đầu
với những vấn đề như Việt Nam, liên tục phải “ngoái lại” giải quyết những câu
chuyện thuộc về “nghìn năm cũ”! Và hẳn là hợp lý hơn, nếu so sánh sự “thảnh
thơi” ấy của Hoa Kỳ với sự “bận rộn” với ký ức của cường quốc thứ hai ngày nay
đã chen lên “sát gáy” của nước Mỹ và đang háo hức, hăm hở “hoán vị” nó, là
Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment