Saturday, August 3, 2019

HẬU QUẢ NGƯỜI MỸ HỨNG CHỊU TỪ ĐÒN ÁP THUẾ CỦA TRUMP VỚI TRUNG QUỐC (tổng hợp)





Đòn áp thuế với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc bị coi là đánh thẳng vào túi tiền của người Mỹ vì nó sẽ làm giá sản phẩm ở nước này gia tăng.

Mỹ đã áp thuế 25% với 250 triệu USD hàng hóa Trung Quốc, nhưng động thái này không tác động nhiều đến người tiêu dùng nước này vì nó tập trung vào các mặt hàng như máy móc, chất bán dẫn, bộ phận máy bay, hóa chất, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, đòn áp thuế được Trump công bố ngày 1/8 sẽ có tác động khác biệt. Mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9, đánh vào các mặt hàng tiêu dùng thường ngày như máy sấy tóc, giày thể thao, TV màn hình phẳng hay váy cưới cô dâu. "Chúng đánh thẳng vào người tiêu dùng", Steve Pasierb, chủ tịch Hiệp hội Đồ chơi Mỹ nói. "Chúng đánh vào thành phẩm, không phải nguyên liệu thô".

Trump nói rằng đòn áp thuế sẽ giúp Mỹ thu được hàng tỷ USD từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đó không phải là cách thuế quan hoạt động. Chính phủ Trung Quốc và các công ty Trung Quốc không trả thuế trực tiếp cho Mỹ. Tiền thuế được các công ty đăng ký tại Mỹ đóng cho hải quan Mỹ khi hàng hóa vào nước này.

Để giảm gánh nặng thuế, các nhà nhập khẩu sẽ thực hiện một số điều chỉnh, chẳng hạn như tăng giá đối với đối tác và người tiêu dùng Mỹ. Các chủ doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế Mỹ nói rằng người tiêu dùng Mỹ phải "gánh" phần lớn thuế quan vì giá bán hàng hóa sẽ tăng lên. Đó là lý do ngay sau khi Trump công bố quyết định của mình, các nhà bán lẻ ở Mỹ đã chỉ trích nó là "thêm một đòn tăng thuế đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ".

Thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc và các sản phẩm khác đã khiến chi phí sản xuất của công ty thiết bị xây dựng Caterpillar Inc tăng 70 triệu USD trong quý II. Họ dự kiến phải trả tới 250-350 triệu USD tiền thuế trong năm nay. Để đối phó với chi phí cao hơn, nhà sản xuất đã tăng giá sản phẩm. Walmart Inc, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới và chuỗi trung tâm thương mại Macys Inc cũng cảnh báo về việc tăng giá bán sản phẩm. Tổ chức Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ hồi tháng hai công bố báo cáo cho thấy mức thuế toàn cầu mà Trump áp dụng với máy giặt nhập khẩu đã khiến giá mặt hàng này ở Mỹ tăng 12% so với tháng 1/2018. Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, thuế nhập khẩu toàn cầu với thép và nhôm đã khiến giá sản phẩm thép tăng gần 9% trong năm ngoái.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, Đại học Princeton và Đại học Columbia kết luận trong một báo cáo chung rằng các công ty và người tiêu dùng Mỹ trả thêm ba tỷ USD mỗi tháng cho tiền thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và nhập khẩu kim loại toàn cầu.

Thực tế, các nhà cung cấp Trung Quốc cũng phải "gánh" thuế quan của Mỹ theo cách gián tiếp. Chẳng hạn, họ đôi khi phải giảm giá cho các nhà nhập khẩu Mỹ để giảm bớt gánh nặng cho họ nhằm duy trì hợp đồng và thị phần. Các công ty Trung Quốc đang mất đi nhiều thương vụ vì các nhà nhập khẩu Mỹ muốn tìm kiếm các nguồn hàng rẻ hơn từ các nước khác.

Bắc Kinh đã trả đũa Washington bằng cách áp thuế với hàng hóa Mỹ. Vì vậy, Bắc Kinh cũng thu thuế áp với hàng hóa Mỹ từ các nhà nhập khẩu Trung Quốc và người tiêu dùng Trung Quốc cũng có thể phải mua sản phẩm với giá cao hơn.

Tuy nhiên, Stephen Lamar, phó chủ tịch Hiệp hội Hàng may mặc và Giày dép Mỹ cho biết mức thuế mới có tác động với người tiêu dùng Mỹ lớn hơn nhiều so với các công ty Trung Quốc đang cung cấp 42% hàng may mặc và 69% giày dép ở thị trường Mỹ.

Một số nhóm thương mại hàng đầu đã chỉ trích động thái của Trump. "Chúng tôi ủng hộ mục tiêu của chính quyền trong việc tái cấu trúc quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Nhưng chúng tôi thất vọng vì chính quyền tiếp tục thúc đẩy chiến lược thuế sai lầm", Phó chủ tịch Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia David French nói.

"Những mức thuế bổ sung này sẽ chỉ đe dọa việc làm của Mỹ và tăng chi phí mua hàng hóa hàng ngày của các gia đình Mỹ", ông nói thêm.

Phương Vũ (Theo AFP/Reuters)

—————

An Huy  -  VnEconomy
02/08/2019

Kế hoạch đầy bất ngờ mà Tổng thống Donald Trump công bố ngày 1/8 về áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đã đưa thương chiến Mỹ-Trung lên một cấp độ mới, dù giá trị thuế quan không phải là lớn - hãng tin CNBC dẫn nhận định của một số chuyên gia.

Động thái trên của ông chủ Nhà Trắng đồng nghĩa với việc hầu như toàn bộ hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ đều bị áp thuế quan bổ sung.

Cú sốc niềm tin

Mức thuế 10% mà ông Trump áp lên 300 tỷ USD hàng hóa trong kế hoạch này tương đương khoản thuế 30 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 0,14% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ. Tuy nhiên, thiệt hại tâm lý đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn nhiều trong lúc nền kinh tế lớn nhất thế giới đang giảm tốc.

"Ảnh hưởng trực tiếp của kế hoạch thuế quan này không phải là lớn", chuyên gia kinh tế cấp cao Bill Adams thuộc PNC đánh giá. "Ảnh hưởng lớn hơn là ảnh hưởng gián tiếp thông qua kênh niềm tin và tác động lên đầu tư cơ bản".

Các cuộc khảo sát doanh nghiệp gần đây đều cho thấy mối lo hàng đầu của doanh nghiệp Mỹ là chiến tranh thương mại.

Cuộc khảo sát nhà quản trị mua hàng của Viện Quản lý nguồn cung Hoa Kỳ (ISM) cho tháng 7 cho thấy chỉ số về ngành sản xuất Mỹ tiếp tục đi xuống trong địa phận tăng trưởng và đang ngấp nghé địa phận suy giảm. Một thước đo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về ngành sản xuất nước này đã giảm 2 tháng liên tiếp.

Các chiến lược gia của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley nói rằng kế hoạch áp thuế mới nhất, một khi được thực thi, sẽ khiến kinh tế Mỹ giảm tốc nhanh hơn, thậm chí đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc suy thoái chỉ sau 3 quý.

"Lý do chính ở đây là: khoảng 68% số hàng hóa sắp bị áp thuế quan là hàng tiêu dùng và linh kiện ô tô, nên ảnh hưởng đối với nền kinh tế sẽ lớn hơn", chiến lược gia Michael Zezas của Morgan Stanley nhấn mạnh.

Thống kê công bố vào tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ chỉ tăng 2,1% trong quý 2, giảm tốc mạnh so với quý 1 nhưng tốt hơn dự báo. Tuy nhiên, đào sâu hơn các dữ liệu cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của thuế quan. Xuất khẩu của Mỹ giảm 5,2% trong quý 2, trong khi đầu tư của doanh nghiệp giảm 0,6% - mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2016.

Kế hoạch áp thuế 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc mà ông Trump đưa ra ngày thứ Năm là một sự khẳng định rằng "bóng ma" thuế quan sẽ không sớm buông tha kinh tế Mỹ.

"Đợt áp thuế quan này làm gia tăng khả năng hàng rào thuế quan ngày càng cao hơn sẽ trở thành nguyên trạng mới", ông Adams phát biểu.

Theo nhà phân tích này, thuế quan sẽ kéo lạm phát tăng và làm suy giảm thu nhập khả dụng của người dân Mỹ. Trong quý 2, thu nhập khả dụng của người Mỹ chỉ tăng 2,5%, mức tăng thấp nhất trong gần 2 năm. Với thu nhập khả dụng giảm, người tiêu dùng sẽ thắt chặt hầu bao, trong khi tiêu dùng đang là trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.

FED sẽ phải hạ thêm lãi suất?

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s cảnh báo người tiêu dùng Mỹ nên chuẩn bị tinh thần chứng kiến những mặt hàng quen thuộc tăng giá, như hàng điện tử, quần áo, giày dép, đồ chơi… Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này sẽ hứng chịu cú sốc về niềm tin và có thể sẽ phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Cuôc chiến thuế quan leo thang cũng sẽ ảnh hưởng đến các ngành dầu khí, thiết bị giao thông và thiết bị bán dẫn, theo Moody’s.

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không "khoanh tay đứng nhìn", mà có thể trả đũa bằng nhiều cách thức khác nhau, bao gồm áp thuế quan lên hàng hóa Mỹ và gây khó dễ cho các công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc.

Ông Adams cũng cho rằng thuế quan sẽ gia tăng áp lực suy giảm tỷ suất lợi nhuận của các công ty Mỹ có mức độ phụ thuộc cao vào xuất khẩu. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 ở Phố Wall cho thấy các doanh nghiệp thuộc S&P 500 có hơn một nửa doanh thu đến từ xuất khẩu đã chứng kiến lợi nhuận giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Thương chiến leo thang sẽ gia tăng sức ép lên nền kinh tế toàn cầu và các chuỗi cung ứng, trong một môi trường tăng trưởng vốn đã xấu ở Mỹ, Eurozone, và Trung Quốc", chuyên gia Elena Duggar của Moody’s nhận định. "Sự bấp bênh sẽ cản trở hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và các dòng chảy thương mại.

Hôm thứ Tư tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm và phát tín hiệu sẽ không có thêm đợt giảm nào nữa trong 2019.

Tuy nhiên, với kế hoạch áp thuế quan mới của ông Trump, thị trường đang khôi phục kỳ vọng FED sẽ phải hạ thêm lãi suất trong thời gian còn lại của năm để cứu tăng trưởng.

"Tuyên bố ngày hôm nay làm gia tăng khả năng FED phải giảm lãi suất tổng cộng 0,75 điểm phần trăm trong năm nay", hãng tin Reuters dẫn nhận định của chuyên gia kinh tế cấp cao Brett Ryan thuộc Deutsche Bank.

Theo dữ liệu từ công cụ dự báo lãi suất FedWatch của sàn CME, lãi suất tương lai ở Mỹ đang phản ánh khả năng 81,9% FED tiếp tục hạ lãi suất vào tháng 9. Hôm thứ Tư, khả năng này giảm dưới 50%.

———----------------------------

Cuộc khảo sát nhà quản trị mua hàng của Viện Quản lý nguồn cung Hoa Kỳ (ISM) cho tháng 7 cho thấy chỉ số về ngành sản xuất Mỹ tiếp tục đi xuống trong địa phận tăng trưởng và đang ngấp nghé địa phận suy giảm. Một thước đo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về ngành sản xuất nước này đã giảm 2 tháng liên tiếp.

Các chiến lược gia của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley nói rằng kế hoạch áp thuế mới nhất, một khi được thực thi, sẽ khiến kinh tế Mỹ giảm tốc nhanh hơn, thậm chí đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc suy thoái chỉ sau 3 quý.

“Lý do chính ở đây là: khoảng 68% số hàng hóa sắp bị áp thuế quan là hàng tiêu dùng và linh kiện ô tô, nên ảnh hưởng đối với nền kinh tế sẽ lớn hơn”, chiến lược gia Michael Zezas của Morgan Stanley nhấn mạnh.

Thống kê công bố vào tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ chỉ tăng 2,1% trong quý 2, giảm tốc mạnh so với quý 1 nhưng tốt hơn dự báo. Tuy nhiên, đào sâu hơn các dữ liệu cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của thuế quan. Xuất khẩu của Mỹ giảm 5,2% trong quý 2, trong khi đầu tư của doanh nghiệp giảm 0,6% – mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2016. Tại Phố Wall, chỉ số cổ phiếu Dow Jones giảm mạnh, trượt khoảng 1% và thị trường châu Á giảm trong giao dịch sớm. Giá dầu sụt giảm.

Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đại diện cho hơn ba triệu công ty Mỹ, cho biết mức thuế mới nhất đối với Trung Quốc "sẽ chỉ gây ra nỗi đau lớn hơn cho các doanh nghiệp, nông dân, công nhân và người tiêu dùng Mỹ, và làm suy yếu nền kinh tế Mỹ ".

Cơ quan này kêu gọi hai bên gỡ bỏ tất cả thuế quan.

Vòng thuế quan mới nhất diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng chiến lược của ông Trump đang chứng tỏ phản tác dụng và gây hại cho Mỹ nhiều hơn Trung Quốc.

Hôm thứ Năm, cựu cố vấn kinh tế của ông Trump, Gary Cohn, nói trong một cuộc phỏng vấn của BBC rằng cuộc chiến thuế quan đang có "tác động mạnh mẽ" đến sản xuất và vốn đầu tư của Mỹ.

Căng thẳng cũng đã ảnh hưởng đến ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang lần đầu tiên cắt giảm lãi suất vào hôm 1/8 trong một thập kỷ.

--------------------

Xem thêm:
Virginia Harrison
BBC News
1 tháng 8 2019

*

Tập vẫn tin rằng ông ta có lợi thế
Andrew J. Nathan*
Bản dịch của một thân hữu Viet-Studies

Xi Still Believes He Has the Upper Hand
Foreign Affairs, 27-6-2019
 

*

Phạm Minh Trung  -  Luật Khoa Tạp Chí
16/07/2019

Dịch từ bài “US-China trade war is making China stronger” của hai học giả Chang Zhang (University of Warwick) và Nora von Ingersleben-Seip (Technical University of Munich), đăng trên báo The Conversation (Úc) ngày 8/7/2019. (*)







No comments: