Thursday, August 15, 2019

CHIẾN TRANH LẠNH HÔM QUA CHO THẤY LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI TRUNG QUỐC HÔM NAY (Stephen M. Walt | Foreign Policy)




Nguyễn Quang A dịch 
15/08/2019

Chính quyền Trump đã bỏ qua sách chiến lược đã gây ra sự sụp đổ của Liên xô

Các nhà bình luận thuộc nhiều loại ngày càng nói đến mối quan hệ xấu đi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc như một cuộc “chiến tranh lạnh” mới. Như một số bạn đọc có thể nhớ lại, tôi nghĩ những sự tương tự với sự kình địch giữa Hoa Kỳ và Liên Xô nên được nhìn với sự hoài nghi nào đó, vì có những sự khác biệt quan trọng giữa hai tình huống. Nhưng sự thận trọng giải tích không có nghĩa là chúng ta không nên thử rút ra những bài học hữu ích từ quá khứ và sử dụng chúng để cấp tài liệu cho các quyết định chính sách hôm nay. Vì sao Hoa Kỳ cuối cùng đã thắng đối thủ Soviet của nó? Những lợi thế nào đã làm cho chiến thắng có khả năng hơn, và các lãnh đạo Hoa Kỳ đã khai thác chúng như thế nào? Làm sao kinh nghiệm sớm hơn có thể giúp những người Mỹ giữ thế thượng phong với Trung Quốc trong những thập niên tới?

Đây là năm bài học quan trọng từ Chiến tranh lạnh, các bài học mà nên hướng dẫn chính sách đối ngoại Mỹ hiện thời. Báo động người làm hỏng: Tổng thống Donald Trump đã bỏ qua hay vi phạm mỗi trong năm bài học này.

Bài học #1: Đảm bảo chắc chắn bạn có các đồng minh đúng

Hoa Kỳ đã thắng Chiến tranh lạnh một phần bởi vì nền kinh tế dựa vào thị trường của nó đã lớn hơn, đa dạng hơn, và hiệu quả hơn nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung kiểu Soviet. Nhưng đã giúp đỡ là việc các đồng minh chính của Mỹ cũng đã giàu có hơn và hùng mạnh hơn hầu hết các nhà nước tay sai Soviet rất nhiều. Như công thức ban đầu về chính sách ngăn chặn của nhà ngoại giao Mỹ George Kennan đã nhấn mạnh, chìa khoá cho thắng lợi trong dài hạn đã là giữ “các trung tâm quyền lực công nghiệp then chốt” (tức là, Tây Âu và Nhật Bản) phù hợp với phương Tây và trật khỏi tay Soviet. Đó thật sự đã là cốt lõi của chính sách ngăn chặn (containment).

Mục đích này đã dẫn trực tiếp đến việc hình thành NATO và việc xây dựng hệ thống liên minh kết nối hình sao (hub-and-spoke) ở châu Á, và kết quả đã là một ưu thế sức mạnh áp đảo nghiêng về phương Tây. Mặc dù Liên Xô đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và một cường quốc quân sự ghê gớm, các đồng minh của nó đã yếu hơn các đồng minh của Mỹ rất nhiều. Tính cùng nhau, Hoa Kỳ và các đồng minh của nó đã có số người nhiều hơn khoảng 25 phần trăm so với mạng liên minh Soviet, GNP kết hợp lớn hơn gần ba lần, và có lợi thế hơn một chút về sức người trong quân sự—và họ đã chi tiêu hơn khối Soviet khoảng 25 phần trăm mỗi năm.

Như tôi đã giải thích lâu rồi trong năm 1987, thế bất cân bằng sức mạnh này có lợi cho Mỹ đã là kết quả từ bốn lợi thế then chốt. Thứ nhất, Hoa Kỳ tự nó đã có một nền kinh tế hùng mạnh. Thứ hai, Hoa Kỳ đã ở xa các trung tâm quyền lực thế giới then chốt khác, trong khi Liên Xô và Hiệp ước Warsaw đã ở ngay bên cạnh (các trung tâm khác). Mối đe doạ sát gần của sức mạnh Soviet đã làm cho hầu hết châu Âu và nhiều nhà nước ở châu Á háo hức liên minh với Hoa Kỳ. Thứ ba, học thuyết quân sự Soviet đã nhấn mạnh sự chinh phục tấn công, làm tăng thêm cảm nhận của các nước khác về mối đe doạ, và Moscow đã chẳng bao giờ từ bỏ sự cam kết chính thức của nó để truyền bá cách mạng thế giới, mà đã làm cho các nhà nước không cộng sản còn lo lắng hơn. Và Liên Xô càng thử để bù cho vị thế yếu hơn của nó bằng việc xây dựng sức mạnh quân sự, các nhà nước khác càng muốn liên minh với Hoa Kỳ hơn.

Có liên quan, Hoa Kỳ cũng đã được lợi bởi việc chấp nhận và làm theo một chính sách “chia rẽ và cai trị (chia để trị)” đối với các đối thủ cộng sản của nó. Nỗi ám ảnh Chiến tranh lạnh ban đầu về cái gọi là khối thống nhất cộng sản cuối cùng đã nhường đường cho một chính sách thực tế hơn, nổi bật nhất trong sự mở cửa của Tổng thống Richard Nixon với Trung Quốc trong năm 1972. Nước đi này đã khiến cho Moscow ngày càng bị cô lập và đã thêm những gánh nặng chiến lược của nó.

Bây giờ thì sao? Cho đến nay, chức tổng thống của Trump đã là một trường hợp sách giáo khoa về việc không quản lý các mối quan hệ quốc tế khác nhau của Mỹ như thế nào. Ông đã bỏ Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày thứ tư với tư cách là tổng thống, cắt giảm vị thế chiến lược của Mỹ ở châu Á và trao cho Trung Quốc một chiến thắng dễ dàng. Ông đã làm trầm trọng thêm sai lầm đó bằng việc khởi động các cuộc chiến tranh thương mại với gần như tất cả mọi nước, kể cả các đồng minh Á châu của Mỹ, và bằng việc tham gia vào một sự tiếp cận bốc đồng, được thực hiện tồi tới Bắc Triều Tiên.

Mong muốn của Trump để khiến châu Âu có trách nhiệm lớn hơn cho quốc phòng riêng của nó có công trạng đáng kể, nhưng việc lăng mạ các lãnh đạo Âu châu, đe doạ các cuộc chiến tranh thương mại, tấn công Liên Âu (EU), và tăng chi tiêu quốc phòng Mỹ là cách sai để làm việc đó. Những người Âu châu coi quyết định của Trump để bỏ hiệp ước hạt nhân với Iran như một sai lầm thiếu cân nhắc, gây thiệt hại thêm cho uy tín của Mỹ về sự nhạy bén và độ tin cậy. Tương tự, quyết định của Trump để cho Israel, Saudi Arabia, và Ai Cập quyền hạn không hạn chế đã cho phép các xu hướng tồi tệ nhất của các chính phủ này, thế nhưng không tạo ra các lợi ích chiến lược hữu hình nào cho Hoa Kỳ.

Kết quả: Washington vẫn đang bao cấp quốc phòng của châu Âu, ngày càng ràng buộc với các khách hàng rắc rối ở Trung Đông, và trong một vị thế yếu hơn vis-à-vis Trung Quốc. Hơn nữa, dù các bản năng ban đầu của Trump đã có thể là gì đi nữa, ông đã tiếp tục cách tiếp cận vô ích của những người tiền nhiệm của ông đối với Nga, bằng cách ấy thắt chặt một quan hệ đối tác chiến lược giữa Moscow và Bắc Kinh. Thay cho việc chơi chính sách chia-để-trị (divide-and-rule), thì ông ta đã đẩy hai nước Á châu khổng lồ lại gần nhau hơn, trong khi Moscow chơi trò chia-để-trị chống lại NATO và EU. Hoa Kỳ có vẻ đã quên bài học Chiến tranh Lạnh quan trọng này, nhưng các đối thủ của nó đã không quên.

Bài học #2: Đầu tư vào khoa học, công nghệ, và những sự đền đáp giáo dục.

Có một nền kinh tế tinh vi nhất và tiên tiến nhất về công nghệ đã là một tài sản quý giá to lớn cho Hoa Kỳ. Không chỉ nó đã kích thích sự tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, mà nó cũng đã cho quân đội Mỹ những lợi thế quan trọng đối với đối thủ Soviet của nó. Khi việc phóng Sputnik 1 trong năm 1957 đã gây ra những nỗi sợ rằng Hoa Kỳ có thể mất lợi thế khoa học và công nghệ của nó, các sáng kiến như Đạo luật Giáo dục Quốc Phòng năm 1958 đã tạo ra một sự phục hưng mới của sự phát triển khoa học và kỹ thuật và đã bảo đảm rằng Liên Xô sẽ kéo lê sau Hoa Kỳ trong hầu hết các lĩnh vực nỗ lực khoa học.

Ghi chú bên lề: ngoài việc khuyến khích học tập khoa học và toán học, cùng sáng kiến này cũng đã tìm cách khuyến khích học tiếng và văn hoá nước ngoài. Bằng cách cung cấp các chuyên gia những người có thể giúp nghĩ ra các chính sách phù hợp để đối phó với các khu vực khác nhau, sự hỗ trợ các nghiên cứu khu vực đã cũng là quan trọng trong việc giúp thắng Chiến tranh lạnh.

Trái lại, chính quyền Trump có vẻ có ít sự tôn trọng sự tinh thông khoa học—đặc biệt liên quan đến môi trường—và đã thử hai lần để rút ruột sự hỗ trợ liên bang cho nghiên cứu khoa học. May thay, Quốc hội hai lần đã bước vào để khôi phục, và trong một số trường hợp, tăng, sự tài trợ nghiên cứu. Trump cũng chẳng có vẻ nghĩ về sự tinh thông khu vực là cần cho việc tiến hành một chính sách đối ngoại thông minh. Nếu giả như ông đã nghĩ, ông đã không trao cho con rể ông các trách nhiệm quan trọng ở Trung Đông và đã có thể lắng nghe nhiều chuyên gia những người đã cảnh cáo rằng những cách tiếp cận của ông đến Bắc Triều Tiên và Iran hẳn sẽ thất bại.

Và Hoa Kỳ làm ăn ra sao với Trung Quốc? Các thành tựu khoa học của Trung Quốc đã tăng đều đặn, cho dù nó vẫn kéo lê sau Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Cũng quan trọng ngang thế, Trung Quốc đã huấn luyện một số lớn cán bộ chuyên gia khu vực để làm công việc ngoại giao của nó, trong khi Hoa Kỳ đã rút ruột Bộ Ngoại giáo và dựa vào những tay nghiệp dư không được huấn luyện (được biết đến như các nhà tài trợ vận động) trong hàng thập kỷ. Như William Burns làm rõ trong cuốn sách gần đây của ông The Back Channel (Kênh Đằng Sau), việc Mỹ coi thường ngoại giao (và sự tinh thông khu vực) là một vết thương tự tạo khổng lồ. Nhưng không phải thế theo Donald Trump, người đã nói ông ta “là người quan trọng duy nhất” và đã nghĩ rằng ông ta có thể phù phép hay khoác lác ầm ĩ cách của ông ta vào một thoả thuận hạt nhân với Bắc Triều Tiên.

Bài học #3: Sự cởi mở, minh bạch và trách nhiệm giải trình lớn hơn cho Hoa Kỳ một lợi thế quan trọng.

Không hệ thống chính trị nào là hoàn hảo cả, và ngay cả các công chức tận tuỵ đôi khi cũng phạm những sai lầm lớn. Nhưng các nền dân chủ với một truyền thống tự do ngôn luận và một nền báo chí mạnh mẽ, thận trọng chắc có khả năng hơn để nhận ra các sai lầm và (cuối cùng) sửa chúng. (Như nhà kinh tế học Amartya Sen đã lập luận trong một nghiên cứu nổi tiếng, mà là một lý do lớn vì sao không nền dân chủ được thiết lập tốt nào đã phải chịu một nạn đói lớn.) Hoa Kỳ rõ ràng đã sai lầm khi nó lao sâu vào Chiến tranh Việt Nam, chẳng hạn, nhưng nó đã bắt đầu cắt bớt các thiệt hại của nó với việc Việt Nam hoá và cuối cùng đã ra khỏi hoàn toàn, nếu không được sớm như nó đã phải.

Trái lại, hệ thống Soviet bị xơ cứng—nơi tự do ngôn luận đã hoàn toàn bị bóp nghẹt—đã cả là không hiệu quả về mặt kinh tế lẫn thiên về những thất bại bi thảm hơn, dù là trong chiến dịch Afghan của chính nó, trại gulag Soviet tàn bạo, tai hoạ Chernobyl, hay những tai hại môi trường do sự thống trị lâu của chủ nghĩa cộng sản gây ra. Trung Quốc Maoist đã chịu những tai hoạ tương tự, nổi bật nhất với hàng triệu người chết đói trong Đại Nhảy Vọt thiếu-cân nhắc của Chủ Tịch Mao Trạch Đông.

Để là công bằng, sự cởi mở, tính minh bạch, và trách nhiệm giải trình đã bị bao vây ở Hoa Kỳ trong một thời gian, và chính quyền Trump không phải là chính quyền đầu tiên hành động cẩu thả và vô trách nhiệm với các sự thực hay để thử che chắn mình khỏi sự xem xét kỹ lưỡng từ bên ngoài. Tuy nhiên, tổng thống thứ 45 đã đưa sự không thích này đối với trách nhiệm giải trình lên một mức mới: tấn công báo chí như “kẻ thù của nhân dân,” nói dối không ngượng mồm, và hết sức cố gắng để ngăn cản sự xem xét kỹ lưỡng hợp pháp về hành vi riêng của ông ta với tư cách một ứng viên và tổng thống. Giống những người muốn thành các nhà độc đoán ở mọi nơi, mục tiêu của ông ta là để trở thành trọng tài duy nhất của sự thật trong tâm trí công chúng, để cho nó bỏ qua các sai lầm của ông ta và tiếp tục ủng hộ chương trình nghị sự của ông ta.

Bài học #4: Chơi dựa dây (rope-a-dope, tức là khiến Liên Xô phung phí các nguồn lực trong các lĩnh vực không quan trọng về chiến lược) đã là một chiến lược thông minh.

Trong năm 1974, Muhammad Ali đã đánh bại một George Foreman trẻ hơn, to con hơn, và mạnh hơn trong trận đấu box hạng nặng ở Zaire. Cuộc đấu đã diễn ra vào một đêm nóng và oi bức, và chiến lược của Ali—mà ông đã gọi là “dựa dây (rope-a-dope)”—đã gồm việc dựa vào các dây và che chắn trong khi Foreman đấm cho đến khi mình kiệt sức với các cú đấm không hiệu quả. Cuộc đấu kết thúc khi Ali bật khỏi các dây trong hiệp thứ tám và hạ đo ván Foreman.

Có một bài học chiến lược có giá trị ở đây. Như được thảo luận ở trên, vào giữa các năm 1950 Hoa Kỳ đã liên minh với hầu hết các cường quốc công nghiệp lớn của thế giới. Liên minh nó đặt với nhau đã vượt xa Liên Xô và và các tay sai của nó về năng lực sản xuất, sức mạnh quân sự, sự giàu có, tính chính đáng công khai, và phúc lợi chung. Moscow đã có đưa một số chế độ tựa-Marxist hay xã hội chủ nghĩa lại với nhau trong thế giới đang phát triển, nhưng các nhà nước tương đối yếu này đã không làm cho liên minh toàn cầu của nó mạnh hơn đáng kể, đặc biệt khi so sánh với liên minh đối trọng do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Mặc dù Hoa Kỳ đã thử làm xói mòn những sự sắp xếp này (và đôi khi đã thành công), nói chung nó đã làm ít hơn để làm xói mòn chúng so với Moscow đã làm chỗ dựa cho chúng. Giọt nước tràn ly đã là sự xâm chiếm Soviet vào Afghanistan trong năm 1979, mà đã đẩy nhanh sự sụp đổ của nó. Giống Ali, Hoa Kỳ đã để Liên Xô đấm ủng hộ các nhà nước tay sai chỉ là gánh nặng và chiến đấu trong các cuộc chiến tranh tốn kém.

Đừng có hiểu lầm: Hoa Kỳ cũng đã phung phí tiền bạc và sinh mạng đáng kể trong các cuộc chiến tranh ngoại vi như chiến tranh Việt Nam, nhưng nền kinh tế của nó đã mạnh hơn đáng kể, và hầu hết các đồng minh của nó đã là các vốn quý, không phải các gánh nặng. Chơi chiến thuật dựa dây đã là một chiến lược thông minh từ quan điểm Hoa Kỳ, đóng góp cho chiến thắng của nó trong Chiến tranh lạnh. Bài học: Hãy để các đối thủ phung phí các nguồn lực đáng kể cho những lợi lộc nhỏ là một chiến lược thông minh. Một hệ quả: Đảm bảo chắc chắn rằng các đối thủ của bạn không nhử bạn vào cùng sai lầm, và đừng lẫn lộn một ngân sách quân sự lớn với thành công. Chi tiêu nhiều hơn là không tốt hơn nếu chi ít hơn là đủ, và đặc biệt nếu việc làm vậy làm xói mòn phúc lợi kinh tế của bạn trong dài hạn.

Đáng tiếc, Trump có vẻ không hiểu chẳng cái nào trong số này. Ông tin việc quăng nhiều tiền hơn vào Pentagon húp híp và không hiệu quả (và việc ra lệnh các cuộc bay trình diễn và các cuộc duyệt binh) sẽ “Làm cho Mỹ Vĩ đại Trở lại,” nhưng chắc có khả năng hơn để làm cạn sức mạnh kinh tế của nó. Trump cũng đã hứa để “ra khỏi công việc xây dựng quốc gia”; thay vào đó, ông đã bắt chước cựu Tổng thống Barack Obama và gửi nhiều quân hơn đến Afghanistan. Ông đã tăng nhanh các nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, đã ủng hộ cuộc chiến tranh vô ích của Saudi ở Yemen, và gần như đã lao vào chiến tranh chống lại Iran vài tuần trước. Chắc chắn, ông đã thừa kế hầu hết các chính sách này và có vẻ đã cưỡng lại áp lực từ những cái đầu nóng như Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, nhưng vì sao trước nhất ông đã bổ nhiệm họ?

Nếu Hoa Kỳ đang đối mặt với một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc, con đường thích hợp là ngưng lãng phí thời gian, tiền bạc, và sinh mạng trên những vấn đề ngoại vi và để tập trung như laser vào việc quản lý mối quan hệ song phương cốt yếu này. Obama đã thử làm việc này với chính sách xoay trục về châu Á, nhưng ông đã không làm xong nó hoàn toàn. Cho đến đây, Trump đã không hiểu được rằng làm nhiều hơn để đương đầu với Trung Quốc đòi hỏi làm ít hơn ở nơi khác—và khiến cho các nhà nước khác để giúp các nỗ lực của Hoa Kỳ hơn là cũng bắt đầu đánh nhau với họ nữa.

Bài học #5: Các nước tử tế cán đích đầu tiên.

Hoa Kỳ không có đức hạnh như những người Mỹ thích giả bộ thế, nhưng trong Chiến tranh Lạnh, nó đã được lợi từ việc đứng lên bảo vệ tự do, các quyền con người, và các giá trị chính trị phổ thông khác. Các lãnh đạo Hoa Kỳ cũng đã nhận ra rằng việc có sự tiến bộ về các quyền dân sự là quan trọng trong khung cảnh chiến tranh lạnh, vì sự bình đẳng chủng tộc lớn hơn sẽ khiến cho đất nước có vẻ tốt hơn trong con mắt của các xã hội không da trắng khắp thế giới.

Chắc chắn, Hoa Kỳ đã ủng hộ các nhà độc đoán khi nó nghĩ nó đã phải và đôi khi đã hành động với sự không đếm xỉa nhẫn tâm đến các dân cư nước ngoài. Nhưng xét tổng thể—và nhất là khi so sánh với đối thủ Soviet của nó—Hoa Kỳ đã được xem như đứng lên bảo vệ cái gì đó nhiều hơn chỉ sự thực hiện quyền lực trần trụi.

Quan trọng ngang thế, các lãnh đạo Hoa Kỳ đã nhất quán đối xử với các đối tác nước ngoài của họ với sự kính trọng, ngay cả khi về mặt riêng tư họ bị chọc tức bởi các hành động của những người khác hay khi họ đã phải chơi bóng rắn với họ bên trong một khung cảnh liên minh rộng hơn. Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã chọc tức vài tổng thống Mỹ trong nhiều hơn một dịp, nhưng bạn hiếm khi nghe các quan chức Hoa Kỳ lăng mạ ông công khai. Các quan chức Mỹ đã hiểu rằng việc nói xấu hay làm bẽ mặt các đối tác của mình sẽ gây ra sự oán giận và làm xói mòn sự thống nhất Tây phương, như thế họ đã giữ quả đấm bên trong một găng tay nhung. Bởi vì Hoa Kỳ đã mạnh hơn các nước khác rất nhiều, nó thường có được cái nó muốn. Nhưng các lãnh đạo của đã đủ khôn ngoan để không khoe khoang về điều đó, e rằng việc này gây ra sự oán giận nó và làm suy yếu sự hợp tác.

Trái lại, thế giới cộng sản đã là vạc sục sôi của sự oán giận và sự hận thù giết anh em. Nguyên soái Tito của Nam tư và lãnh tụ Soviet Joseph Stalin đã bất hoà nhanh sau Chiến tranh Thế giới II, và Thủ tướng Soviet Nikita Khrushchev và Mao cũng đã thế trong những năm 1950. Binh lính Soviet và Trung Quốc đã đụng độ nhau dọc sông Ussuri trong năm 1969, và Moscow thậm chí đã dự tính  một cuộc tấn công hạt nhân ngăn ngừa chống lại kho vũ khí hạt nhân non trẻ của Trung Quốc. Các mối quan hệ bên trong Hiệp Ước Warsaw đã cũng ít hơn sự hài hoà, và Liên Xô đã phải can thiệp vào Đông Đức (1953), Hungary (1956), và Tiệp Khắc (1968) để giữ các nước chư hầu này trong khối. Việt Nam cộng sản đã tiến hành chiến tranh chống lại Khmer Đỏ Marxist ở Cambodia, mà cuối cùng đã dẫn đến một cuộc chiến tranh biên giới ngắn nhưng dữ dội giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bất chấp những sự bất đồng chính sách đôi khi nghiêm trọng, hệ thống liên minh Chiến tranh Lạnh của Mỹ đã là một tấm gương hài hoà khi so với đối tác cộng sản của nó.

Chẳng cần phải nói, Trump thi trượt cả ở đây nữa. Ngay cả khi ông chất đầy những lời khen về các kẻ chuyên quyền như Vladimir Putin của Nga, Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên, Mohammed bin Salman của Saudi Arabia, và những kẻ côn đồ khoác lác ầm ĩ như Rodrigo Duterte ở Philippines hay Jair Bolsonaro ở Brazil, Trump gọi Thủ tướng Canada Justin Trudeau là “nhu nhược,” nói Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là biểu lộ “tính ngu xuẩn,” và đăng các tweet làm bẽ mặt Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thị trưởng London Sadiq Khan. Ông đã hành động thô lỗ tại các hội nghị quốc tế và làm sợ hãi các nhà ngoại giao nước ngoài có kinh nghiệm với sự bất an, sự ngu dốt, và sự bất tài của ông.

Không ngạc nhiên, hình ảnh của nước Mỹ trong hầu hết các nước đã lao thẳng xuống kể từ khi Trump nhậm chức. Sự sa sút này một phần phản ánh những mối lo ngại về việc ra quyết định thất thường của Trump, nhưng một phần của nó rõ ràng phản ánh sự coi khinh toàn cầu về tư cách cá nhân của ông ta. Khrushchev đã làm xói mòn chính sách đối ngoại Soviet khi ông ta đập gày của ông ta tại Đại hội đồng Liên hiệp Quốc; Trump làm cái gì đó tương tự gần như mỗi lần ông ta tweet.

Là hùng mạnh có ý nghĩa quan trọng trong chính trị thế giới, nhưng được lòng dân hay chí ít được tôn trọng không phải là không thích đáng. Hoa Kỳ đã thắng Chiến tranh lạnh một phần bởi vì nó đã mạnh hơn, có sức bật hơn Liên Xô, nhưng cũng bởi vì các giá trị và các hành động của Washington—bất chấp các thiếu sót và đạo đức giả của nó—đã tỏ ra được lòng dân của hầu hết thế giới so với Moscow đã có. Đấy là một lợi thế Hoa Kỳ có lẽ vẫn giữ được khi sự cạnh tranh của nó với Trung Quốc nóng lên, trừ phi Trump và những kẻ bợ đỡ của ông ta tìm được cách để phung phí cả nó nữa.

-------------------------
Stephen M. Walt là giáo sư Robert và Renée Belfer về các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.

N.Q.A. dịch
Người dịch gửi BVN 

Nguồn : 
By Stephen M. Walt   | July 29, 2019, 4:51 PM






No comments: