BTV
Tiếng Dân
21/08/2019
Vụ đối đầu giữa đội
tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc với tàu hộ vệ Quang Trung và
tàu Trường Sa 401012 của Việt Nam chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư trường Cao đẳng Hải
chiến Mỹ, cho biết: “Cuộc khảo sát tiếp tục. Cập nhật tình
hình bố trí các lực lượng ở phía tây quần đảo Trường Sa”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/08/Img1-10-1024x576.jpg
Hình ảnh vệ tinh cho
thấy nhóm tàu hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8, trong đó có các
tàu hải giám 37111, 31302, 46111, đã lập thành một vành đai xung quanh
tàu này, khiến tàu chiến Quang Trung của Việt Nam không thể lại gần.
Còn tàu Trường Sa 401012 thì lui về góc phía tây bắc. Nguồn: Twitter
Ryan Martinson.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/08/H2-61.jpg
Chiến hạm Quang
Trung của Việt Nam. Photo Courtesy
Phía Trung Quốc tiếp
tục ngụy biện về “quyền chủ quyền” của họ ở khu vực Bãi Tư Chính,
thể hiện tham vọng hiện thực hóa “đường lưỡi bò”. RFA dẫn lời người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng: Tàu Hải Dương 8 “hoạt động trong vùng biển
thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”.
Khi được đề nghị bình luận
về vụ Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút đội tàu Hải Dương Địa
Chất 8 ra khỏi vùng biển Bãi Tư Chính, ông Cảnh Sảng nói: “Trung Quốc
có chủ quyền đối với Quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận đồng thời có quyền chủ
quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan. Tàu Trung Quốc có liên
quan đều hoạt động trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc… Chúng
tôi hy vọng quốc gia có liên quan sẽ tôn trọng một cách nghiêm túc các quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và hợp tác với Trung Quốc”.
Cố vấn Nhà Trắng lên án hành vi đe dọa của Trung Quốc ở Biển
Đông, Zing đưa tin. Ông John Bolton, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nhận
định: “Những nỗ lực leo thang gần đây của Trung Quốc nhằm đe dọa các
bên khác từ bỏ hoạt động khai thác tài nguyên ở Biển Đông là đáng lo ngại… Mỹ
kiên quyết đứng về phía những bên chống lại hành vi cưỡng ép và các thủ đoạn bắt
nạt đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực”.
Bài báo lưu ý, phía Mỹ
liên tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn chỉ trích vụ Trung Quốc đưa tàu xâm
phạm vùng biển Việt Nam. Trong tuyên bố ngày 20/7, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Mỹ Morgan Ortagus kêu gọi Trung Quốc “dừng ngay các hành động bắt
nạt và không thực hiện các hành vi khiêu khích, gây bất ổn” ở Biển
Đông.
Ba ngày trước, hai đại tướng
Mỹ đã thăm Việt Nam: Đại tướng David L. Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ
và Đại tướng Charles Q. Brown Jr., Tư lệnh Không quân Mỹ, thăm VN trong hai ngày
18 và 19/8. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tham mưu trưởng Không quân Mỹ đến
Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Tại buổi họp báo hôm 18/8, Đại tướng Goldfein nói: “Chúng
tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh. Sự
hiện diện của hai Đại tướng Không quân Mỹ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ với
Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung”.
***
Báo Pháp Luật TP HCM
có bài phân tích tiến trình từ bãi Tư Chính đến đàm phán COC: Lật tẩy ý đồ Trung Quốc.
GS James Kraska, chuyên gia cao cấp về luật và chính sách biển tại Trung tâm
Nghiên cứu luật quốc tế Stockton, Cao đẳng Hải chiến Mỹ, nói: “Bắc
Kinh xem COC như một chiến thuật câu giờ, kéo dài thời gian đàm phán ròng rã 17
năm qua. Trong ngần ấy thời gian, TQ xây dựng kiên cố vị thế lẫn sức mạnh”.
Đến nay thì khác,
Trung Quốc thông báo sẽ hoàn tất đàm phán COC trước năm 2021: “TQ
đã từng trì hoãn và kéo dài việc đàm phán xây dựng COC từ rất lâu nhưng hiện
nay họ lại tỏ vẻ mong muốn kết thúc quá trình đàm phán và xây dựng COC. Từ hai
chỉ dấu này, rất có khả năng những hành động gây rối trên thực địa của TQ gần
đây là nhằm tạo ưu thế trên bàn đàm phán”.
Philippines cảnh báo sắc lạnh với các tàu nước ngoài xâm phạm
lãnh hải, theo VOV. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cảnh
báo về các “biện pháp không thân thiện” sẽ được thực thi đối
với các tàu nước ngoài đi vào vùng lãnh hải của nước này nếu không được phép.
Ông Duterte đưa ra lời cảnh báo này sau khi có thông tin Trung Quốc điều tàu
chiến vào khu vực, chỉ cách bờ biển của Philippines vài hải lý.
Còn người phát ngôn của
Tổng thống Duterte, ông Salvador Panelo đưa ra yêu cầu: “Tất cả các tàu
nước ngoài đi qua lãnh hải của chúng tôi phải thông báo và nhận được sự đồng ý
từ cơ quan chức năng trước khi họ có hoạt động qua lại trên thực tế. Hoặc là
chúng tôi nhận được sự tuân thủ một cách thân thiện hoặc chúng tôi sẽ có biện
pháp thực thi pháp luật một cách không thân thiện”.
______
Mời đọc thêm: Cố
vấn an ninh quốc gia Mỹ lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông (TTXVN).
– Mỹ
tuyên bố tôn trọng quyền của Việt Nam ở Biển Đông (ANTĐ). –Mỹ
‘không chấp nhận’ Trung Quốc gây rối và bắt nạt ở Biển Đông (TT).
– Nhà
Trắng tố cáo “chiến thuật đe dọa” của Bắc Kinh trên Biển Đông (RFI).
– Chứng lý không thể chối cãi về chủ quyền biển của VN (TN).
– Tư lệnh Không quân Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam kể từ sau
chiến tranh (VOA). – Hai đại tướng Mỹ đến Hà Nội, giúp Việt Nam bảo vệ bãi
Tư Chính? (NV). – Tướng Không quân Mỹ ủng hộ quyền tự vệ chính đáng của
Việt Nam ở Biển Đông (LĐ). – GS Jerome Cohen: Thế giới muốn nghe nhiều hơn từ Việt
Nam (TT).
– Bãi Tư Chính: Trung Quốc muốn ‘quốc gia liên quan’ tôn trọng
chủ quyền (VOA). – Biển Đông: Chính nghĩa và lời nói dối lịch sử (TT).
– Từ bãi Tư Chính đến đàm phán COC: Lật tẩy ý đồ Trung
Quốc (PLTP). – ‘Vành Đai và Con Đường’ của Trung Quốc: Gian dối chỉ vì muốn
đạt mục tiêu chính trị — Hà Nội sẽ đổi hướng khi Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ Tháng Mười tới
đây? (NV).
– ”Các nước không nên chỉ dựa vào sức mạnh hoặc lực lượng quân
sự” (TTXVN). – Trung Quốc lộ rõ tham vọng ở biển Đông (NLĐ).
– Biển Đông: Trung Quốc coi thường luật, các nước cùng hành động (VnMedia).
– Philippines cảnh báo đáp trả tàu nước ngoài xâm nhập lãnh hải
không xin phép (PT). – Chủ tịch Hạ Viện Philippines tố Việt Nam chiếm nhiều đảo Biển
Đông (RFI).
---------------------------------------
XEM THÊM
20/08/2019
No comments:
Post a Comment