Wednesday, August 14, 2019

BẢN TIN NGÀY 14-8-2019 (Báo Tiếng Dân)




14/08/2019

BÀI MỚI

14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019
14/08/2019

*
*

BẢN TIN NGÀY 14-8-2019

Xe Việt phải gắn biển số Trung Quốc khi vào đất Trung

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Trung Quốc đề nghị ôtô Việt Nam qua cửa khẩu phải gắn biển số điện tử của Trung Quốc. Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng vừa gửi báo cáo đến UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết, đã nhận được thư đề nghị của Ban quản lý Khu bảo thuế tổng hợp Bằng Tường, Trung Quốc, về việc kích hoạt toàn diện hệ thống nhận dạng biển số ôtô điện tử.

Phía Trung Quốc giải thích, “việc dán biển số điện tử cho ôtô vào Trung Quốc nhằm nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan, phục vụ sự phát triển thương mại Trung – Việt”. Thế nhưng, khi xe về Việt Nam, những biển số điện tử này vẫn không được gỡ, theo đề xuất của phía Trung Quốc.

Còn những xe Trung Quốc vào cửa khẩu Việt Nam sẽ được phía Việt Nam quản lý và kiểm soát ra sao? Việt Nam đã cho xe du lịch tự lái của Trung Quốc vào Việt Nam, tin cho biết, khách Trung Quốc được lái xe 180 km vào Việt Nam, các nhà chức trách VN có cách nào để kiểm tra các phương tiện này?


Hai tân Thứ trưởng Bộ Công an

Cư dân mạng loan tin, Bộ Công an có hai tân thứ trưởng, đó là Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục C03), Bộ Công an và Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng và là người phát ngôn Bộ Công an. Không thấy báo “lề đảng” đưa tin này.

Trung tướng Lương Tam Quang (trái) và Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc. Photo Courtesy

Tuần trước, ông Nguyễn Tất Thắng, ở Trại 771, Bộ Quốc phòng, có đơn tố cáo gửi các đương kim và cựu lãnh đạo đảng và nhà nước, tố cáo ông Nguyễn Duy Ngọc, có liên quan tới cái chết của ông Trần Bắc Hà, một can phạm đang bị tạm giam để chờ xét xử các vụ án kinh tế. Trả lời đơn tố cáo này là quyết định cho ông Nguyễn Duy Ngọc làm Thứ trưởng Bộ Công an?

Nhà báo Nguyễn Đức hỏi: “Ông Quang – CVP Bộ CA, ông Ngọc – Cục trưởng C03 Bộ CA lên thứ trưởng bộ này. Sắp tới các vụ án bị chìm sẽ nổi?” Nhà báo Phạm Việt Thắng viết: “Chúc mừng 2 tân thứ trưởng Bộ Công An. Là thứ trưởng rồi thì phải tích cực ‘kiếm củi’ để đốt lò cháy rực, anh Ngọc, anh Quang nhé!


Vụ “Chung con” cho thanh tra con ông Chung

Chuyện ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho Thanh tra Hà Nội, thanh tra việc sử dụng chế phẩm độc quyền xử lý nước thải Redoxy-3C quả là khôi hài. Chuyện Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội mua hóa chất độc quyền ở công ty của ông Chung con, để thanh tra tìm ra vấn đề, nhưng lại là Thanh tra Hà Nội!

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP HN. Photo Courtesy

Khi bị dư luận đặt vấn đề về tính minh bạch trong việc sử dụng hóa chất Redoxy-3C, xử lý ô nhiễm ao hồ hơn 2 năm qua của TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, giao Thanh tra TP thành lập đoàn thanh tra, thanh tra toàn diện việc mua, đánh giá hiệu quả sử dụng đối với chất Redoxy-3C và công bố công khai trước công luận trong thời hạn 45 ngày. Thời hạn thanh tra đã hết hôm 15/7, nhưng Hà Nội vẫn chưa công bố kết quả.

Hồi tháng trước, trong bài báo đăng trên trang Doanh Nhân và Xã Hội, nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho biết, Redoxy-3C là loại hóa chất mà Công ty Arktic bán độc quyền cho thành phố Hà Nội xử lý ô nhiễm. Công ty TNHH Arktic do ông Nguyễn Đức Hạnh, con trai ông Nguyễn Đức Chung làm chủ, có địa chỉ tại số 12 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa. Cho nên ông Chung có thể tự thanh tra, không cần phải lập đoàn thanh tra, tốn tiền thuế của dân.

Báo Tuổi Trẻ có bài: Phóng viên 2 lần hỏi ‘mua chế phẩm Redoxy-3C ở đâu?’, câu trả lời là… chờ. Một phóng viên đặt câu hỏi với ông Võ Tiến Hùng, TGĐ Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội, rằng chế phẩm Redoxy-3C, công ty ông mua ở đâu? Có mua qua đấu thầu hay chỉ định mua?

Cả hai lần được hỏi, ông Võ Tiến Hùng đều “né”, không trả lời trực tiếp vào câu hỏi này mà ông Hùng chỉ trả lời rằng: “Xung quanh chế phẩm Redoxy-3C, theo quy định, sau khi có kết luận thanh tra sẽ công bố chính thức. Do đó, các vấn đề liên quan đến chế phẩm Redoxy-3C sẽ đợi kết luận thanh tra“.


Hội trường UBND Thị trấn Ngã Sáu sụp đổ, sau 8 tháng khánh thành

Sau khi khánh thành công trình Hội trường UBND thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang được 8 tháng và đi vào sử dụng, ngày 10/8, hội trường này bất ngờ đổ sập. Công trình này do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Huỳnh Trân thi công. May mắn là sự cố xảy ra sáng thứ Bảy, nên không có thương vong.

Hiện trường vụ việc. Ảnh: VNN

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Huỳnh Trân do ông Huỳnh Đăng Khoa, tức “Khoa đen” làm chủ. Nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho biết, “Cty này có vốn điều lệ 8 tỷ đồng với 5 nhân viên và liên tiếp trúng thầu cùng lúc 10 gói thầu với tổng giá trúng thầu hàng trăm tỷ đồng“, vì “Khoa đen là cháu chú Bảy – Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang“.

Ông Danh cho biết thêm: “Công ty cấp thôn cấp xóm này trúng thầu đường ô tô về trung tâm xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với giá trúng thầu 67,988 tỷ đồng (giá gói thầu 68,056 triệu đồng, chênh lệch giảm 68 triệu đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm 0,1%). Đây là gói thầu thứ 17 mà Nhà thầu Huỳnh Trân được công khai trúng thầu trong vòng 2 năm.

Tất cả 17 gói thầu này đều nằm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, được đấu thầu rộng rãi trong nước nhưng tất cả các doanh nghiệp lớn đều bị đánh bại từ vòng gửi xe. Trong số 17 gói thầu mà Nhà thầu Huỳnh Trân được công khai trúng thầu, có tới 8 gói thầu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Châu Thành, Hậu Giang mời thầu”.


Cướp ngày có giấy phép

Báo Thanh Niên đưa tin: Cán bộ thanh tra giao thông Hà Nội bị đề nghị truy tố vì bảo kê ‘xe vua’. Vụ Thanh tra giao thông bị tố nhận tiền bảo kê cho xe tải. Công an TP Hà Nội đề nghị truy tố 6 người là Nguyễn Ánh Hào, Lê Văn Cường, cán bộ Cục Quản lý đường bộ I, TCĐB; Phạm Văn Vinh, TGĐ Công ty CP đầu tư thương mại và vận tải Tuấn Vinh, tội đưa hối lộ và Lê Bá Dũng, cựu cán bộ Đội TTGT quận Hoàng Mai, Nguyễn Quốc Cương, cựu cán bộ TTGT quận Hai Bà Trưng, Trần Sỹ Cương, cựu cán bộ Đội Thanh tra cơ động Sở GTVT Hà Nội, tội nhận hối lộ.

Trước đó, vào tháng 3/2016, Hào, Cường và Vinh bàn nhau in logo Công ty Tuấn Vinh và mời các chủ xe tải hàng tháng nộp tiền để không bị kiểm tra hoặc được bỏ qua lỗi vi phạm. Vinh là người trực tiếp in logo của Công ty Tuấn Vinh, sau đó đổi thành “An toàn là bạn, tai nạn là thù”. Còn Cường có vai trò gặp các chốt nào sẽ báo cho Vinh hoặc Hào biết để hai người này thông báo cho lái xe tránh khu vực, tuyến đường đó.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Sở Giao thông Hà Nội nói gì về thanh tra nhận tiền bảo kê xe tải? Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, cùng với việc đình chỉ, chấm dứt hợp đồng với những người có liên quan, Sở GTVT sẽ lập hội đồng kỷ luật để xem xét trách nhiệm, xử lý những cá nhân, tập thể có liên quan.


Cập nhật tin giang hồ vây xe công an ở Đồng Nai

Công an tỉnh Đồng Nai đang mở rộng điều tra vụ án “giang hồ bao vây xe chở công an” ở Đồng Nai, báo Người Lao Động đưa tin. Cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ hành vi có dấu hiệu trốn thuế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do ông Nguyễn Tấn Lương làm giám đốc và điều tra làm rõ hành vi có dấu hiệu tranh giành, lấn chiếm đất công, cưỡng đoạt tài sản của băng nhóm Ngô Đình Giang (tức Giang 36).

Trước đó, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng đối với cán bộ Cảnh sát 113 là thiếu tá Nguyễn Tấn Hùng, để xác minh, làm rõ nội dung vi phạm, đề xuất xử lý theo đúng quy định.


Vỡ đê ở Đắk Lắk

Báo Thanh Niên đưa tin: Vỡ đê bao Quảng Điền ở Đắk Lắk , lũ đe dọa nhấn chìm 2.000 ha lúa. Sáng 13/8, một đoạn đê gần 10 m thuộc hệ thống đê bao Quảng Điền bị vỡ, nước sông Krông Ana chảy vào cánh đồng lúa chuẩn bị thu hoạch, khiến hàng ngàn ha lúa bị nhấn chìm trong biển nước.

Bài báo cho biết, “tại hiện trường, đoạn đê bị vỡ đã khiến nước ngập hơn 100 ha lúa… nếu không xử lý được đoạn đê vỡ, nước lũ tiếp tục tràn vào không chỉ làm ngập úng diện tích lúa của Quảng Điền mà còn nhấn chìm cả đồng lúa 2 xã Bình Hòa và Du Kmăl bên cạnh; tổng diện tích lúa thiệt hại có thể lên tới 2.000 ha”.

Đoạn đê vỡ khiến nước sông ào ạt chảy vào đồng lúa Quảng Điền. Ảnh: TN

VietNamNet có bài: Trăm người dầm mình ‘vá’ đê 300 tỷ cứu nghìn hecta lúa ở Đắk Lắk. Chính quyền địa phương đã huy động hàng trăm người dân tổ chức đóng cọc bao quanh đoạn đê bị vỡ, dùng lưới sắt và bạt để giữ, nắn dòng chảy của nước ra khỏi đoạn đê bị vỡ. Sau đó, lực lượng  bảo vệ đê tổ chức gia cố bằng đá bê tông và bao cát.

Công trình đê bao Quảng Điền có tổng vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng từ năm 2014, chạy dọc dòng sông Krông Ana, đi qua địa phận hai huyện Krông Ana và huyện Lắk. Tuyến đê bao nhằm mục đích ngăn nước cho vựa lúa ở hai huyện này, nhưng hiện nhiều đoạn đã xuống cấp, sạt lở nghiêm trọng.



Biểu tình ở Hồng Kông

Infonet đưa tin: Hàng trăm người biểu tình Hong Kong lại tụ tập ở sân bay. Trong ngày 13/8, hàng trăm người biểu tình đã tổ chức một cuộc tuần hành mới tại sân bay Hồng Kông, một ngày sau khi cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra tại đây, khiến sân bay quốc tế này phải đóng cửa.

Hiện sân bay quốc tế Hong Kong vẫn chưa thể nối lại hoàn toàn các hoạt động, sau khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi làn sóng biểu tình ngày 12/8. Những người biểu tình lặp lại yêu sách, buộc chính quyền hủy dự luật cho phép dẫn độ công dân Hồng Kông tới Trung Quốc, đồng thời yêu cầu yêu cầu Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói người biểu tình đang đẩy Hồng Kông xuống ‘vực thẳm’, theo báo Một Thế Giới. Cũng trong ngày 13/8, bà Nga cho rằng: “Bạo lực, bất kể là sử dụng bạo lực hay lên án bạo lực, sẽ đẩy Hồng Kông xuống một con đường không thể quay trở lại, sẽ đẩy xã hội Hồng Kông vào một tình huống rất đáng lo ngại và nguy hiểm”. Nhưng nếu người dân Hồng Kông để cho chính quyền Bắc Kinh muốn làm gì thì làm thì nền dân chủ của họ cũng bị hủy hoại. 

Hơn 300 chuyến bay bị hủy, khách vật vạ tại sân bay Hong Kong, theo Zing. Có khoảng 310 chuyến bay ở sân bay này, trong đó 13 chuyến đến và đi từ Việt Nam, bị hủy do biểu tình. Nhiều hành khách chia sẻ tình hình tại sân bay Hồng Kông hiện tại rất hỗn loạn. Một nữ du khách từ Đài Loan chia sẻ: “Tôi đã ở sân bay suốt 14 tiếng. May mắn là việc này không ảnh hưởng đến kế hoạch cá nhân của tôi”

Trước đó, ngày 11/8, xung đột leo thang giữa người biểu tình và cảnh sát khiến khoảng 40 người nhập viện, trong đó có một phụ nữ bị bắn đạn cao su và có thể bị mù mắt. Ngày 12/8, khoảng 5.000 người biểu tình tràn vào sân bay Hong Kong để phản đối.

VTC đưa tin: Xe bọc thép Trung Quốc tập hợp gần Hong Kong. Theo thông tin từ Nhân dân Nhật báo, một đoàn xe bọc thép đang di chuyển và tập hợp tại thành phố Thâm Quyế để chuẩn bị một cuộc diễn tập. Phía Trung Quốc cũng tuyên bố rằng cuộc biểu tình ở Hồng Kông có dấu hiệu “khủng bố”, diễn biến khiến nhiều người e ngại rằng một tắm máu Thiên An Môn thứ hai có thể diễn ra, nhằm đè bẹp sức kháng cự của người Hồng Kông. 

VTC có clip từ Nhân Dân Nhật báo, cho thấy tình hình ở Thâm Quyến, TQ:

BizLive đặt câu hỏi: Sau 10 tuần, khủng hoảng chính trị đang dần trở thành khủng hoảng kinh tế ở Hồng Kông?Theo tin từ Bloomberg, nhiều chuyên gia lo ngại rằng kinh tế Hồng Kông đang hướng đến suy thoái bởi bất ổn kết hợp với chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đe dọa tác động xấu đến doanh số bán lẻ, làm giảm giá bất động sản và nhấn chìm thị trường chứng khoán, có tổng giá trị vốn hóa ước khoảng 4,9 nghìn tỉ Mỹ Kim. 


***






No comments: