Monday, June 11, 2018

VIỆT NAM & HẢI NGOẠI ĐỒNG LÒNG BIỂU TÌNH CHỐNG ĐẶC KHU BÁN NƯỚC (Danlambao)





Trước âm mưu và hiểm hoạ chính thức hoá biến Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc - 3 vị trí chiến lược của Tổ Quốc - thành căn cứ Tàu, tiến dần đến việc Hán hoá toàn cõi Việt Nam theo tiến trình của Mật ước Thành Đô, đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng lòng đứng lên tranh đấu ngăn chận đạo luật đặc khu, bảo vệ sự tồn vong của đất nước.



Cập nhật: 

Vào khoảng 19h15, một nhóm khoảng 30 người đã bị nhà cầm quyền tổ chức bắt cóc tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đưa lên xe chở đi. Hiện nay vẫn chưa liên lac được.

22:50, hơn 20 người đang tập trung ở đồn công an phường Đakao, 170 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Sài Gòn để đòi người biểu tình bị bắt hôm nay. Còn khoảng 10 người trong đồn chưa được thả.

Hình :


*
Bình Thuận: Người dân tấn công vào UBND và trụ sở Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh.


Đà Nẵng: Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình ôn hoà phản đối luật đặc khu và luật an ninh mạng. Được biết, có nhiều người bị hành hung và bắt đưa về đồn công an:


Tại Giáo xứ Vĩnh Hoà thuộc Giáo phận Vinh, từ sáng sớm bà con đã cầm các biểu ngữ phản đối nhà cầm quyền dâng đất cho Tàu cộng. Hàng người người bao gồm mọi thành phần tuổi tác đã tuần hành qua các ngã đường và cất cao tiếng hát Trả Lại Cho Dân cũng như hô vang những khẩu hiệu "Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam - Cho Trung Quốc thuê nước là bán nước", "Luật đặc khu hành mục đích là để bán đất cho Trung Quốc"...


Tại Nha Trang, quê hương của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người bị tuyên án 10 năm tù vì đứng lên chống lại hiểm họa Tàu cộng và cũng là nơi đặc khu Bắc Vân Phong được lập ra để giao cho giặc ngoại bang, người dân đỗ xuống con đường Trần Phú dọc theo ven biển. Hàng ngàn người như con nước dâng tràn, tay trong tay biểu ngữ phản đối dự luật đặc khu và an ninh mạng. Khẩu hiệu đơn giản nhưng mạnh mẽ "Phản đối đặc khu", "Đả đảo luật an ninh mạng", "Đả đảo Tàu cộng xâm lược"... được hô vang theo dòng người. Trước lòng yêu nước và khí thế dũng mãnh của người dân phố biển, lực lượng côn an, côn đồ dày đặc ở Quảng trường Mùng Hai tháng Tư đã phải bó tay thất thủ.



Tại đường Lê Duẩn (đối diện LSQ Hoa Kỳ), quận 1, SG, khoảng 500-600 người dân cũng đã xuống đường biểu tình từ lúc 8h sáng. Người dân mang nhiều băng rôn, khẩu hiệu nội dung phản đối Luật Đặc Khu. Cuộc biểu tình vừa nổ ra đã bị đàn áp. Một trong những người tham gia biểu tình cho hay, công an nhằm vào những người còn rất trẻ để đánh đập và cướp băng rôn, nhưng những bạn trẻ này vẫn tiếp tục giơ cao biểu ngữ bất chấp bị đàn áp.

Bạn Huỳnh Thành Phát, 18 tuổi (người cầm loa) cho biết:


"Tuần vừa rồi, nhà cầm quyền Việt Nam thông báo về vụ việc kì họp Quốc hội tới sẽ bỏ phiếu thông qua Dự Luật Đặc khu và Dự Luật an ninh mạng, điều đó thôi thúc tôi phải có một hành động cụ thể về để bày tỏ thái độ với 2 dự luật này. Tôi nghĩ với Luật đặc khu, một vấn đề liên quan đến vận mệnh của tổ quốc thì đảng CS cầm quyền cần tôn trọng người dân hơn, có thể trưng cầu dân ý. Dự luật Đặc khu mang tới mối hoạ diệt quốc khi đem những địa điểm trọng yếu ra làm kinh tế, chưa kể theo tôi biết Đặc khu có thể có được đưa quân của quốc gia sở hữu của nó vào đất mẹ Việt Nam. 

Còn về phía luật an ninh mạng được đề xuất, sau khi đọc qua tôi thấy điều khoản trong đó có rất nhiều điều mơ hồ, và có thể dùng để bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến, tự do khong gian mạng không còn và tôi không thể im lặng. 

Do đó, rồi hôm nay tôi xuống đường cùng 5 người bạn cùng tuổi khác, chỉ tính riêng đoàn tôi đi thì có lẽ đã có hơn vài chục người trẻ tầm 20 tuổi ở đầu đoàn, điều này làm tôi cảm thấy rất vui, và ngày càng có hy vọng vào một Việt Nam ngày mai, ngày tự do và cường thịnh."

Hình :
Một số nhà tu hành và người dân đã ngồi toạ kháng tại đường Lê Duẩn. Ảnh Phuong Le

Hình :
Ảnh CTV-Danlambao

Ảnh CTV-Danlambao

Ảnh Facebook Phuong Le

Số người nhập cuộc ngày càng đông. Được khoảng 30 phút, công an bắt đầu bắt người.




Anh Thủy Tuất, một trong những người tham gia nhiều cuộc biểu tình và là người bị đánh đập hôm nay tường thuật lại:

“Tôi đến từ sớm với hy vọng mọi người sẽ kéo đến để tập trung biểu tình. Ngay từ đầu đã có rất nhiều bạn trẻ tham gia, trong đó có nhiều em học sinh. Họ bị đánh ngay từ đầu nhưng họ không hề sợ hãi mà vẫn tiếp tục giăng biểu ngữ và hô rất to “Cho thuê đất, lập Đặc Khu là bán nước”, “đả đảo TQ xâm lược”. Được khoảng nửa tiếng thì công an bắt người tống lên xe bus. Nhiều người bị đánh đập. Lúc đó tôi chưa bị bắt và có thể thoát khỏi đám biểu tình nhưng thấy nhiều người già, phụ nữ bị đánh trên xe nên tôi chạy theo. Lên xe, tôi đỡ đòn cho một số người và đạp cửa xe cho mọi người nhảy xuống. Khi thoát khỏi xe bus, mọi người vẫn tiếp tục biểu tình. Tôi là người cuối cùng thoát khỏi xe nhưng vì vướng cánh cửa nên bị kẹt lại. Khoảng 5 tên mặc sắc phục xông vào đánh tôi. Chúng dùng bộ đàm đập vào đầu, vào gáy tôi. Nhờ kinh nghiệm bản thân nhiều lần đi biểu tình nên tôi thoát được. Một anh xe ôm thấy vậy đã chở tôi về và không lấy tiền. Khi tôi rời đi, mọi người vẫn tiếp tục biểu tình”. 

Anh Thủy Tuất là một trong những Thiện nguyện viên chương trình Tri ân TPB VNCH của Văn phòng Công lý - Hoà bình DCCT. Anh cũng là người luôn sát cánh cùng Mạng lưới Blogger VN trong nhiều hoạt động, nhất là những cuộc biểu tình “du kích” Hit And Run chống Formosa năm 2016.

Anh Huỳnh Tấn Tuyên từ Vũng Tàu lên Sài Gòn tham gia biểu tình ôn hòa 
chống luật đặc khu đã bị công an đánh đổ máu tại Sài Gòn sáng 10/6/2018

Cuộc biểu tình ôn hoà tại đường Lê Duẩn, gần khu vực LSQ Hoa Kỳ vẫn kéo dài hàng chục phút sau đó. Số người tham dự có lúc đã lên đến vài ngàn người bất chấp đàn áp.


Trong số những người tham gia biểu tình có một số nhà tu hành và người khuyết tật. Thầy Thích Vĩnh Phước, một hoà thượng thuộc GHPGVNTN tại Vũng Tàu có lên tham gia biểu tình ôn hoà nói với chúng tôi rằng: "Đông lắm. Tôi chưa thấy cuộc biểu tình nào kéo dài như lần này và mỗi lúc một đông bất chấp bị đàn áp, đánh đập. Đáng quý là đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội tham gia, nhất là những người trẻ. Công an, mật vụ dày đặc. Họ ngăn chặn khắp các ngả đường dẫn đến khu vực biểu tình. Một đệ tử của tôi bị đánh gẫy răng. Hiện chúng tôi đã rời cuộc biểu tình và đưa người bị đánh đi nhà thương.

Từ trái qua phải: Anh Đinh Quang Tuyến (Sài Gòn), thầy Thích Vĩnh Phước (Vũng Tàu), anh Huỳnh Tấn Tuyên (Vũng Tàu)

Tại Sài Gòn, hiện tại có anh Hoàng Đức (Facebook Vị Của Mẹ), Trần Bang, chị Võ Hồng Ly đã bị bắt đưa đi đâu không rõ. Trước khi bị bắt, anh Hoàng Đức đã bị đánh đập dã man.

Từ trái qua phải Hoàng Đức, Trần Bang, Võ Hồng Ly. Hình August Anh

Tại Nhà thờ Đức Bà, đồng bào cũng đã tụ tập biểu tình. Hàng trăm người đã đấu tranh ôn hoà với những biểu ngữ cầm tay chống luật đặc khu và hát vang bài hát Kinh Hoà Bình.

Nguồn ảnh: Thuy Binh Nguyen


Tại Đồng Nai rất đông người dân cũng đã tập trung tại khu vực nhà thờ Thánh Tâm để biểu tình phản đối âm mưu dâng đất cho giặc. Cùng có mặt là lực lượng côn an đông đảo được điều đến để tìm cách ngăn chận cuộc biểu tình lan rộng. 

Hình :

Đặc biệt tại Mỹ Tho, đồng bào đã dùng sẽ gắn máy để chạy khắp đường phố để biểu tình chống Dự luật đặc khu.


Hàng trăm người dân Mỹ Tho xuống đường phản đối luật đặc khu và âm mưu cho Trung Quốc thuê đất 99 năm

Tại Hà Nội, người dân xuống đường giương cao các khẩu hiệu "Thông qua luật đặc khu là có tội muôn đời", "Luật thông tin mạng là bịt miệng dân"...:


Tại đây, côn an hèn với giặc ác với dân cũng đã đàn áp công dân yêu nước một cách dã man:

Ảnh: Hiển Trịnh

Vào lúc 1 giờ trưa, Sài Gòn vẫn tiếp tục tranh đấu:


Từ đồn côn an, chị Võ Hồng Ly thông báo về tình hình của chị sau khi chị và bạn bè bi côn an bắt vào đồn vì tội... yêu nước:

Cuộc biểu tình tiếp tục và lan rộng:

Giữa lòng yêu nước của người dân Việt là những kẻ tay sai, bán thân xác cho đảng Ba Đình và linh hồn cho quân xâm lược Bắc Kinh. Đây là một trong nhiều thí dụ cảnh CA đánh người biểu tình ôn hoà phản đối luật đặc khu và luật an ninh mạng:



Hải Ngoại:

Đồng hành với người dân trong nước, nhiều đồng bào người Việt tại hải ngoại cũng đã cùng nhau xuống đường phản đối luật đặc khu bán nước và luật an ninh mạng bịt miệng người dân.


Tại Đài Loan:



Tại Nhật Bản:

Ảnh - FB Nguyễn Phương



Tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ:



Tại Canada:

Ảnh: Ctv-Danlambao

10.06.2018


-----------------------------------


Cuộc biểu tình chống luật đặc khu của người dân Bình Thuận bước sang ngày thứ hai liên tiếp với cường độ ngày càng dữ dội hơn, đỉnh điểm vụ việc là hàng trăm cảnh sát cơ động đã bị người biểu tình buộc phải giải giáp vũ khí và tháo chạy.

Lúc 12 giờ trưa ngày 11/6/2018, nhà cầm quyền đã huy động hàng trăm cảnh sát cơ động kéo đến đàn áp người biểu tình tại quốc lộ 1A, đoạn đi qua thị xã Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận khiến bạo lực tiếp tục bùng phát.

Kết cục là lực lượng hùng hậu gồm cảnh sát cơ động, công an trật tự được trang bị khiên chắn, gậy chuyên dụng cùng súng phóng lựu đạn cay… đã phải thất thủ trước những người dân đang phẫn uất cực độ.

Video phổ biến trên mạng xã hội cho thấy cảnh hàng trăm cảnh sát cơ động tự cởi bỏ mũ giáp, vũ khí trong hoàn cảnh bị người biểu tình bao vây, khống chế. Thậm chí, một số người dân đã chủ động giúp những các CSCĐ leo tường tháo chạy để bảo toàn tính mạnh.

VIDEO :


HÌNH :

Bình Thuận được xem là điểm nóng kể từ khi bắt đầu nổ ra cuộc biểu tình phản đối luật đặc khu của nhà cầm quyền cộng sản. Đỉnh điểm của cuộc bạo loạn tại Bình Thuận xảy ra khi an ninh, cảnh sát bắt giữ một số người tham gia biểu tình trong sáng ngày 10-6. Người dân đã đáp trả bằng hàng loạt “cơn mưa” gạch, xà bần được lấy từ hai bên đường. 

Chưa dừng lại, hàng ngàn người dân đã đồng loạt diễu hành đến trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu thả người. Tuy nhiên nhà cầm quyền đã dùng xe đặc chủng chống bạo động và phóng lựu đạn cay về phía người dân. Cuộc chiến đòi người đã trở thành bạo loạn khi sự phẫn uất của người dân càng gia tăng. Cổng rào UBNH tỉnh đã bị đạp đổ, một số xe quân dụng của nhà cầm quyền đã bị đập phá và đốt cháy ngay trong đêm 10/6 rạng sáng ngày 11/6.

Sở dĩ người dân tỉnh Bình Thuận phản kháng mạnh mẽ trước dự luật đặc khu của nhà cầm quyền là vì họ quá hiểu sự nguy hiểm của Tàu cộng. Cần nhắc lại dự án nhiệt điện tại huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đã gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Trong khi đó nhà cầm quyền hoàn toàn không có động thái bảo vệ môi trường cũng như đời sống của người dân nơi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. Điều đó đã dẫn đến cuộc bạo loạn trên quốc lộ 1A hồi tháng 4/2015.

Tâm điểm của cuộc biểu tình của người dân Phan Rí Cửa (Bình Thuận) đã cho thấy sức mạnh của nhân dân. Sự vô cảm cùng hành động bán nước của nhà cầm quyền cộng sản đã dẫn đến nỗi căm phẫn trong nhân dân. Nghiêm trọng hơn khi nhà cầm quyền không chịu lắng nghe tiếng nói yêu nước của nhân dân. Thay vào đó bạo lực dùi cui, súng, lựu đạn cay… đã được quan chức cộng sản sử dụng để trấn áp nhân dân. 

Cảnh sát cơ động là lực lượng đối kháng trực tiếp khi ra tay trấn áp các cuộc biểu tình của nhân dân. Thế nhưng ngày hôm nay, hàng trăm cảnh sát cơ động được trang bị khí tài tận răng đã thất thủ trức sức mạnh của nhân dân. Những bộ quân phục, những tấm khiên chắn, những cây gậy chuyên dụng cùng những đồ bảo hộ của lực lượng này đã phải trút bỏ nhằm hạ nhiệt cơn phẫn uất của nhân dân Phan Rí Cửa. Một lần nữa lực lượng được xem là tinh nhuệ nhất của cộng sản (thường dùng để trấn áp biểu tình) đã không thể chiến thắng lòng dân. 

Sau lần thất thủ ngay trước đại bản doanh của Formosa cùng với việc người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 cán bộ, cảnh sát cơ động thì đây là lần thứ ba lực lượng cảnh sát cơ động đã buộc phải đầu hàng nhân dân. Và một lần nữa nhân dân-những người bắt giữ lực lượng này đã không bức hại những kẻ được xem là công cụ của đảng cộng sản. 

Điều đó cho thấy nhân dân đứng lên chống lại nguy cơ xâm lược của Tàu cộng, phản đối hành động bán nước của quan chức cầm quyền cộng sản. Những cảnh sát cơ động nói riêng hay những lực lượng nhu hội cờ đỏ, an ninh mật vụ hay bất cứ thành phần nào cuồng đảng hay thức tỉnh trước khi quá muộn. Hay quay về với nhân dân để cùng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ biển đảo bởi chúng ta là người Việt Nam. Đừng trở thành tay sai cho bè lũ bán nước hại dân, những kẻ mang danh chính quyền cộng sản.










No comments: