Tuesday, June 19, 2018

CUỘC CHIẾN TOÀN CẦU VỀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI GIỮA TÀU CỘNG - HOA KỲ & HỆ LỤY BIỂN ĐÔNG (Thành Đỗ - Danlambao)





Người ta chỉ nghe thấy là ngày 06.07.2018 sắp đến sẽ xem như là ngày bắt đầu cho cuộc chiến về “thuế” giữa Mỹ và Tàu cộng, nhưng sự thật cuộc chiến thương mại này đã khởi đi từ đầu năm 2018. 

Chính xác hơn là từ ngày 22 tháng giêng 2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra lệnh đánh thuế 25% cho các máy giặt nhập cảng từ Tàu cộng, Nam Hàn và Mễ và 30% cho 2.5 MW các tấm pin mặt trời, nhập cảng chính là từ Tàu cộng. 

Các dữ kiện phụ tùng các máy giặt và dân dụng thì sẽ bị đánh thuế 50%, năm kế là 45% và 40% cho các năm bắt đầu từ năm thứ tư. 

Đến ngày 08/03/2018, ông Trump lại quyết định tăng thuế nhập cảng 25% cho nhôm và 10% cho thép, ngoại trừ các nước như Canada, Mễ, các nước CEE và Brazil, trong danh sách miễn thuế không có tên Nhật và Tàu cộng. 

Ngày 22/03/2018, ông Trump lại tuyên bố tăng thuế 60 tỳ đô la US cho hấy hết các sản phẩm đến từ Tàu cộng gồm: màn ảnh LCD cho TV và máy tính, vũ khí các nhân, sản phẩm y khoa, phụ tùng xe hơi và pin cho các thiết bị điện tử đủ loại. 

Ngày 22/03/2018, Tàu cộng chính thức trả đủa Mỹ bằng cách công bố danh sách của 120 sản phẩm nhập cảng từ Hoa Kỳ phải chịu mức 15% thuế nhập cảng, từ rượu các loại, trái cây, ngũ cốc, nhưng mức thuế này chỉ giới hạn khoảng 3 hay 4 tỷ đô la. Nhưng đến 02/04 thì mức thuế đánh vào các mặt hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ đã vọt lên đến mức 50 tỷ đô la vì có thêm các mặt hàng chủ yếu như đậu nành, thịt heo, thịt bò, nguyên liệu cho kỷ nghệ dệt, thuốc lá, và sản phẩm automobile. 

Cuộc chiến từ đây đã thật sự bắt đầu và khốc liệt vì tầm mức tàn phá kinh tế toàn cầu của nó, kéo theo các cuộc chiến ngầm khác như: chiến tranh mạng, kỹ thuật, môi trường. 

Chiến tranh 

Từ đầu thế kỷ 21, những xung đột mà chúng ta thhường gọi là “chiến tranh”, đã trở nên đa dạng. Ngày nay, chúng ta thường chứng kiến nhiều loại “chiến trường” khác với chiến tranh quy ước, không kém khốc liệt và sức tàn phá đôi lúc vượt xa những chiến tranh quy ước như chiến tranh không gian mạng, chiến tranh kinh tế, chiến tranh về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, chiến tranh về nguốn nguyên liệu, chiến tranh xanh và môi trường sống... 

Hiên nay, trên bàn cờ chiến lược quốc tế mà những khối lớn như khối Âu châu, Bắc Mỹ, Tàu cộng và Nga, thường xuyên đụng độ và xâm phạm quyền lợi của nhau và ảnh hưởng đến tình hình chung trên toàn thế giới và nhất là khi những “xung đột” đó đe dọa con đường vận chuyển hàng hóa của nhiều quốc gia mà tôi muốn đề cập đến trong khuôn khổ bài viết này. 

Hơn 80% thương mại thế giới giữa Âu châu, Bắc Mỹ và Á châu Thái Bình Dương, thêm con đường vận chuyển nhiên liệu từ những quốc gia Trung Đông, đã tạo ra những “xa lộ hàng hải” xuyên Đại Tây Dương, xuyên Ấn Độ Dương và xuyên Thái Bình Dương để nối liền ba điểm chính và con đường cuối cùng chính là con đường mà từ hơn 10 năm nay đang có nhiều biến động 

Sự trổi dậy của Tàu cộng 

Ngày chào mừng đại hội đảng cộng sản Tàu cộng vào giữa tháng 10/2017, Tập Cận Bình đã chào mừng thành quả đạt kỷ lục về thương mại, trong khi Mỹ thâm hụt kỷ lục (nguồn Le point 08/11/2017), ông ta tuyên bố là nước Tàu đã qua khỏi thời kỳ “tăng trưởng nóng” để bước vào một kinh tế tăng trưởng bền vửng. Lời tuyên bố này chính là một thách thức lớn đối với tổng thống vừa đắc cử Donald Trump, người đã không bao lâu sau đó khởi động cuộc chiến thương mại với đối thủ đang vui cười trên chiến thắng “nhỏ”, tuy nhỏ kéo dài hơn hơn 10 năm cho đến nay với mức thâm thủng trung bình vượt khỏi 300 tỳ đô la mỗi năm. (nguồn AFP). 

Tại Pháp, Tổng thống trẻ Emmanuel Macron cũng điêu đứng với cán cân thương mại bất lợi cho Pháp với Tàu cộng, khoảng 30 tỷ Euros, duy chỉ có nước Đức là nơi mà cán cân thương mại thặng dư khoản 20 tỷ euros tại Âu châu nhờ kỷ nghệ xe hơi hạng sang và các thiết bị sản xuất tối tân 

Một quy luật của thiên nhiên là khi một cành cây, khi trĩu nặng tuyết thì nó sẽ gãy tại nơi “cần gãy” để lấy lại quân bình. Với người, khi quá bụng ắc sẽ có đổ vỡ, với một đất nước thì chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra. 

Sự trao đổi thương mại quốc tế trên nền tảng WTO là cân bằng thương mại giữa các bên để cùng phát triển chung và Tàu cộng từ nhiều năm, đã tự cho mình “thông minh” khi áp dụng chủ nghĩa bảo hộ (Protectionnisme) và ăn cắp những sản phẩm trí tuệ của toàn thế giới (Propriétés intellectuelles) và gây khó khăn cho tất cả những công ty phương Tây và Mỹ muốn bước vào thị trường Tàu cộng, cho dù đó là Facebook, Google, hay Areva của Pháp.

Cán cân thương mại USA-China từ hơn 10 năm qua, thâm thủng đã đạt đến con số kỷ lục là 3000 tỷ đô la thâm thủng thì nếu Donald Trump, vừa qua dự trù đánh thuế hàng Tàu cộng chỉ ngoài 100 tỷ/mỗi năm, một con số tương đối nhỏ nhưng hậu quả thì vô cùng quan trọng, vượt ngoài sức tưởng tượng của mọi chuyên gia trên thế giới. 

Theo báo Tribune, số ra ngày 02/04/2018, 128 sản phẩm USA sẽ bị đánh thuế 25%, trong đó có trái cây, ngũ cốc, thịt heo, thịt bò đến xe hơi 4x4 và máy bay. Tàu cộng đã tỏ ra mạnh dạn trả đũa, nhưng nay, nếu không mua đậu nành hay ngũ cốc và thịt của Mỹ thì nước nào trên thế giới sẽ có thể thay thế Mỹ cung cấp ngũ cốc cho TC đây? 

Chúng ta không cần nói đến số lượng khổng lồ cần thiết để nuôi một dân số mà theo nhiều thống kê “bán chính thức” đã gần vượt qua 2 tỷ dân từ những năm trước năm 2000 với chính sách một con đã tạo ra những đứa con thứ hai không khai báo hoặc khai báo giả dối từ những vùng quê xa xôi và những người có tiền và quyền thế tại thành phố. 

Trong bối cảnh ngày nay của Tàu cộng, cho dù nhà cầm quyền muốn đàn áp thẳng tay những nổi dậy vì đói đi nữa thì cũng không thể được, dân Tàu nay họ đã mở mắt với đời sống tiện nghi đầy đủ, không còn chấp nhận một nạn đói như dưới thời Mao Trạch Đông 1958-1961 với hơn 36 triệu nạn nhân.

Biển Đông

Chiến tranh thương mại USA-China bùng nổ, chắc chắn sẽ dẫn theo một số hệ lụy phụ không tránh khỏi trên Biển Đông, nơi mà Tàu cộng, trong tính toán riêng, sẽ sử dụng như lợi thế của các căn cứ quân sự vừa hoàn tất ở Trường Sa và ở Hoàng Sa, tuy chưa tuyên bố vùng (Air Defense Identification zone - ADIZ), nơi mà Mỹ đã nhiều lần cam kết sẽ bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông. 

Theo VOA, số ra ngày 05/02/2018, Tàu cộng quân sự hóa các hòn đảo đã gần hoàn tất, những bức ảnh được chụp đầu năm 2018 cho thấy mức độ phát triển trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang trở nên đáng lo ngại, bất chấp thỏa thuận năm 2002 giữa Tàu cộng và ASEAN gồm 10 thành viên nói rằng không được thay đổi bất kỳ điểm nào ở khu vực này. 

Nếu Tàu cộng dùng các căn cứ này trên Biển Đông để gây áp lực thì người Mỹ cũng sẽ không khó khăn gì để xóa sổ và trả về cho biển cả hơn 10 năm xây dựng trái phép cho tổng cả thẩy 7 căn cứ quân sự, những nơi mà Tàu cộng thường xuyên tuyên bố bởi Hoàn Cầu thời báo là “tàu sân bay không thể chìm” từ Hoàng Sa và Trường Sa. 

Qua tuyên bố gần đây thì TT Trump đã gọi các hòn đảo này là các “hàng không mẫu hạm mắc cạn” và dễ dàng bị xóa sổ trong vài phút.

Tàu cộng thừa biết là nếu không còn các đảo xây dựng, thì sẽ không còn đường 9 đoạn phi pháp và cũng không còn sức mạnh đe dọa láng giềng trên Biển Đông. Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình sẽ thật sự chấm dứt. 

Hoàng đế Tập Cận Bình sẽ là nguồn gốc của sự tan rã và một giải pháp về hoà bình BBiển Đông sẽ được chấp nhận bởi quốc tế mọi bên. 

Khi chưa đủ mạnh thì chớ nên khoe khoang cơ bắp!

Tàu cộng kêu gọi “Xây dựng niềm tin” 

Trích RFI 31/03/2018: “Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay 31/0/2018 loan báo như trên, nhân hội nghị Tiểu vùng sông Mêkông tổ chức tại Việt Nam. Bên cạnh đó sẽ thu hút 600 tỉ đô la đầu tư ngoại quốc, đồng thời đầu tư 750 tỉ đô la vào các nước khác. Ông Vương Nghị nói rằng Bắc Kinh ủng hộ “hệ thống thương mại đa phương, cổ vũ cho toàn cầu hóa kinh tế một cách rộng mở và thăng bằng (…), kiên quyết phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch”.

Không phải tự nhiên mà Tàu cộng tự nhiên trở nên tốt bụng với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam. Một nước cờ “quan trọng” sau khi đạt được thỏa thuận khai thác chung dầu khí trong vùng Scarborough, Philippine... với hy vọng là cuối cùng họ cũng sẽ đạt được thỏa thuận khai thác chung với lãnh đạo đảng CSVN, những người mà xưa nay, quá nhiều lần, thường tỏ ra “ngây thơ” trong các quan hệ ngoại giao với Tàu cộng.

Mục đích cuối cùng của Tàu cộng là dùng các thỏa thuận chung để gạt người Mỹ ra khỏi vùng ảnh hưởng châu Á Thái Bình Dương. 

Lãnh đạo CSVN đã có cơ hội thật sự tốt để đưa Việt Nam thoát ra khỏi cái bẩy của các nước thâu nhập trung bình và thấp về phát triển kinh tế nếu không có bước sai lầm chiến lược như hợp tác song phuơng với Tàu cộng để khai thác dầu khí trong vùng tranh chấp 9 đoạn trên Biển Đông, sự hợp tác nếu có, vừa làm vui lòng Tàu cộng vừa tìm cách loại bỏ sự an thiệp của người Mỹ và đồng minh vào một vùng biển khg còn tranh chấp và hoà bình ổn định.

Sai lầm trong giai đoạn này sẽ gây nhiều hệ lụy cho sự tồn vong của dân tộc, vì thế, con đường trung lập hóa triệt để mọi quan hệ ngoại giao, hội nhập vào thế giới văn minh, thoát Tàu và rời xa vùng ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và văn hóa của trục Nga và Tàu cộng chính là con đường duy nhất cho sự phát triển Việt Nam trong tương lai. 

Ngày nay, mọi thỏa thuận với Tàu cộng bởi CSVN sẽ đem đến những thất thiệt về chủ quyền biển đảo cho Việt Nam về lâu dài mà thôi. Xây dựng niềm tin hay gói đầu tư 600 tỷ cho châu Á Thái Bình Dương chỉ là cũ carotte trước mũi con lừa.

Một nhà báo mạng Ba Lan, trong cuộc thảo luận bàn tròn vừa qua có nhắc đến niềm tin chiến lược như sau: “Những đánh giá là hai nước anh em, bốn vàng 16 tốt còn không nghĩa lý gì thì nay, đối tác chiến lược có nghĩa lý gì đâu”

Một phóng viên tên tuổi có viết trên trang FB cá nhân: “VN Có thể làm gì để đánh thức và tự tỉnh thức”

19.06.2018








No comments: