Zeke
Miller, Catherine Lucey, Josh Lederman & Foster Klug - The Associated Press
DCVOnline
dịch
Posted
on June
12, 2018 by editor
Trong
nghi lễ đã dàn xếp, tổ chức tại một hòn đảo ở Singapore, Trump và Kim đã gặp
nhau tại một hội nghị thượng đỉnh mà dường như trước đây không ai nghĩ có thể
xẩy ra.
Lãnh
đạo Bắc Hàn Kim Jong-un (T) với Tổng thống Mỹ Donald Trump (P) trong hội nghị
thượng đỉnh Mỹ-DPRK lịch sử tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa vào ngày 12
tháng 6 năm 2018 tại Singapore. Nguồn: Kevin Lim/The Strait Times/Handout/Getty
Images
SINGAPORE — Tổng thống Mỹ
Donald Trump và Kim Jong Un, lãnh đạo của Bắc Hàn đã kết thúc hội nghị thượng
đỉnh bất thường về hạch tâm hôm thứ Ba; tổng thống Mỹ cam kết chung chung là sẽ
“bảo đảm an ninh” cho Bắc Hàn và Kim tái cam kết “giải giới vũ khí hạch tâm
trên toàn bán đảo Triều Tiên”. Kèm theo bản tuyên bố chung là lời hứa bay bổng
của Trump sẽ giải quyết “một vấn đề rất nguy hiểm” và dự đoán của Kim là sẽ có
“thay đổi lớn”.
Gặp
nhau trong một buổi lễ đã dàn xếp được tổ chức ở một hòn đảo của Singapore,
Trump và Kim đã cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh mà dường như trước đó không
ai có thể tưởng tượng được, siết chặt tay nhau trước hàng cờ Mỹ và Bắc Hàn, họp
riêng với nhau gần một giờ, và tiếp tục họp chung với cố vấn và làm việc trong
bữa ăn trưa.
Cả
hai nhân vật lãnh đạo bày tỏ sự lạc quan trong suốt khoảng 5 giờ đàm phán; sau
đó Trump cảm ơn Kim “đã có bước đi táo bạo đầu tiên hướng tới một tương
lai tươi sáng mới cho người dân của ông ấy.”
Trump
nói thêm trong một cuộc họp báo rằng Kim đã có trước mắt ông “một cơ hội chưa
bao giờ có” để đưa đất nước của ông trở lại với cộng đồng thế giới nếu ông đồng
ý từ bỏ chương trình hạch tâm của mình.
Không
có những chi tiết cụ thể, văn bản có chữ ký của hai nhân vật lãnh đạo Mỹ-Bắc
Hàn phần lớn là một thỏa thuận để tiếp tục thảo luận vì nó chỉ lặp lại các
tuyên bố và các cam kết đã có trước đó. Trong bản tuyên bố chung không có thỏa
thuận để thực hiện những bước hầu chấm dứt tình trạng chiến tranh (trên nguyên
tắc vẫn còn) giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn.
Tuyên Bố Chung
Bản
tuyên bố chung của Donald Trump – Kim Jong-un. Nguồn: CNN
Trong
bản tuyên bố chung hai người đã hứa “xây dựng một nền hòa bình lâu dài và ổn
định” trên bán đảo Triều Tiên và cho hồi hương những tù binh và những người Mỹ
mất tích trong chiến tranh Triều Tiên.
Không
có gì khác về mặt giảm thiểu vũ khí hạch tâm với những gì lãnh đạo Bắc và Nam
Hàn đã đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của họ vào tháng Tư ở Bàn Môn Điếm. Lúc
đó, Nam Hàn đã bị chỉ trích là đã đá vấn đề kho vũ khí hạch tâm của Bắc Hàn cho
hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim hôm thứ Ba. Trump và Kim thậm chí còn trực tiếp
nhắc lại cái gọi là Tuyên bố Panmunjom, trong đó có một cam kết lỏng lẻo để
loại bỏ vũ khí hạch tâm và không có chi tiết cụ thể nào về cách đi đến mục tiêu
đó.
Hai
bên đã ký kết văn kiện chính thức sau một loạt những cuộc họp tại một khu nghỉ
mát sang trọng ở Singapore.
Sau
khi ký kết, Trump nói ông dự kiến sẽ còn “gặp nhiều lần” trong tương lai với
Kim và, để trả lời, ông nói “chắc chắn” sẽ mời Kim đến Tòa Bạch Ốc. Về phần
mình, Kim đã ca ngợi đó là “cuộc họp lịch sử” và nói rằng họ “quyết định bỏ lại
quá khứ sau lưng.”
Trong
một khoảnh khắc đã không bao giờ xảy ra ở Bắc Hàn, phóng viên bắt đầu đặt câu
hỏi với Trump và Kim sau khi họ ký vào văn kiện, kể cả câu hỏi là họ có bàn
luận về trường hợp của Otto Warmbier, sinh viên đại học Mỹ bị chấn thương não
hay không. Vài ngày sau khi được trả về Ohio, Otto Warmbier đã chết vào tháng 6
năm 2017.
Trước
hội nghị Singapore, Trump đã dự đoán hai người có thể đi đến một thỏa thuận
hạch tâm hoặc ký kết một văn kiện chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên
trong một cuộc họp hoặc trong vài ngày. Nhưng trong những giờ trước khi hội
nghị thượng đỉnh bắt đầu, Tòa Bạch Ốc bất ngờ tuyên bố Trump sẽ rời Singapore
sớm hơn dự kiến, vào tối thứ ba, khiến người ta đã đặt câu hỏi có phải hy vọng
của ông sẽ đạt kết quả nhiều hoài bão đã được thu nhỏ lại.
Đây
là cuộc họp là lần đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm và một người
lãnh đạo Bắc Hàn.
Biết
rằng thế giới đang theo dõi những gì đang diễn ra trong một khoảnh khắc mà
nhiều người không bao giờ ngờ tới, Kim nói rằng nhiều người có thể nghĩ đó là
một cảnh trong một “phim khoa học giả tưởng”.
Sau
khi hộp riêng với nhau và với phụ tá, Trump và Kim cùng vào bữa ăn trưa tại một
bàn dài treo hoa. Khi họ bước vào phòng ăn, Trump đã buông lời khinh suất, nói
rằng, “Mọi người chụp ảnh đẹp đi chứ? Để thấy chúngta bảnh bao và đẹp
trai và không béo? Hoàn hảo.”
Sau
đó, họ ăn trưa với sườn bò với thịt heo xào giòn chua ngọt.
Sau
bữa ăn hai nhân vật lãnh đạo Mỹ-Bắc Hàn cùng nhau dạo bộ, Trump tỏ ra thích thú
khi chỉ cho người đối tác Bắc Hàn thấy bên trong “The Beast”, chiếc limousine
tổng thống nổi tiếng của Hoa Kỳ, đầy những thiết bị kỹ thuật cao.
Những
người phê bình cuộc họp cho rằng cái bắt tay của hai nhân vật lãnh đạo cũng như
cuộc đi dạo của Kim vào tối thứ Hai dọc theo bờ sông Singapore lấp lánh ánh
trăng, là bằng chứng cho
thấy Trump đã giúp hợp pháp hóa Kim trên sân khấu chính trị thế giới.
Kim đã bị cáo buộc là đã đàn áp nhân quyền một cách khủng khiếp đối với người
dân Bắc Hàn.
Michael
Kovrig, một chuyên gia Đông Bắc Á tại Nhóm khủng hoảng quốc tế ở Washington
nhận xét,
“Đó
là một chiến thắng lớn cho Kim Jong Un, người nay — nếu không kể đến những việc
khác – đã có thêm uy tín và cơ hội tuyên truyền sau một cuộc họp mặt-đối-mặt
với tổng thống Mỹ, trong tay vẫn có một kho vũ khí hạch tâm.”
Trump
đã trả lời những bình luận như vậy trên Twitter, nói rằng,
“Những
người thù ghét nói thực tế là tôi đang có một cuộc họp là một mất mát lớn đối
với Hoa Kỳ, nhưng con tin của chúng ta đã được thả về và việc thí nghiệm,
nghiên cứu và phóng hỏa tiễn đã dừng lại.”
Tổng
thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết hôm thứ Ba rằng ông “hầu như không ngủ
được” trước hội nghị thượng đỉnh. Moon và nhà chức trách Nam Hàn đã theo dõi
buổi phát sóng trực tiếp của hội nghị thượng đỉnh trước khi vào cuộc họp Nội
các tại văn phòng tổng thống của ông.
Văn
kiện có chữ ký của Trump và Kim cho thấy các nhà lãnh đạo đã đồng ý “làm việc
hướng tới việc hoàn toàn giải giới vũ khí hạch tâm trên bán đảo Triều Tiên:.
Nguồn: https://cnn.it/2sRd6ot
Hội
nghị thượng đỉnh là đỉnh điểm của một vài ngày vừa qua về những hoạt động và
chính sách đối ngoại chóng mặt của Trump. Ông đã gây sốc cho các đồng minh của
Mỹ cuối tuần qua bằng cách dùng cuộc họp ở Canada của Nhóm bảy cường quốc kinh
tế để xa lánh những người bạn thân nhất của nước Mỹ ở phương Tây. Đả kích tất
cả về mặt thương mại, Trump quăng bom, buông lời lăng mạ người chủ trì hội nghị
thượng đỉnh G-7, Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Trump đã rời khỏi hội nghị
thượng đỉnh G7 sớm và, trên đường bay tới Singapore, đã tweet rằng ông rút tên
Hoa Kỳ ra khỏi tuyên bố chung của khối G7.
Hội
nghị thượng đỉnh lạc quan ở Singapore là một sự thay đổi đáng kể về động lực so
với tình hình cách đây chưa đầy một năm, khi Trump đe dọa Bắc Hàn với “lửa và
giận dữ”; Lúc đó Kim đã khinh miệt tổng thống Mỹ như một “anh già lẩm cẩm, tâm
thần của Mỹ”. Ngoài những tác động vào ‘tài sản chính trị’ của hai nhân vật
lãnh đạo, hội nghị thượng đỉnh có thể định hình số phận của vô số người, những
người dân nghèo khổ của Bắc Hàn, hàng chục triệu người sống trong bóng tối của
mối đe dọa hạch tâm của Bắc Hàn, và hàng triệu người khác trên toàn thế giới.
Theo
các phóng viên có mặt, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói Mỹ đã sẵn sàng cam kết
“chắc chắn” với Bắc Hàn rằng việc hủy bỏ vũ khí hạch tâm “không phải là điều gì
đó sẽ kết thúc tồi tệ cho họ.”
Nhưng
Pompeo không nói liệu điều đó có gồm việc Mỹ có thể rút quân Mỹ khỏi bán đảo
Triều Tiên hay không, nhưng nói rằng Hoa Kỳ đã “sẵn sàng để bảo đảm sẽ có những
bảo đảm an ninh khác, độc đáo hơn so với những gì Mỹ sẵn sàng nhượng bộ trước
đây.”
Bắc
Hàn đã phải chịu đựng những trừng phạt về cả ngoại giao và kinh tế vì họ đã
phát triển mạnh những chương trình hỏa tiễn đạn đạo và hạch tâm. Pompeo xác
định lại vị thế của Trump rằng những biện pháp trừng phạt sẽ vẫn áp dụng cho đến
khi Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạch tâm và cho biết họ thậm chí sẽ tăng độ cấm
vận nếu các cuộc thảo luận ngoại giao không tiến triển tích cực.
©
2018 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng
lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: Donald Trump’s agreement with North Korea’s Kim Jong Un light on
specifics. Zeke Miller, Catherine Lucey, Josh Lederman And Foster Klug, The
Associated Press | Jun 12, 2018.
12/06/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim
Jong Un hôm 12/6 cam kết sẽ phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên trong
khi Washington cam kết bảo đảm an ninh cho cựu thù của mình.
Tuy nhiên, hãng tin Reuters dẫn lời một số nhà phân
tích chính trị nhận định rằng các kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh "chỉ
mang tính biểu tượng" và "chưa cụ thể".
Tuyên bố chung, được ký kết vào cuối cuộc gặp thượng
đỉnh lịch sử của họ ở Singapore, không nói nhiều về cách thức đạt được hai mục
tiêu kể trên nhưng ông Trump đã nêu ra một số chi tiết tại một cuộc họp báo.
"Tổng thống Trump cam kết
bảo đảm an ninh cho CHDCND Triều Tiên và Chủ tịch Kim Jong Un tái khẳng định
cam kết vững chắc của mình về hoàn toàn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều
Tiên", tuyên bố viết.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là tên chính
thức của Bắc Hàn.
Ông Trump cho biết ông tiên liệu quá trình phi hạt
nhân hóa sẽ bắt đầu “rất, rất nhanh”. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo và
các quan chức Triều Tiên sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo "vào ngày
sớm nhất có thể", tuyên bố cho biết.
Ông Trump nói tại họp báo rằng quá trình đó sẽ được
xác minh, và việc xác minh “sẽ liên quan đến sự tham gia của rất nhiều người ở
Bắc Hàn”.
Ông cũng nói ông Kim đã nói với ông rằng Triều Tiên
đang phá hủy một địa điểm lớn chuyên thử nghiệm động cơ sử dụng cho tên lửa,
nhưng các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng sẽ vẫn được duy trì
ở thời điểm này.
Ông Trump cho biết các cuộc tập trận quân sự chung
với Hàn Quốc sẽ bị dừng lại.
Ông cho biết động thái này sẽ tiết kiệm cho
Washington một khoản tiền khổng lồ và sẽ không được nối lại "chừng nào và
cho đến khi nào chúng tôi thấy cuộc đàm phán trong tương lai không diễn ra như
mong muốn".
No comments:
Post a Comment