Sunday, June 3, 2018

KÊU GỌI PHẢN ĐỐI DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT (VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC)




04/06/2018

(Có tham khảo các tuyên bố, thư ngỏ… liên quan trên mạng internet)

- Kính gửi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước

- Kính gửi các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV tại Hà Nội

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, các đại biểu Quốc hội xem xét, phản đối Dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” rút gọn là “Dự luật về đặc khu kinh tế”.

Nhiều phát ngôn, bài viết rất tâm huyết về “dự luật Đặc khu kinh tế” của nhiều chuyên gia đã được công bố trên các báo, mạng, nhưng công luận đang đặc biệt quan tâm là các đặc khu kinh tế định thành lập (hoặc đã có từ trước) đều nằm ở các vị trí hiểm yếu, là trọng điểm an ninh quốc phòng của đất nước.

Ba đặc khu định thành lập thì (1) Vân Đồn chỉ cách Hải Nam 200 hải lý; (2) Vân Phong gần với cảng Cam Ranh; (3) Phú Quốc là đảo lớn nhất trấn giữ phía cực nam của Tổ quốc.

Trên diễn đàn Quốc hội đại biểu Trương Trọng Nghĩa hết lòng bày tỏ: “Không có vòng đời nào của dự án đầu tư hiện nay cần đến 99 năm. Thời hạn này thực chất là ưu đãi bổ sung để nhà đầu tư có thể được chuyển nhượng sau khi khai thác xong hoặc là thay đổi dự án giữa chừng mà không phải trả lại đất. Theo tôi thời hạn này ngang với 3-4 thế hệ con người. Thực chất là hình thức nhượng đất mà hiện nay chỉ những đất nước nghèo đói và hoang sơ mới cần đến”.

Nhượng đất” hay “nhượng địa” là phần đất đai của quốc gia do ngoại bang làm chủ. Đấy là bán nước từng phần, phải vậy không?

Ai trong Ban lãnh đạo đang nắm quyền lực đã toan tính gì khi đưa ra Quốc hội dự luật nhiều sơ hở đó? Người Việt với kinh nghiệm lịch sử nghìn năm chống Bắc thuộc đòi phải cương quyết bác bỏ ngay dự luật “nhượng chủ quyền từng phần” nói trên.

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người Việt Nam trong và ngoài nước và toàn thể đại biểu Quốc hội phản đối, rút bỏ Dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” đang ẩn chứa nhiều nguy cơ, hiểm họa và cẩn trọng xem xét lại những “đặc khu” đã có hàng chục năm qua.

Chúng tôi mong Quốc hội nghiêm cẩn lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết từ bốn phương thể hiện ý chí và tâm trạng của nhân dân trước một đề án mà tính chất phản Dân hại Nước đã rõ. Nếu Quốc hội cứ khăng khăng cự tuyệt ý kiến can ngăn của dân chúng, cố tình thông qua bằng được một đạo luật như vậy thì tránh sao khỏi sự phán xét nhiêm khắc của Lịch sử với vô số những hậu họa mà thế hệ hiện nay đều không một ai tự cho mình có thể lường hết.

Trân trọng.
Việt Nam, ngày 01/06/2018

Những người đã ký vào Kiến nghị:

Đợt 1
1. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM
2. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TP HCM
3. Huỳnh Kim Báu, cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu Nước TPHCM, Chủ nhiệm danh dự CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
4. Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt.
5. Bùi Tiến An, đảng viên hưu trí, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên CB Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
6. Đào Công Tiến, PGS, TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, TP HCM
7. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
8. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
9. GB. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn
10. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
11. Lê Công Định, luật sư, cựu tù nhân lương tâm, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
.
.
.
730. Trần Thị Ngọc Vân, q12, Sài Gòn
731. Nguyễn Văn Lục, Hà Nội
732. Nguyễn Xuân Bình, Phú Nhuân, Sài Gòn
733. Nguyễn Hy Văn, Sài Gòn
734. Trần Xuân Tiến, Tokyo
735. Lê Việt Kỳ Nhi, Nauy
736. Lâm Phước Đông, Atlanta, USA
737. Phạm Thị Mai Lan, Sài Gòn
738. Nguyễn Hoàng Yến, Sài Gòn
739. Lê Nguyễn Đăng Khoa, Tp. HCM

Các tổ chức, cá nhân ký tên xin gửi về địa chỉ email:

Xin ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú: chỉ cần ghi tỉnh, thành phố (với người trong nước) quốc gia (với người ở ngoài nước)

Để tên đăng ký có đủ độ tin cậy, sau tên người đầy đủ cần có nghề nghiệp và nơi cư trú. Vì vậy những tên chỉ ghi sơ sài, không đủ thông tin chúng tôi buộc lòng, lấy làm tiếc, phải tạm bỏ ra ngoài danh sách đợt này. Kính mong quý vị nào bị xóa tên như vậy sẽ đăng ký lại đúng quy cách để chúng tôi ghi tiếp vào đợt sau.










No comments: