Monday, January 18, 2016

THÀNH LẬP TIẾN TRÌNH QUỐC GIA VỀ ACSC/APF CỦA CÁC TỔ CHỨC XHDS ĐỘC LẬP (FB Huỳnh Thục Vy)






Thành Lập Tiến Trình Quốc Gia về ACSC/APF Của Các Tổ Chức XHDS Độc Lập

Kính thưa quý đại diện các tổ chức XHDS độc lập Việt Nam,

Từ năm 2015 đến nay, Hội PNNQVN chúng tôi đã tham gia Hội nghị XHDS ASEAN (ACSC/APF) và nỗ lực lên tiếng bênh vực tiếng nói và thẩm quyền của các tổ chức XHDS độc lập chúng ta trước bạn bè ASEAN và trước phái đoàn GONGOs của chính quyền Việt Nam.

(Nhân tiện, xin báo một tin vui: vừa qua, Hội PNNQVN đã cử một đại diện của hội mình đến Thái Lan tham dự cuộc họp khoáng đại của tổ chức FORUM-ASIA và đã chính thức trở thành thành viên Việt Nam đầu tiên của khối này và một tổ chức khác mang tên ASIA DEMOCRACY NETWORK.

Chúng tôi đã thuyết phục được ACSC/APF về việc thành lập một Tiến trình quốc gia về ACSC/APF của các tổ chức XHDS độc lập, tách biệt hẳn với Tiến trình quốc gia của các GONGOs.

Dưới đây, Thục Vy, đại diện cho Hội PNNQVN, kính gởi đến quý vị Bản Điều khoản Tham chiếu (cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt) để thành lập nên Tiến trình quốc gia độc lập ấy, nhằm cử đại diện của chúng ta đến ACSC/APF hằng năm và nói tiếng nói của chúng ta trước bạn bè XHDS ASEAN.

Xin trân trọng kính mời các tổ chức XHDS độc lập cũng như các tổ chức quần chúng lâu nay vẫn nằm dưới sự điều khiển độc đoán của chính quyền Việt Nam tham gia với chúng tôi để thành lập nên TTQG của chính chúng ta, nói lên tiếng nói của chính người dân Việt Nam.

Xin đọc kỹ bản tiếng Việt và gởi đơn xin gia nhập về cho chúng tôi tại đia chỉ email huynhthucvy@vnwhr.net.

Xin liên lạc với anh Nguyễn Bắc Truyển ở địa chỉ: khanang2010@gmail.com  và anh Phạm Bá Hải ở địa chỉ: phambahai@fvpoc.org  để được tư vấn.

Những tổ chức XHDS muốn tham gia với chúng tôi xin liên lạc với một trong ba người chúng tôi để chuẩn bị cho cuộc họp bầu Ban Thư Ký chính thức vào ngày 25/1/2016.

Xin chân thành cám ơn và xin giúp phổ biến rộng rãi thông tin này.

Kính
HTV

Mạng Lưới Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độc Lập Việt Nam (VICSN)

Quy trình Quốc gia về Hội nghị Xã hội Dân Sự ASEAN/ Diễn Đàn Người Dân ASEAN
(ACSC / APF)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
(Phiên bản Việt Ngữ)

10 tháng 1 năm 2016

GIỚI THIỆU & MỤC TIÊU

1. Các điều khoản tham chiếu (TOR) được đồng thuận của các tổ chức ký tên dưới đây, thuộc một mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam chính thức thành lập một Tiến trình Quốc gia về Hội nghị Xã hội Dân Sự và Diễn đàn Người Dân ASEAN (ACSC/ APF). Tiến trình Quốc gia này thực sự bao quát, có tính quần chúng thực thụ và độc lập khỏi sự can thiệp của chính quyền.

2. Sự kiện mang tính lịch sử và đáng chú ý nhất là trong năm 2014, nhiều trong số những tổ chức ký tên này đã hợp tác với nhau và với các đồng minh trong khu vực để tham gia vào Tiến Trình ACSC/ APF. Các điều khoản tham chiếu này chính thức hóa và tăng cường nỗ lực này và mở rộng sự phối hợp đã diễn ra.

3. Các điều khoản tham chiếu chính thức thành lập nên Tiến trình Quốc gia này tạo ra không gian an toàn cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập nhằm xác định cách thức để họ có thể tham gia vào ACSC/ APF mà không cần sự can thiệp của chính phủ, cả sự can thiệp trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua các tổ chức phi chính phủ do chính quyền thành lập (GONGOs).

4. Các điều khoản tham chiếu khẳng định không thừa nhận tính chính danh của "Tiến trình Quốc Gia" hiện tại của Việt Nam để phát biểu và quyết định nhân danh xã hội dân sự Việt Nam. Điều này được thực hiện trên cơ sở là, Tiến Trình hiện tại thiên vị, mang tính loại trừ, không dân chủ, không minh bạch, không đại diện, chịu sự kiểm soát của chính quyền, và không tuân thủ các ràng buộc Nguyên Tắc Hướng Dẫn và Phương thức Tham Gia của ACSC/ APF [Xem Phụ lục A], và kết quả của Tiến trình này là việc loại trừ các các tổ chức xã hội dân sự thật sự tại các hội nghị và diễn đàn ACSC/ APF trong mười năm qua.

5. Các điều khoản tham chiếu mời sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ do chính quyền thành lập (GONGOs) và trong trường hợp họ từ chối tham gia, chúng tôi tôn trọng quyết định lựa chọn một Tiến Trình quốc gia riêng biệt của họ.

6. Các điều khoản tham chiếu đặt ra một quy trình quốc gia xây dựng dựa trên các Nguyên Tắc Hướng Dẫn và Phương thức Tham Gia với một cam kết ràng buộc bổ sung cho giá trị và nguyên tắc cốt lõi.

7. Các điều khoản của tài liệu này có thể được sửa đổi khi cần thiết thông qua các thủ tục được đồng thuận và được nêu trong Điều khoản tham chiếu.

8. Các thành viên ban đầu của mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam (VICSN) đã đồng ý với Tiến trình Quốc Gia này bao gồm:

a. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam (VNWHR)
b. Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu (ACDP)
c. Bạch Đằng Giang Foundation (BDGF)
d. Khối Cao Đài Nhơn Sanh
e. Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm Việt Nam (FVPoC)
f. Hội Ái hữu Cựu tù nhân Chính trị và Tôn giáo

GIÁ TRỊ VÀ NGUYÊN TẮC CỐT LÕI

1. Tất cả các tổ chức ký tên vào Tiến Trình Quốc Gia VICSN này cam kết duy trì bằng mọi phương tiện và phấn đấu đến cùng trong việc hướng tới thực hiện các Nhân quyền phổ quát và Nhân phẩm cho tất cả mọi người.

2. Trong quá trình đó, tất cả các tổ chức ký tên tham gia Tiến Trình Quốc Gia VICSN cam kết với các tiêu chuẩn Quốc tế Nhân quyền cho Việt Nam và ASEAN như đã ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và tất cả các Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc.

3. Tất cả các tổ chức ký tên xác quyết đồng ý nêu cao các Nguyên Tắc Hướng Dẫn và Phương thức Tham Gia ACSC/ APF trong Tiến Trình Quốc Gia của chúng tôi cũng như trong ACSC/ APF như một tổng thể.

4. Tương tự và để khai triển các cam kết nói trên và cân nhắc những hoàn cảnh cụ thể của mình, tất cả các tổ chức ký tên cũng đưa ra các cam kết cụ thể thêm như sau:

a. Chúng tôi tái khẳng định rằng nhân quyền là phổ quát. Chúng tôi từ chối lối diễn giải “ASEAN” được dùng để biện minh cho sự khước từ những quyền căn bản vốn có của chúng tôi, bao gồm tự do ngôn luận, lập hội, tôn giáo, tín ngưỡng, cũng như quyền dân chủ.

b. Chúng tôi liên tục đòi thả tất cả các tù chính trị và tôn giáo tại Việt Nam và trên toàn khối ASEAN.

c. Chúng tôi kêu gọi chấm dứt tình trạng mất tích vì lý do chính trị trong khối ASEAN. Chúng tôi cam kết liên tục đặt câu hỏi "Sombath Somphone đang ở đâu?" cho đến khi có câu trả lời. (Sombath Somphone là nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng của Lào, bị chính quyền nước này bắt cóc từ năm 2012)

d. Chúng tôi khẳng định rằng việc đăng ký thành công với chính phủ không phải là điều kiện tiên quyết hoặc yêu cầu bắt buộc để tham gia vào một Tiến Trình quốc gia. Chúng tôi đặc biệt tiếp cận và chào đón các nhóm chưa đăng ký và các nhóm bị từ chối tư cách pháp lý, và bảo vệ một cách rõ ràng quyền của họ để tham gia vào ACSC/ APF.

e. Chúng tôi cam kết một Tiến Trình quốc gia không bị chính phủ kiểm soát và can thiệp và làm việc trong tinh thần đoàn kết với xã hội dân sự ở tất cả các nước ASEAN trong việc thực hiện mục tiêu này.

f. Chúng tôi bác bỏ lệnh cấm du lịch quốc tế và những hạn chế đi lại áp đặt lên những người ủng hộ xã hội dân sự ở Việt Nam và ASEAN.

g. Trong tinh thần tương hỗ và đoàn kết, chúng tôi cam kết ủng hộ các sứ mạng liên quan đến Nhân quyền ngoài các vấn đề trước mắt của chúng tôi.

VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM

1. Giữ gìn Cam kết với các Giá trị và những Nguyên tắc: Ngoài việc giữ gìn các giá trị và nguyên tắc cốt lõi đã đề cập ở trên, tất cả các thành viên tham gia Tiến Trình Quốc Gia VICSN sẽ nỗ lực hết sức mình để phổ biến các tuyên bố chung của ACSC / APF và thúc đẩy các khuyến nghị của ACSC / APF một cách rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Tất cả những người tham gia cũng cam kết công khai và mạnh mẽ tố cáo những nỗ lực của chính quyền can thiệp vào Tiến Trình Quốc Gia này, bao gồm cả việc quấy rối, đe dọa, cấm đi lại, bắt giữ hoặc giam cầm những người tham gia.

2. Bình đẳng giữa tất cả các tổ chức thành viên: Không có bộ phận lãnh đạo nào trong Tiến Trình Quốc Gia này. Tất cả các tổ chức thành viên sẽ có vị thế bình đẳng và các quyết định sẽ được bình chọn một cách dân chủ. Ban Thư ký đóng một vai trò điều phối và bàn thảo với tất cả các thành viên VICSN về tất cả các quyết định điều hành.

3. Thành lập Mạng Lưới Ban Thư Ký: Một thư ký đã được chỉ định để hỗ trợ điều phối các hoạt động trong mạng lưới và giao tiếp bằng Anh Ngữ với các tổ chức bên ngoài mạng lưới. Ban Thư Ký lâm thời được chọn bao gồm Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Hội Ái Hữu Cựu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam, Khối Cao đài Nhơn Sanh. Ban Thư Ký lâm thời sẽ triệu tập một cuộc họp giữa các thành viên chậm nhất là cuối tháng 1 năm 2016 để chọn thư ký chính thức. Ban thư ký này sẽ phục vụ một nhiệm kỳ hai năm.

4. Cách tiếp cận: Để đảm bảo cơ hội tối đa cho tất cả các thành viên VICSN có thể tham gia vào Tiến Trình quốc gia, chúng tôi sẽ sử dụng thông tin và công nghệ truyền thông (ICT) để tiến hành các cuộc họp, thu thập phiếu bầu, và chuẩn bị cho sự tham gia của họ trong ACSC/ APF.

5. Giảm thiểu Rủi Ro: Những cá nhân tham gia có thể sử dụng bí danh thay vì tên thật của họ. Ban Thư ký sẽ làm việc chặt chẽ với các đối tác ASEAN để huy động các biện pháp can thiệp của khu vực và quốc tế cho các cá nhân có thể là mục tiêu của chính phủ do sự tham gia của họ trong Tiến Trình Quốc Gia này.

HỘI VIÊN / THAM GIA TIẾN TRÌNH QUỐC GIA

1. Trong tinh thần bao dung, Tiến Trình Quốc Gia VICSN không loại trừ bất kỳ tổ chức nào tham gia, bao gồm cả GONGOs, miễn là họ tuân theo điều khoản tham chiếu này.

2. Các tổ chức thành viên phải:
a. Sẵn sàng và có thể hoạt động mà không có sự can thiệp của chính phủ; và
b. Công khai ký một tuyên bố cam kết chính họ sẽ phát huy các điều khoản tham chiếu này.

2. Chỉ những tổ chức có trụ sở tại Việt Nam có thể tham gia vào Tiến Trình Quốc Gia VICSN. Một chi nhánh địa phương hoặc hội viên của một tổ chức có trụ sở bên ngoài Việt Nam không đủ điều kiện để trở thành thành viên.

3. Tất cả các nhóm chính trị và những đảng phái, cùng các tổ chức liên kết với các nhóm chính trị và những đảng phái này được loại trừ khỏi Tiến Trình Quốc Gia VICSN.

ĐẠI DIỆN

Phái đoàn Quốc Gia tham dự ACSC/ APF: Thông qua Tiến Trình Quốc Gia VICSN, các tổ chức xã hội dân sự sẽ chỉ định các cá nhân tham dự vào đoàn đại biểu quốc gia để tham gia ACSC/ APF. Chủ tịch và Đồng chủ tịch của Ban Thư ký sẽ mặc nhiên là thành viên của phái đoàn và phục vụ như là Chủ tịch và Đồng Chủ Tịch của đoàn đại biểu quốc gia.

Ban chỉ đạo khu vực (RSC): Các thành viên của đoàn đại biểu Quốc Gia cùng quyết định với nhau bình chọn những thành viên trong phái đoàn để phục vụ trong Ban Chỉ đạo ACSC/ APF và nhận trọng trách của ban. Chủ tịch Ban Thư ký sẽ thông báo đến RSC danh sách những người được bình chọn.

Thay thế: Cân nhắc khả năng một số thành viên trong phái đoàn Quốc Gia có thể phải đối mặt với lệnh cấm xuất cảnh của chính phủ, các Đoàn đại biểu Quốc Gia có thể chỉ định người thay thế để tham dự các cuộc họp tham vấn ACSC/ APF. Để xác minh, Chủ tịch Ban Thư ký sẽ thông báo chính thức đến RSC danh sách những người thay thế trước cuộc họp.

BIỂU QUYẾT

1. Các thành viên của Tiến Trình Quốc Gia VICSN có quyền biểu quyết bằng phiếu và giá trị của các phiếu bầu đều ngang nhau.

2. Chủ tịch của Ban thư ký có lá phiếu quyết định và chỉ sử dụng khi kết quả đếm phiếu của các thành viên ngang nhau.

3. Chỉ có các thành viên đang hoạt động có thể bỏ phiếu.

HỘI NGHỊ & TRUYỀN THÔNG

1. Ban Thư ký sẽ tổ chức các cuộc họp hàng tháng, mà là mở rộng cho tất cả các thành viên VICSN. Biên bản cuộc họp sẽ được gửi tới tất cả các thành viên, trong đó có những người đã không tham dự cuộc họp. Các biên bản cuộc họp cũng sẽ được đăng trên trang mạng của Tiến Trình Quốc Gia VICSN ít nhất bảy ngày trước khi cuộc họp tiếp theo.

2. Các thành viên có thể tham gia vào các cuộc họp trực tiếp hoặc từ xa.

3. Về những vấn đề quan trọng, Ban Thư ký sẽ dành cho tất cả các thành viên ít nhất là bảy ngày để họ có thể gởi các lá phiếu đến. Vấn đề quan trọng là những vấn đề có tác động ảnh hưởng đến các điều khoản tham chiếu hoặc để thực thi các điều này.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1. Trong trường hợp có vụ tranh chấp lớn giữa các tổ chức thành viên hoặc giữa một tổ chức tham gia với Ban Thư ký, Ban Thư ký sẽ xin ý kiến đóng góp của tất cả các bên liên quan và tạo một Nhóm Công Tác gồm 3-5 thành viên độc lập từ tất cả các bên liên quan. Ban Thư ký sẽ xem xét các khuyến nghị của Nhóm Công Tác và đưa các khuyến nghị vào một cuộc bỏ phiếu của tất cả các thành viên VICSN.

2. Trong những trường hợp tranh chấp nhỏ, Ban Thư ký sẽ thực hiện theo các thủ tục tương tự nhưng không tổ chức một cuộc bỏ phiếu của tất cả các thành viên VICSN. Các đề nghị của Nhóm Công Tác sẽ được chấp nhận.

3. Những tranh chấp lớn là những tranh chấp có thể sẽ ngăn chặn hoặc làm chậm Quy Trình Quốc gia nếu chưa được giải quyết.

4. Thay đổi Điều Khoản Tham Chiếu này sẽ đòi hỏi 2/3 đa số phiếu của các thành viên tích cực.

Đồng ý vào ngày 10 tháng 1 năm 2016
Mạng Lưới Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độc Lập Việt Nam (VICSN)
Tiến Trình Quốc Gia

ĐƠN GIA NHẬP HỘI VIÊN

Tổ Chức: _____________________________________________________________
Địa chỉ: _______________________________________________________________
Điện Thư: _________________________________________
Điện Thoại: ____________________________________
Chúng tôi xin khẳng định mong muốn của chúng tôi để tham gia vào Tiến Trình Quốc Gia VISCN, và chúng tôi cam kết với các điều khoản tham chiếu.

Đại diện cho tổ chức:
Tên: _____________________________________________________
Chức Vụ: _________________________________________________
Ngày: ____________________________________________________

Người Làm Chứng:
Tên: _____________________________________________________
Chức Vụ: _________________________________________________
Ngày: ____________________________________________________






No comments: