Nguyễn Đạt Thịnh
(VienDongDaily.Com - 23/01/2016)
Vị trí chiến lược của Nam Hàn là mũi dùi thọc vào khối
cộng sản -với Bắc Hàn nằm đè trên phía Bắc và Trung Cộng áng ngữ mặt Tây; cả
hai lân quốc đó cùng có sức mạnh quân sự đáng kể, riêng Bắc Hàn còn kinh niên
mang dã tâm "giải phóng" Nam Hàn ra khỏi cuộc sống sung túc hiện nay.
Vị trí của Nam Hàn bị bao vây bởi hai lực lượng thù
nghịch.
Ngày mùng 6 tháng Giêng, 2016, Bắc Hàn tuyên bố họ thí nghiệm thành công việc cho nổ ngầm dưới mặt đất một quả bom khinh khí; lần này sức mạnh của quả bom mạnh hơn những quả bom nguyên tử đã thí nghiệm trước -và toàn bộ là sản phẩm của Bắc Hàn.
Trong vòng 10 năm nay, Bắc Hàn đã bốn lần thử nghiệm
vũ khí nguyên tử; lần cuối cùng là do chính Bắc Hàn công bố, nhưng chưa được một
thế lực nguyên tử nào xác nhận.
Dù Bắc Hàn chỉ huyên hoang để thoả mãn tự ái nhược tiểu, họ vẫn giúp thế giới có lý do để bắt họ tự chế trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Một trong những phản ứng của Nam Hàn là tuyên bố sẽ võ trang mạnh hơn, và tăng cường quân số.
Nam Hàn cũng đòi Hoa Kỳ có biện pháp cứng rắn để bảo vệ họ -một trong những đồng minh của Hoa Kỳ tại Đông Á. Quân số Hoa Kỳ hiện đang có mặt tại Nam Hàn là 28,500 người, dưới quyền chỉ huy của trung tướng Curtis M. Scaparrotti, nguyên tư lệnh Sư Đoàn 82 Nhảy Dù Hoa Kỳ. Tướng Scaparrotti tuyên bố ông không có nhu cầu tăng cường.
Dù Bắc Hàn chỉ huyên hoang để thoả mãn tự ái nhược tiểu, họ vẫn giúp thế giới có lý do để bắt họ tự chế trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Một trong những phản ứng của Nam Hàn là tuyên bố sẽ võ trang mạnh hơn, và tăng cường quân số.
Nam Hàn cũng đòi Hoa Kỳ có biện pháp cứng rắn để bảo vệ họ -một trong những đồng minh của Hoa Kỳ tại Đông Á. Quân số Hoa Kỳ hiện đang có mặt tại Nam Hàn là 28,500 người, dưới quyền chỉ huy của trung tướng Curtis M. Scaparrotti, nguyên tư lệnh Sư Đoàn 82 Nhảy Dù Hoa Kỳ. Tướng Scaparrotti tuyên bố ông không có nhu cầu tăng cường.
Không tăng cường quân số, nhưng Hoa Kỳ vẫn gia tăng
áp lực giải quyết chính sách gây chiến của Bắc Hàn; hiện thân của áp lực là Phụ
Tá Ngoại Trưởng Antony J. Blinken; hôm thứ Tư 1/20, ông này đến Seoul -thủ đô
Nam Hàn- và tuyên bố ông sẽ công du sang Trung Cộng, yêu cầu Trung Cộng sử dụng
viện trợ kinh tế cho Bắc Hàn để bắt Bắc Hàn có một chính sách quân sự hoà hoãn
hơn, và chấm dứt thí nghiệm nguyên tử.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Hán Thành, Thứ Trưởng
Blinken tuyên bố, "Chúng tôi sẽ nói với Trung Quốc là, cả nhu cầu phòng thủ
Nam Hàn lẫn nhu cầu trừng phạt thái độ gây chiến của Bắc Hàn khiến Hoa Kỳ phải
sử dụng cái đòn bẩy kinh tế mà chúng tôi có."
Bốn chữ "đòn bẩy kinh tế" và tình trạng Hoa Kỳ không có một liên hệ kinh tế nào với Bắc Hàn, khiến câu tuyên bố của Blinken được giới truyền thông thế giới quan tâm; Blinken lại còn nói có thể Trung Cộng không thích thú gì lắm với đòn kinh tế Hoa Kỳ sử dụng để bắt Bắc Hàn chung sống hoà bình với Nam Hàn và thế giới.
Phóng viên truyền thông yêu cầu Blinken nói rõ hơn; ông trả lời họ, "Mọi thứ đều bầy trên bàn, kể cả biện pháp 'secondary sanctions', thì còn có gì chưa rõ nữa đâu?"
Nghĩa đen của "secondary sanctions" là trừng phạt phụ, trừng phạt bậc thứ nhì; và điển hình của trừng phạt phụ là những ngân hàng, những quốc gia vẫn cộng tác với Iran trong thời gian Iran bị thế giới phong toả kinh tế.
Trong trường hợp Bắc Hàn thì "secondary sanctions" chỉ có thể là Trung Cộng -nước đồng minh duy nhất, và cũng là nguồn duy nhất cung cấp tiện nghi kinh tế cho Bắc Hàn.
Nữ Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-hye, nói bà có thể đồng ý để Hoa Kỳ thiết lập hệ thống chống hỏa tiễn THAAD -Terminal High Altitude Area Defense- trên lãnh thổ Nam Hàn.
Trong cuộc tiếp xúc với Ngoại Trưởng Nam Hàn hôm 20 tháng Giêng 2016, ông Blinken tuyên bố, "Giao tình giữa Trung Quốc và Bắc Hàn vô cùng đặc biệt, do đó vai trò của Trung Quốc trong nhu cầu kiềm chế Bắc Hàn cũng vô cùng đặc biệt. Trung Quốc sẽ chọn một trong hai vai trò: là bạn của toàn thế giới, hay là đồng minh của Bắc Hàn."
Trung Cộng đang thoái thác là họ không có nhiều ảnh hưởng chính trị đối với Bắc Hàn, trong lúc Bắc Hàn nói họ chỉ muốn trực tiếp đối thoại với Hoa Kỳ.
Hai việc (1) Hoa Kỳ thoái thác không đối thoại với Bắc Hàn vì lập trường thiếu đứng đắn của quốc gia này; và (2) họ chỉ gửi một viên chức cấp hai đến Trung Cộng để giải quyết quả bom nguyên tử của Bắc Hàn cũng đủ cho thấy thái độ của Hoa Kỳ đặt nhẹ vấn đề.
Chính phủ Hoa Kỳ đang bị dư luận của đảng đối lập Cộng Hoà chỉ trích là nhu nhược trong chính sách đối ngoại. Một ứng cử viên tranh chức tổng thống Hoa Kỳ -ông Ted Cruz- nói ông sẽ sử dụng bom thảm để nhanh chóng giải quyết cuộc chiến chống lực lượng khủng bố IS; trong lúc một ứng cử viên khác -ông Donald Trump- đòi cấm không cho bất cứ một người Hồi Giáo nào nhập cảnh vào lãnh thổ Hoa Kỳ, để giải quyết nạn khủng bố IS tại đây.
Điều chắc chắn sắp xảy ra là Tổng Thống Barack Obama sẽ mãn nhiệm vào cuối năm nay, và điều gần như chắc chắn, là một trong hai nhân vật vừa liệt kê, sẽ thay Obama nắm quyền tổng thống -trong những quyền đó có quyền quyết định sức mạnh đối ngoại.
Không ai biết họ sẽ đối phó với cuộc khủng hoảng "quả bom Bắc Hàn" như thế nào, nhưng giờ này họ chưa lên tiếng chỉ trích giải pháp Antony J. Blinken.
Trung Cộng thèm cái thế còn có thể "chờ, xem" của các ứng cử viên Hoa Kỳ, vì Trung Cộng không thể nín thinh chờ những biện pháp trừng phạt "secondary sanctions", có thể làm xụm nền kinh tế nặng về sản xuất của họ.
Qua thái độ lo ngại của Trung Cộng, sức mạnh đối ngoại của Hoa Kỳ đang được tượng trưng qua vai trò "chính khách hạng nhì" của Phụ Tá Ngoại Trưởng Antony J. Blinken.
Không điều Ngoại Trưởng John Kerry đến Nam Hàn, cũng không đưa một hàng không mẫu hạm vào vịnh Korea, Hoa Kỳ chỉ đưa một mình ông Blinken đến giải quyết một cuộc khủng hoảng nhỏ bằng một giải pháp lớn, liên quan và hạ nhục Trung Cộng.
Chọn và sử dụng sức mạnh đối ngoại cũng là một trong những yếu tố người cử tri Hoa Kỳ chọn và bầu vị tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ.
Bốn chữ "đòn bẩy kinh tế" và tình trạng Hoa Kỳ không có một liên hệ kinh tế nào với Bắc Hàn, khiến câu tuyên bố của Blinken được giới truyền thông thế giới quan tâm; Blinken lại còn nói có thể Trung Cộng không thích thú gì lắm với đòn kinh tế Hoa Kỳ sử dụng để bắt Bắc Hàn chung sống hoà bình với Nam Hàn và thế giới.
Phóng viên truyền thông yêu cầu Blinken nói rõ hơn; ông trả lời họ, "Mọi thứ đều bầy trên bàn, kể cả biện pháp 'secondary sanctions', thì còn có gì chưa rõ nữa đâu?"
Nghĩa đen của "secondary sanctions" là trừng phạt phụ, trừng phạt bậc thứ nhì; và điển hình của trừng phạt phụ là những ngân hàng, những quốc gia vẫn cộng tác với Iran trong thời gian Iran bị thế giới phong toả kinh tế.
Trong trường hợp Bắc Hàn thì "secondary sanctions" chỉ có thể là Trung Cộng -nước đồng minh duy nhất, và cũng là nguồn duy nhất cung cấp tiện nghi kinh tế cho Bắc Hàn.
Nữ Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-hye, nói bà có thể đồng ý để Hoa Kỳ thiết lập hệ thống chống hỏa tiễn THAAD -Terminal High Altitude Area Defense- trên lãnh thổ Nam Hàn.
Trong cuộc tiếp xúc với Ngoại Trưởng Nam Hàn hôm 20 tháng Giêng 2016, ông Blinken tuyên bố, "Giao tình giữa Trung Quốc và Bắc Hàn vô cùng đặc biệt, do đó vai trò của Trung Quốc trong nhu cầu kiềm chế Bắc Hàn cũng vô cùng đặc biệt. Trung Quốc sẽ chọn một trong hai vai trò: là bạn của toàn thế giới, hay là đồng minh của Bắc Hàn."
Trung Cộng đang thoái thác là họ không có nhiều ảnh hưởng chính trị đối với Bắc Hàn, trong lúc Bắc Hàn nói họ chỉ muốn trực tiếp đối thoại với Hoa Kỳ.
Hai việc (1) Hoa Kỳ thoái thác không đối thoại với Bắc Hàn vì lập trường thiếu đứng đắn của quốc gia này; và (2) họ chỉ gửi một viên chức cấp hai đến Trung Cộng để giải quyết quả bom nguyên tử của Bắc Hàn cũng đủ cho thấy thái độ của Hoa Kỳ đặt nhẹ vấn đề.
Chính phủ Hoa Kỳ đang bị dư luận của đảng đối lập Cộng Hoà chỉ trích là nhu nhược trong chính sách đối ngoại. Một ứng cử viên tranh chức tổng thống Hoa Kỳ -ông Ted Cruz- nói ông sẽ sử dụng bom thảm để nhanh chóng giải quyết cuộc chiến chống lực lượng khủng bố IS; trong lúc một ứng cử viên khác -ông Donald Trump- đòi cấm không cho bất cứ một người Hồi Giáo nào nhập cảnh vào lãnh thổ Hoa Kỳ, để giải quyết nạn khủng bố IS tại đây.
Điều chắc chắn sắp xảy ra là Tổng Thống Barack Obama sẽ mãn nhiệm vào cuối năm nay, và điều gần như chắc chắn, là một trong hai nhân vật vừa liệt kê, sẽ thay Obama nắm quyền tổng thống -trong những quyền đó có quyền quyết định sức mạnh đối ngoại.
Không ai biết họ sẽ đối phó với cuộc khủng hoảng "quả bom Bắc Hàn" như thế nào, nhưng giờ này họ chưa lên tiếng chỉ trích giải pháp Antony J. Blinken.
Trung Cộng thèm cái thế còn có thể "chờ, xem" của các ứng cử viên Hoa Kỳ, vì Trung Cộng không thể nín thinh chờ những biện pháp trừng phạt "secondary sanctions", có thể làm xụm nền kinh tế nặng về sản xuất của họ.
Qua thái độ lo ngại của Trung Cộng, sức mạnh đối ngoại của Hoa Kỳ đang được tượng trưng qua vai trò "chính khách hạng nhì" của Phụ Tá Ngoại Trưởng Antony J. Blinken.
Không điều Ngoại Trưởng John Kerry đến Nam Hàn, cũng không đưa một hàng không mẫu hạm vào vịnh Korea, Hoa Kỳ chỉ đưa một mình ông Blinken đến giải quyết một cuộc khủng hoảng nhỏ bằng một giải pháp lớn, liên quan và hạ nhục Trung Cộng.
Chọn và sử dụng sức mạnh đối ngoại cũng là một trong những yếu tố người cử tri Hoa Kỳ chọn và bầu vị tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment