Ngày 10/01/2015, tại Hội nghị TƯ 10, BCHTƯ lấy phiếu
tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Trong số 20 người được bình bầu, Nguyễn Tấn
Dũng đứng đầu bảng, Trần Đại Quang xếp hạng 7, Nguyễn Phú Trọng đứng thứ 8,
Nguyễn Xuân Phúc gần cuối sổ ở thứ 15.
Hơn 1 năm sau, Nguyễn Tấn Dũng bị BCT và BCHTƯ loại
ra khỏi bàn cờ quyền lực. Nguyễn Phú Trọng tiếp tục là Tổng Bí thư, Trần Đại
Quang sửa soạn ngồi vào ghế Chủ tịch nước và kẻ đứng gần cuối sổ tín nhiệm năm
trước bây giờ được chọn là Thủ tướng, sẽ thay thế Nguyễn Tấn Dũng.
Điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng
1/2015 đến tháng 1/2016?
Sau khi Nguyễn
Tấn Dũng thắng thế trong Hội nghị TƯ 10, ngày 25.01.2015, Trung Nam
Hải qua tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã gián tiếp đặt Nguyễn Tấn Dũng ngồi vào ghế Tổng
Bí Thư. Mặc dù về "diện", nội dung của tờ báo chỉ trích Nguyễn Tấn
Dũng là "đại diện phe thân Mỹ" nhưng về "điểm" thì đây là một
tín hiệu được gửi đến từ Bắc Kinh "đại hội 12 là cơ hội duy nhất để Nguyễn
Tấn Dũng trở thành TBT" và cũng là một cảnh báo "muốn vậy thì phải xa
Mỹ gần Tàu".
Điều cảnh báo của Bắc Kinh đã được Nguyễn Tấn Dũng cấp
tốc ghi nhận bằng chuyến tham quan vội vã đến Nhân Cơ, nóc nhà chiến lược Tây
Nguyên mà Tàu cộng đang ngự trị ngay sau khi vừa
củng cố xong quyền lực. Tại đây, vào ngày 09.02.2015, Nguyễn Tấn
Dũng tuyên bố: "bùn đỏ vẫn an toàn". Những phát biểu của
Nguyễn Tấn Dũng mang nội dung về an toàn môi trường nhưng thực chất là một
thông điệp gián tiếp gửi đến quan thầy Bắc Kinh về mặt chính trị để khẳng định
sự thần phục và thái độ "gần Tàu".
Phải chờ đến ngày 30/4/2015 Nguyễn Tấn Dũng mới có
được cơ hội để gửi thông điệp "xa Mỹ" đến Bắc
Kinh. Trong bối cảnh kỷ niệm 40 năm ngày cộng sản thôn tính VNCH, Nguyễn Tấn
Dũng đã ngoan ngoãn đáp trả yêu cầu "xa Mỹ gần Tàu"của
quan thầy Bắc Kinh với bài
diễn văn chửi Mỹ, cám ơn Tàu Cộng được truyền hình trực tiếp
trên cả nước vào ngày 30/04/2015:
"Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực
dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo
Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc.
Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng
bào ta, đất nước ta"
"Tại buổi lễ trọng thể này, một lần nữa chúng
ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Xô, Trung Quốc".
Phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng làm cho những kẻ ngấm
ngầm hoặc công khai hỗ trợ ông ta, cho rằng ông ta là thành phần "cấp tiến",
chống tàu và có thể là 1 Putin Việt Nam... hụt hẫng và im lặng trong ngỡ ngàng.
Thông điệp xa (chửi) Mỹ, gần (cám ơn) Tàu của Nguyễn
Tấn Dũng là hy vọng của Dũng làm hài lòng Bắc Kinh.
Quan trọng hơn cả, phát biểu 30/4/2015 chửi Mỹ thân
Tàu của Nguyễn Tấn Dũng đã định vị bàn cờ chính trị trong nội bộ đảng trước đại
hội XII: không có phe thân Mỹ, phe thân Tàu... Tất cả, toàn bộ UVTƯĐ đều (phải)
là những kẻ thân Tàu.
Thân Tàu. Đó mới chính là tiêu chuẩn cần thiết và sống
còn cho con đường hoạn lộ của tất cả các UVTƯĐ. Ai thân Tàu nhiều hơn? Đó chính
là cuộc đua của các lãnh đạo chóp bu trong những tháng bước vào Đại hội đảng
XII.
Tuy nhiên, phát biểu 30/4 của Nguyễn Tấn Dũng đã có
những hệ lụy chính trị. Phải chăng những phát biểu "chửi Mỹ" đó của
Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đến việc Hoa Kỳ trải thảm đỏ đón tiếp Nguyễn Phú Trọng
và Obama tiếp người Tổng bí thư có tiếng là bảo thủ của đảng CSVN vào ngày
7/7/2015? Điều mà người ta có thể thấy được mà không thể chối bỏ là chuyến đi
Hoa Kỳ và sự tiếp đón khá trọng thị của Toà Bạch ốc đã làm gia tăng uy thế của
Nguyễn Phú Trọng trong nội bộ đảng.
Trong khi đó, Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tìm cách gia
tăng thanh thế bằng chiêu thức loại trừ đối thủ trong đảng. Đỉnh cao của nó là
lần "cướp diễn đàn" Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân của Bộ Quốc
phòng tại Hà Nội vào ngày 1/7/2015 song song với nguồn tin "Phùng Quang
Thanh sang Pháp chữa trị". Tình trạng của ông Thanh lúc đó làm người ta
liên tưởng đến tình trạng của Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Bá Thanh, trong đó có nhiều
suy luận, đồn đoán về bàn tay của Nguyễn Tấn Dũng trong đến cái chết của 2 người
này.
2 tuần sau, trước tình hình sôi động về những lời đồn
đoán cho sự sống còn của Phùng Quang Thanh - người Bộ trưởng Quốc phòng
Việt Nam trung thành nhất với Bắc Kinh qua câu nói "Tôi
thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già
có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng,
cái đó là nguy hiểm cho dân tộc", Bắc Kinh đã "vào cuộc".
Ngày 16/7/2015 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó
Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Cao Lệ cấp tốc đến Việt Nam hội đàm với
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và sau đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp ông
ta tại trụ sở chính phủ. Trong chuyến đi này, Trương Cao Lệ cũng thông báo trước
là Tập Cận Bình sẽ qua Việt Nam.
Chỉ 9 ngày sau, ngày 25/7 Phùng Quang Thanh được
thông tin với hình ảnh chụp từ xa là đã trở về Việt Nam từ Paris và xuất hiện lần
đầu tiên vào ngày 27/7 để dự chương trình giao lưu 'Khát vọng đoàn tụ' tại hội
trường Bộ Quốc phòng. Lúc này, người ta thấy Phùng Quang Thanh với hình ảnh ngơ
ngáo, không nói câu nào và gần như không phải chính ông ta. Tại buổi giao lưu
này Bộ
quốc phòng đã chào mừng tướng Thanh bằng bài hát ‘Ca ngợi tổ quốc’ của Tàu.
Tháng 11, 2015 Tập Cận Bình sang Việt Nam.
Trước đó 10 ngày, ngày 23/10/2015 Vương Gia Thụy, Ủy
viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính
trị Nhân dân Trung Quốc, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản
Tàu dẫn đầu một phái đoàn sang trước và làm việc với Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn
Sinh Hùng. Kết quả của những cuộc làm việc này là sự xuất hiện của Tập Cận Bình
để đọc bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả,
thông điệp mạnh mẽ và quyến rũ hơn cả là khoảng viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ Bắc
Kinh dành cho Ba Đình trong vòng 5 năm cùng với việc chuyển khoản vay ưu đãi
300 triệu USD cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu
đãi 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
Phiếu tín nhiệm của 200 UVTƯĐ chưa bỏ vào thùng hội
nghị TƯ tương lai nhưng đã bắt đầu hướng về phía Nguyễn Phú Trọng trong đó rất
nhiều bộ trưởng, bí thư tỉnh làm giàu được nhờ vào những công trình, dự án và
khoản viện trợ của Bắc Kinh.
550 triệu USD cho 2 dự án về đường cao tốc và đường
sắt đô thị, cộng với Dự án sân bay quốc tế Long Thành trị giá 18 tỷ đô la
mà Nguyễn
Phú Trọng đưa vào nghị trình của hội nghị TƯ 11 đã kéo hẵn Bộ
trưởng GTVT Đinh La Thăng và toàn bộ đàn em của Thăng đứng về phía Nguyễn Phú
Trọng. Đổi lại, Đinh La Thăng được xếp vào Bộ Chính trị khoá 12.
Từ tháng 7 cho đến tháng 11, 2015, trước thềm của
các hội nghị TƯ để dẫn đến đại hội toàn đảng, Nguyễn Phú Trọng và phe cánh của
ông ta trở thành đối tác chính của Washington và Bắc Kinh. Đó là hình ảnh và thế
của Nguyễn Phú Trọng. Với vị thế này Nguyễn Phú Trọng đã thu phục được đa số
thành viên Bộ Chính trị lẫn BCHTƯ và loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi danh sách đề
cử vào Ban chấp hành TƯ khóa 12.
Kết quả là cái chết lâm sàng cho sự nghiệp chính trị
của Nguyễn Tấn Dũng giữa đại hội đảng lần thứ 12.
28.01.2016
No comments:
Post a Comment