Tuesday, January 26, 2016

NGUYỄN PHÚ TRỌNG THẮNG LỚN TRONG CUỘC BẦU CỬ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯỜNG (CTV Danlambao)







Nụ cười khinh khỉnh nửa miệng đã hoàn toàn biến mất trên khuôn mặt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã toàn thắng trong cuộc bỏ phiếu bầu chọn ban chấp hành trung ương khoá 12 diễn ra hôm 26/1/2016.

Truyền thông nhà nước cho hay, trên 80% trong tổng số 1510 đại biểu tham dự đại hội 12 đã bỏ phiếu chấp thuận cho ông Trọng tái đắc cử thêm một khoá mới.

Kết quả này không nằm ngoài kịch bản nhân sự được hội nghị trung ương 14 đưa ra trước đó. Ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, là ứng cử viên duy nhất và gần như chắc chắn sẽ ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư.

Những người thân cận trong phe ông Trọng đều đạt được kết quả đúng như mong đợi. Bí thư Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ, em trai ông Trần Đại Quang chính thức trở thành tân uỷ viên trung ương đảng.

Phe Nguyễn Tấn Dũng rơi rụng dần

Trong ngày bầu bán thứ 6 của đại hội, bất ngờ duy nhất xảy ra là trường hợp tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh - dù được trung ương khoá 11 giới thiệu theo diện “trường hợp đặc biệt”, nhưng đã bị loại khỏi danh sách trúng cử khoá 12.

Khi còn ở đỉnh cao quyền lực, Huỳnh Phong Tranh được coi là một tay sai chặt chém số một của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ít nhất 14 quan chức trong nội các Nguyễn Tấn Dũng, gồm nhiều bộ trưởng và một phó thủ tướng cũng sẽ phải về hưu sau khi ông này thất bại trong cuộc đua giành chiếc ghế tổng bí thư.

Trong số này, bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dù được trung ương khoá 11 giới thiệu, nhưng cũng bị loại ở tuổi 57 do không đạt đủ số phiếu ủng hộ.

Người trẻ tuổi nhất trong số 1510 đại biểu tham dự đại hội 12 là Nguyễn Minh Triết, 26 tuổi, con trai út của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Danh sách đề cử tham gia ban chấp hành trung ương khoá 12 không có tên ông Triết.

Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị, con trai lớn của ông Dũng trở thành uỷ viên chính thức tại đại hội 12 nhờ vào một thông lệ trong đảng, đó là bí thư của 63 tỉnh thành chắc chắn sẽ có một xuất tham gia ban chấp hành trung ương đảng. 

Dù vậy, tương lai chính trị của ông Nghị vẫn còn nhiều bấp bênh sau cú ngã ngựa đầy kịch tính của bố ruột mình.



---------------------------------------

DCVOnline | Tin BBC
Posted on January 25, 2016 by editor — 2 Comments
.
(LR) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Tô Huy Rứa, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng, Ngô Văn Dụ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tham dự lễ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh trước khi Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP), tại Hà Nội ngày 20 tháng 1, 2016. Nguồn: copyright AFP

Ông Dũng (bìa trái) đã bỏ cuộc chay đua giành ghế Tổng Bí thư để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng (thứ hai bên trái).

Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã rút khỏi cuộc đua tranh ghế lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền.

Ông không giành được đủ sự ủng hộ của các đại biểu tại Đại hội Đảng XII, mở đường cho đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại ghế Tổng Bí Thư.

Các thông tín viên nói rằng sự nghiệp chính trị của ông Dũng, người đã giám sát 10 năm cải cách kinh tế, đã chấm dứt.

Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản vẫn chưa được hoàn thành.

Đại hội XII sẽ kết thúc vào thứ Tư sắp tới.

Tên của ông Dũng đã được các đại biểu là thành viên của Ban Chấp hành Trung ương mới đề nghị, cho Dũng thêm một cơ hội để thách đố Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng đảng Đại hội XII đã bỏ phiếu hôm thứ Ba chấp nhận quyết định của Thủ tướng rút tên sau khi được đề cử và không giành được đủ sự ủng hộ trong số 1.500 đại biểu.

Một nguồn tin chính phủ cho AFP hay vào cuối ngày thứ Hai, “Dũng không có tên trong danh sách.”

Quyết định này đã kết thúc cuộc đấu đá nội bộ kéo dài nhiều tuần qua. Đồng thuận về ban lãnh đạo đảng thường được thỏa thuận tư trước những ngày Đại hội. Phe bảo thủ do Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu lo ngại rằng Việt Nam đang từ bỏ quá khứ xã hội chủ nghĩa dưới triều của ông Dũng.

Trong suốt 10 năm cầm quyền, ông Dũng đã thúc đẩy những cải cách cho Việt Nam phát triển nhanh chóng và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, phe bảo thủ đã chỉ trích tốc độ của các cuộc cải cách và vấn đề tham nhũng gia tăng.

Những bổ nhiệm quan trọng

Đại hội Đảng Cộng sản được tổ chức mỗi năm năm cho nhà nước độc đảng Việt Nam.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam (trái) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội đảng ở Hà Nội (21 tháng 1 2016.) Nguồn: copyright AP

Trong cuộc họp kín ở Đại hội XII, 1510 đảng viên sẽ đề cử Tổng Bí thư của đảng, Chủ tịch nước, và và thủ tướng kế tiếp.

Ông Dũng được coi là người hiện đại và thân tvới Mỹ. Ông cũng đã trở nên được ưa chuộng trong nước vì những tuyên bố tu từ mạnh chống Trung Quốc khi nói đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Ông Trọng được xem là thân thiện hơn đối với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Ban lãnh đạo mới sẽ được lựa chọn ra sao:
  • Các đại biểu sẽ bầu ra một Ban Chấp hành Trung ương mới. Ban chấp hành Trung ương mới sẽ chọn chọn một bộ chính trị mới, 16 thành viên từ Ban Chấp hành Trung ương.
  • Từ bên trong bộ chính trị, Tổng Bí thư, Thủ tướng và Chủ tịch sẽ được đề cử.
  • Tổng Bí thư sẽ cần sự chấp thuận của Đại hội đảng.
  • Thủ tướng và Chủ tịch nước sẽ được chấp thuận của quốc hội trong thời gian khoảng sáu tháng sau – tuy nhiên, điều này thường chỉ là việc nghi lễ dập dấu cao su.
  •  
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: David Brown, Vietnam PM Nguyen Tan Dung pulls out of party boss race. BBC News 01/25/16





No comments: