Mi An
Thứ
Năm, 14/01/2016 07:10
Để
chữa trị bệnh ung thư cho con trai mình, ông Joe Biden Phó Tổng thống nước Mỹ
đã định bán nhà. Chuyện này có tin được không?
Hôm nay
tôi muốn kể cho bạn đọc 2 nghe câu chuyện cổ tích giữa đời thực, nghĩa là nó có
thực hẳn hoi, song có lúc chúng ta vẫn ngỡ như là cổ tích. Đó là câu chuyện về ổ
bánh mì từ thiện giữa Sài Gòn và ông Phó Tổng thống nước Mỹ tính chuyện bán nhà
chữa bệnh cho con.
Ổ
bánh mì tình thương trên vỉa hè đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP HCM). Ảnh yeah.com
Mấy hôm
nay, người Sài Gòn đang truyền nhau nghe câu chuyện về chiếc tủ kính chứa đầy
những ổ bánh mì dành cho tất cả những ai đói lòng đặt ở vỉa hè đường Xô Viết Nghệ
Tĩnh (Quận Bình Thạnh). Chiếc tủ kính sạch sẽ, chủ nhân khoét 1 lỗ vừa bàn tay
người cho vào lấy, trên có dán dòng chữ: “Từ thiện- miễn phí. Mỗi người 01 ổ”.
Chủ của
tủ bánh mì này là chị Lan- 50 tuổi, chị cho biết sáng sớm 7h bánh mì được đưa đến,
anh bảo vệ xếp vào tủ cho mọi người đến lấy, chủ yếu là anh chị làm công việc
lao động vất vả như xe ôm, nhặt ve chai, bán vé số… Có ngày 150 chiếc bánh mì
đã được lấy đi, và chị Lan sẵn sàng tăng lên 200 chiếc nếu người nghèo còn có
nhu cầu.
Đọc mẩu
chuyện mà thấy nghẹn ngào cảm động. Vì cái tình của người Sài Gòn dành cho người
nghèo, nó bình dị, giản đơn, không cầu kỳ phô trương màu mè mà khiến người ta
xúc động đến rơi nước mắt.
Tôi nhớ
đến nhân vật Jean Valjean trong thiêu tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của đại
văn hào Victor Hugo, người chỉ vì một mẩu bánh mì ăn cắp cho đàn cháu nhỏ khỏi
đói lòng mà đang từ một người lương thiện trở thành kẻ tù tội. Có biết bao
nhiêu Jean Valjean lang thang trên đường phố đông đúc của Sài Gòn hoa lệ, đã giữ
được sự lương thiện cho cuộc đời mình, nhờ có tủ bánh mì của chị Lan?
Vậy đấy,
một chiếc bánh mì cho người nghèo lúc họ đói lòng, có thể giữ cho một cuộc đời ở
bên này lằn ranh của cái thiện, cái tử tế. Một chiếc bánh mì trao tặng đúng
lúc, có thể là phép màu để giữ lại cho cuộc đời thêm một tâm hồn lương thiện.
Câu chuyện vì thế mà đẹp như cổ tích.
Chuyện
cổ tích thứ hai, nói ra có lẽ rất ít người tin, đó là chuyện Phó Tổng thống Mỹ
Joe Biden mới đây kể lại, ông chủ Nhà Trắng Barack Obama từng đề nghị giúp đỡ ông
về tài chính sau khi ông chia sẻ ý định bán nhà để chữa bệnh ung thư cho người
con trai thứ 2, Beau Biden.
Câu
chuyện ấy được kể trên sóng truyền hình kênh CNN hôm 11.1, ông Joe Biden kể để
nói về mối quan hệ tình cảm thân thiết giữa ông với ông Obama, người từng
khuyên ông đừng bán nhà và sẵn sàng giúp đỡ về tài chính để gia đình Biden vượt
qua thời điểm khó khăn.
Nhưng mối
quan hệ giữa hai ông Obama và Joe Biden không phải là điều khiến tôi ngạc
nhiên, mà điều khiến tôi, cũng như nhiều người ngạc nhiên là về chuyện ông Joe
Biden- Phó Tổng thống một đất nước hùng mạnh như Mỹ, mà phải tính đến chuyện
bán nhà để chữa bệnh cho con.
Than
ôi, làm đến chức Phó Tổng thống mà khi con bệnh, phải tính đến chuyện bán nhà lấy
tiền chữa cho con, thì làm Phó Tổng thống làm gì, có phải không thưa quý bạn đọc?
Té ra
là ông Phó Tổng thống rất nghèo. Nghe oai thế thôi nhưng ông cũng chỉ là người
làm công ăn lương như chúng ta, ráo mồ hôi thì hết tiền, và nếu con gặp trọng bệnh
thì phải bán cả gia sản đi mà chữa bệnh cho con chứ chẳng còn biết trông chờ
vào điều gì khác.
Này,
tôi có nghe nhầm không đấy thưa quý vị? Thế thì ông Phó Tổng thống kém cỏi thật.
Chả như ở ta, chỉ cần làm đến quan hàng huyện thôi đã có tiền mua nhà cho con ở
thủ đô hay thành phố lớn. Trần đời từ bé đến giờ tôi chưa hề nghe thấy chuyện
tương tự xảy ra ở ta, làm đến chức to như thế mà phải bán nhà mới có tiền chữa
bệnh cho con.
Thưa bạn
đọc, đời vẫn có những câu chuyện cổ tích đẹp như thế đấy. Những ổ bánh mì đầy
tình người mà người ta trao cho nhau như trao một cơ hội để giữ thêm cho đời
cái thiện. Mối tình cảm đẹp đẽ giữa những người công chức ở vị trí cao nhất nước
Mỹ, ông Obama bảo ông Biden đừng bán nhà, để ông cho vay tiền mà chữa bệnh cho
con.
Tin hay
không? Tin chứ phải không các bạn. Tin vào ổ bánh mì tình thương, tin ở những
người công chức liêm chính. Họ vẫn hiện diện trong cuộc đời này, như điều tốt
và lẽ phải, như mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai.
- Mi An
-----------------------------
XEM THÊM :
January
14, 2016
.
Ảnh minh họa. Internet
Tại Việt
Nam, đối với người khá giả, chuyện mua nhà bằng bao tải tiền là hết sức bình
thường nhưng ở nước Mỹ thì khác.
Viết
câu chuyện này tôi nhớ người quen sang Washington DC, nhờ đưa đi mua sắm. Khi
vào trung tâm mua sắm Potomac Mills lớn nhất của Virginia, anh ta tìm mua cái
thắt lưng giá khoảng 500-700 đô la Mỹ.
Hồi đó
tôi đã công tác ở DC được 5 năm, khá thuộc khu mua sắm này vì đồng hương sang
nhất định phải đến đó. Nhưng tôi chưa bao giờ biết cái thắt lưng 500 đô la.
Cái có
giá nhất mà tôi nghiến răng mua là đồ của Brooks Brothers khoảng 60 đô la thì
phải. Còn lại dùng đồ của Bostonian khoảng 14-16 đô la.
Tìm
không nổi, người quen tỏ vẻ coi thường nước Mỹ. Đương nhiên do lỗi của tôi
không biết những cửa hàng sang trọng chứ không phải nước Mỹ không có những thắt
lưng hàng ngàn đô la.
Lần
khác có cô bạn từng là đồng nghiệp ở viện cũ sang nhà chơi cùng với các bạn
khác. Cô ngạc nhiên thấy nhà tôi bé (townhouse – nhà liền kề) chỉ có ba phòng
bé, phòng ăn và phòng khách.
Đối với
tôi một người làm công ăn lương đó là hết khả năng chi trả tiền vay ngân hàng
hàng tháng.
Cô bảo,
Mỹ chán nhỉ, nhà thì bé tý, thấy anh chị phải đi chợ, rửa bát lau nhà, lo hết mọi
việc gia đình. Chả bù cho nhà cô, có osin lo mọi việc, nhà 4 tầng mặt bằng hàng
trăm m2, lúc nào cũng như khách sạn 5 sao.
Nghe cô
nói tôi chẳng biết giải thích thế nào.
Đối với
người Mỹ làm công ăn lương thì việc sở hữu một ngôi nhà thật của mình là rất
khó. Họ chỉ có thể vay ngân hàng để mua nhà trả góp.
Thông
thường ngân hàng sẽ kiểm tra khả năng tài chính và cho vay để mua một ngôi nhà
mà tiền trả hàng tháng bằng khoang 1/3 tháng lương.
Ngân
hàng khôn chán, ngoài chi trả tiền nhà (mua trả góp hay thuê) thì gia đình còn
phải chi tiền cho ăn uống, đi lại, xe hơi và các nhu cầu khác. Cho vay vượt khả
năng tài chính thì ngân hàng sẽ mất tiền vì người vay vỡ nợ.
Một
ngôi nhà giá 500 ngàn đô la có thể ước tính ra lương của chủ là bao nhiêu. Cứ
cho là mỗi tháng phải chi 2 ngàn đô la cho cả tiền lãi và gốc cho cái nhà thì
lương phải cỡ 6 ngàn đô la/tháng.
Ngân
hàng cho vay khoảng 450 ngàn và trả trong vòng từ 20 đến 30 năm vì 50 ngàn
(10%) là tiền trả trước, nếu không có thì lãi suất rất cao.
Trong
suốt cuộc đời làm việc nếu may mắn sẽ trả hết nợ lúc về hưu. Phần đông lúc hưu
phải bán nhà to mua nhà bé hay chuyển vào căn hộ rẻ tiền mới đủ chi trả.
Người
ta ước tính khoảng 25% dân Mỹ thực sự làm chủ ngôi nhà của mình, còn lại họ nợ
ngân hàng tới lúc rời bỏ thế giới này.
Tại Việt
Nam, đối với người khá giả, chuyện mua nhà bằng bao tải tiền là hết sức bình
thường. Nhà có giá hàng trăm ngàn đô hay vài triệu đô vẫn dùng tiền mặt. Mua đứt
bán đoạn, ít khi vay ngân hàng để trả góp.
Người
giàu dư tiền mặt chẳng cần ngân hàng, người nghèo không đủ tín chỉ để ngân hàng
cho vay.
Dài
dòng thế để hiểu việc ông Joe Biden định bán nhà để chữa bệnh ung thư cho con.
Nhưng phần ông lấy về sau khi bán sẽ không được bao nhiêu vì phần còn nợ ngân
hàng phải trả lại ngân hàng.
Có lẽ
ông Joe Biden bán nhà riêng vì muốn ở nhà bé hơn, chi phí thấp hơn.
Theo
thông lệ, gia đình Phó tổng thống được dinh cơ do chính phủ trả tiền trong thời
gian tại nhiệm. Tổng thống ở trong Nhà Trắng, nhưng Phó tổng thống phải ở ngoài
vì lý do an ninh, hai người không thể ở cạnh nhau.
Dinh thự
của Phó tổng thống nằm ở trong khu gọi là đài thiên văn Hải quân Mỹ (United
States Naval Observatory) ở phía đông bắc thủ đô Washington DC, được bảo vệ cẩn
mật không khác gì Nhà Trắng.
Hết nhiệm
kỳ, Tổng thống hay Phó tổng thống đều phải về “quê” hưởng thú điền viên. Tổng
thống được hưởng lương hưu khoảng 200 ngàn đô la/năm, tương đương với lương của
Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới.
Phó tổng
thống không được hưởng lương hưu một cách tự động như Tổng thống mà phụ thuộc
vào số năm làm tại Hạ viện hay Thượng viện. Phó tổng thống phải có ít nhất 2
năm làm việc mới được hưởng chế độ hưu.
Năm
2008, khi tranh cử cùng với Tổng thống Obama, Joe Bidden thông báo về lương năm
của hai ông bà là 245 ngàn đô la trong 10 năm liền. Làm Phó tổng thống lương của
ông là 230 ngàn đô la.
Như ông
nói với báo chí, ông không có tiền tiết kiệm hay cổ phiếu, hết nhiệm kỳ sẽ sống
dựa hoàn toàn vào tiền hưu trí do một số năm tại nhiệm ở Quốc hội Hoa Kỳ.
Tin cho
hay, trong chương trình phỏng vấn của Đài CNN hôm 11-1, ông Joe Biden cho biết
có lần chia sẻ với cấp trên trong một bữa ăn trưa cùng nhau rằng:
Nếu con
trai Beau Biden buộc phải từ chức Tổng chưởng lý bang Delaware vì căn bệnh ung
thư não, ông Biden và phu nhân Jill sẽ phải bán nhà để chi trả viện phí.
Khi đó
Tổng thống Obama đã có một lời đề nghị xúc động:
“Tôi sẽ
đưa anh tiền, bất cứ điều gì anh cần, tôi sẽ giúp đỡ. Đừng bán nhà, anh Joe.
Tôi không nghĩ chúng ta phải dùng cách này. Hãy hứa với tôi điều đó” – ông
Biden trích lại lời của Tổng thống Obama trong cuộc phỏng vấn.
Đối với
người Mỹ thì điều đó không có gì ngạc nhiên nếu Phó tổng thống phải bán nhà chữa
chạy cho con. Bởi trong một hệ thống quản lý minh bạch, những gì thuộc về tài sản
chung không được động đến.
Joe Biden và Obama. Internet
Tiền
thuế của dân không thể dùng cho mục đích cá nhân, không thể là cái kho vàng lộ
thiên để các quan chức đào bới.
Người
thân trong gia đình bị ốm đau, Phó tổng thống phải tự bỏ tiền chi trả. Không có
bệnh viện nào chữa chạy miễn phí cho con của một người chỉ vì ông ta là Phó tổng
thống.
Với
lương 230 ngàn đô la/năm, ông Biden khó mà đủ tiền trả viện phí cho con, nếu
như biết rằng mỗi lần chạy xạ tốn kém từ 5 nghìn đến 10 nghìn đô la tùy ca bệnh.
Dù được
bảo hiểm chi trả 80% nhưng phần 20% còn lại cũng là con số rất lớn nếu việc đó
kéo dài vài năm. Nếu phải bán nhà chẳng có gì ngạc nhiên vì cái nhà đang ở vượt
quá chi trả của gia đình.
Một người
sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn đô la để mua cái thắt lưng da sẽ không thể hiểu tại
sao Joe Biden không có sổ tiết kiệm, không có cổ phiếu, sống dựa vào lương hưu
ít ỏi sau khi rời nhiệm sở.
Mua nhà
bằng bao tải tiền, người Việt ngạc nhiên khi thấy đồng bào mình nai lưng ra kiếm
tiền để có giấc mơ Mỹ, thì họ sẽ càng ngạc nhiên hơn khi thấy một Phó tổng thống
Hoa Kỳ hùng mạnh nhất thế giới phải bán nhà chạy chữa cho con.
Tuyên
ngôn Độc lập Mỹ đã viết “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”, nghĩa là
bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về trách nhiệm và bình đẳng trước pháp luật.
Dân thường
phải bán cơ nghiệp chữa chạy cho con thì tại sao Phó tổng thống không phải làm
chuyện đó? Không hiểu đó là sức mạnh hay sự yếu kém của nước Mỹ, xin nhường lời
cho bạn đọc.
HM.
14-1-2016
No comments:
Post a Comment