Saturday, January 16, 2016

BA KỊCH BẢN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ VIỆT SAU ĐẠI HỘI 12 (BS Hồ Hải)





Saturday, January 16, 2016


Bài đọc liên quan:

MỞ ĐẦU

Thông tin thực tế qua hội nghị trung ương đảng lần thứ 6, vào tháng 10/2012 cho thấy, có một cuộc đấu đá nội bộ những lãnh đạo chủ chốt của đảng cầm quyền. Đứng đầu 2 nhóm là, giữa ông tổng bí thư với ông thủ tướng. Hai ông, một ông đại diện lý thuyết suông, một ông đại diện cho hành động thực tế như GS Carl Thayer đã nhận định.

Từ đó đến nay, vấn đề nhân sự của đại hội trở thành vấn đề chủ yếu của đại hội, mà không còn là chiến lược quốc gia cho đại hội 12 - nhiệm kỳ 5 năm 2016 đến 2021. Hai ông lãnh đạo chủ chốt này được người ta cho là, 2 đại diện cho phe "thân Trung cộng" và phe "thân Hoa Kỳ", nhưng tôi không nghĩ vậy, như trong bài phỏng vấn với RFA.

Còn 4 ngày nữa là đại hội đảng cộng sản ở Việt Nam mở màn. Câu chuyện nhân sự là câu chuyện quan trọng nhất của kỳ đại hội này. Như trong một trả lời phỏng vấn của tôi trên đài RFA, vấn đề này đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược của ít nhất trong 30 năm tới của kinh tế chính trị Việt Nam, nhưng để rõ hơn, tôi xin viết ba kịch bản cụ thể để thấy rõ hơn tương lai nước Việt. Ba kịch bản này là hạ sách, trung sách và thượng sách dễ dàng thấy, khi tư duy triết học được vận dụng đúng.

3 KỊCH BẢN

1. Hạ sách: Nếu nhân sự của lãnh đạo Việt Nam đi theo con đường khuynh tả cực đoan như thời ông Lê Duẩn - đối đầu với Trung cộng và chỉ chơi với Liên Xô và Đông Âu - còn bây giờ, nhân sự chơi thân với Trung cộng mà bỏ đi Hoa Kỳ và phương Tây, thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Tại sao?

Trong đầu tháng 7 năm 2015, một bước tiến đáng kể trong ngoại giao với Hoa Kỳ sau 21 năm tiến đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thì ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã có chuyến công du tới Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ 2 quốc gia cựu thù có một tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ. Nó cho thấy một sự cởi mở về tư duy trong ngoại giao.

Trong cuộc gặp gỡ này, một sự thỏa thuận mà không ai biết rõ chi tiết, ngoài phái đoàn tham gia. Nhưng, có đến 3 tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam là: Boeing, MobilExxon và Citi Group. Song, nếu ai quan tâm sâu hơn thì sẽ thấy trong hơn 200 bức hình của nhà Trắng đưa ra một tổng kết hoạt động của tổng thống Obama năm 2015, thì không thấy tấm hình nào giữa ông Obama và ông Nguyễn Phú Trọng đàm phán, hay bắt tay được đưa lên. Trong khi đó, rất nhiều lãnh tụ làm việc với ông Obama từ Đức giáo hoàng, đến Bà Angela Merkel, cho đến chủ tịch Cu Ba Raul Castro, v.v... đều có mặt trong album hình Behind the Lens: 2015 Year in Photographs - Đằng sau ống kính năm 2015.

Điều đó, nói lên chuyến công du của tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam không là sự kiện quan trọng của năm 2015 với nhà Trắng, ai tinh ý sẽ thấy, trong chuyến công du này có ông cựu tổng thống Bill Clinton tháp tùng, và là người lobby chính trị, phải bỏ cả ngày quốc khánh Hoa Kỳ, thì ông Obama mới chịu gặp.

Một thành tựu đặc biệt to lớn về kinh tế năm 2015 là, Việt Nam hoàn tất cuộc đàm phám TPP - TransPacific Partnership: chiến lược đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - cùng 12 quốc gia, với tư cách là sáng lập viên. Công sức này là do ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và đã được hội nghị trung ương 14 diễn ra 3 ngày vừa qua - từ 11 đến 13/01/2016 - và đã thông qua là một chiến lược kinh tế cứu nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng.

Nếu nhân sự đại hội 12 mà, không cân bằng vấn đề ngoại giao đa phương thì ắt sẽ dẫn đến một cuộc thảm hại cả kinh tế sau đó là chính trị Việt Nam, không loại trừ có chiến tranh ở nước Việt.

Vì sao thảm hại? Vì ông thủ tướng là người đã và đang tạo dựng niềm tin với dân trong nước về tinh thần cải cách; và thế giới về ngoại giao cởi mở, kinh tế đất nước Việt trong 10 năm qua. Sau khi ông cựu bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm về hưu, thì từ 2011 đến nay quyền ngoại giao đất nước do thủ tướng đảm nhiệm, ông phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh mới lên chỉ thừa hành, vì không có chân trong bộ chính trị. Ngoại giao Việt Nam đã nâng tầm rất lớn.

Vấn đề kinh tế Việt đang khủng hoảng là hậu quả của chiến lược kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa do đảng làm ra, ông thủ tướng chỉ là người thừa hành và thực thi. Đại diện cho đảng chính là người có lý luận cao nhất là, ông tổng bí thư đã sao chép mô hình "kinh tế mang màu sắc Trung Hoa" về Việt Nam phải chơi chữ thành "kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa" cho khác với "người ta". Hiện nay nền kinh tế ngày càng lún sâu và lệ thuộc kinh tế Trung cộng ai cũng rõ.

Liệu các tập đoàn kinh tế trong nước, các ngân hàng, có trụ vững không khi lòng tin này bị mất và các nhà đầu tư trong và ngoài nước rút củi dưới đáy nồi, tháo chạy sang thị trường Cambodia, Lào, Thái, Indonesia, Malaysia, Phillipines, v.v...

Bên cạnh đó, các bộ phận an ninh quốc phòng đất nước có chịu chung số phận mất niềm tin hay không? Trong khi, đất nước đang trong hiểm họa xâm lăng của Trung cộng. Ngoài ra, niềm tin dân chúng đối với đảng, kể cả cán bộ cũng đã suy giảm hầu như, ai cũng cho rằng, thay đổi thể chế là bắt buộc.

2. Trung sách: Như những gì diễn ra trong quan hệ ngoại giao đa phương trong 5 năm qua, Hoa Kỳ từ chỉ xóa cấm vận với kinh tế Việt Nam từ 1994, đến 2015, thì mới chỉ nới lỏng cấm vận với an ninh quốc phòng, về một số vũ khí hủy diệt và không hủy diệt.

Hoa Kỳ muốn Việt Nam tham gia, và là quốc gia duy nhất theo cộng sản nằm trong TPP. Việt Nam cũng rất muốn hoàn tất tiến trình hội nhập TPP để cứu nền kinh tế, khi mà giá dầu xuống chỉ còn $30/thùng, và còn xuống tiếp tục, trong khi khủng hoảng kinh tế Việt Nam phải đương đầu với chính sách giá dầu khoảng $90 đến $100/thùng để giải quyết vấn đề ngân sách bội chi.

Hoa Kỳ đang chuyển trục từ Trung Đông sang Thái Bình Dương sau 40 năm ra đi. Một vấn đề cần lưu ý là, Hoa Kỳ đi đến đâu, thì chiến tranh sẽ theo đến đó vì chiến lược của họ. Từ 1950 đến 1975, họ ở Thái Bình Dương thì đã có 2 cuộc chiến tương tàn ở bán đảo Triều Tiên từ 1950 đến 1953. Sau đó là, 1954 đến 1975 tại Việt Nam. Họ sang Trung Đông thì hết Kuwait, Iraq, rồi đến Bắc Phi Trung Đông với cuộc cách mạng Hoa Nhài, giờ thì cả Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang lao vào cuộc chiến chống những phiến quân Hồi giáo cực đoan.

Bên cạnh đó, nền kinh tế chính trị Trung cộng cũng đang khốn cùng với nền kinh tế chính trị đơn nguyên tập quyền. Bẫy thu nhập trung bình cao đang là vấn nạn cho nền sản xuất của Trung cộng sau 30 năm tăng trưởng nóng nhờ vào chính sách kinh tế bán tài nguyên môi trường để đổi lấy cơ sở hạ tầng mà ông Đặng Tiểu Bình sao chép chính sách di dân EB5 của Hoa Kỳ về. 

Hậu quả của chính trị Trung cộng là đấu đá quyền lực giữa ông tổng bí thư Tập Cận Bình với các phe nhóm cạnh tranh với ông, mà đứng đầu là Bạc Hy Lai, và kể cả những cựu lãnh đạo cao cấp như Giang Trạch Dân! Bán tài nguyên ăn đến nổi môi trường Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến 24h đồng hồ không thấy mặt trời vì khói bụi là không còn gì để diễn tả. Tương lai của Việt Nam cũng không khác!

Hậu quả kinh tế Trung cộng là liên tục 3 năm qua chỉ số sản xuất của Trung cộng hạ dưới mức trung bình. Nó kéo theo một cuộc tháo chạy khỏi Trung cộng những bộ óc tinh hoa và tiền bạc lên đến 1.250 tỷ đô la theo diện di dân EB5, dịch vụ thai sản, du học, v.v... trong đó có cả hàng ngàn tham quan.

Đáng sợ nhất cho kinh tế Trung cộng có thể sụp đổ là, tháng 7/2015 thị trường chứng khoán 2 sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến lao dốc phải dốc dự trữ ngân quỹ quốc gia ra mua lại các cổ phiếu chiến lược của các tập đoàn kinh tế quốc gia, nhưng ngay ngày đầu năm mở cửa lại - 04/01/2016 - 2 sàn này buộc phải đóng cửa chỉ trong 15 phút vì lao dốc đến 7%, sau đó, dốc hầu bao mua để giữ không lao dốc chỉ được 1 ngày, lại lao dốc tiếp tục. Người ta tính phải mất $5.000 tỷ mới cứu được thị trường chứng khoán Trung cộng, trong khi dự trữ ngoại hối chỉ $3.800 tỷ, mà nó đã phải tốn $500 tỷ cho cuối năm 2015 cứu sập sàn.

Về đối ngoại, Trung cộng đang thành công ở các quốc gia chậm tiến với đầy bất công và tham nhũng. Nhưng những quốc gia chậm tiến này cũng đã bắt đầu thức tỉnh vấn nạn tham nhũng mà Trung cộng gieo rắc, ví dụ như các quốc gia Nam Mỹ, Phillipines và một số quốc gia châu Phi đã e sợ đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn của Trung cộng trong các dự án đầu tư.

Đối với các cường quốc trong G20, Trung cộng đang bị bao vây tứ phía, Tây Nam có Ấn Độ, Tây Bắc có Nga, Đông có Hàn Quốc và Nhật, kể cả TPP cũng không loại trừ, chỉ còn con đường hẻm thoát thân là "anh em Việt Nam". Đối nội thì Trung cộng đang bị làn sóng nổi dậy của sắc tộc và đàn áp của một thể chế đơn nguyên tập quyền phải đến.

Nếu nhân sự đại hội 12 mà thiên về ngoại với Hoa Kỳ mà bỏ rơi Trung cộng với nhân sự thiên về phía ông thủ tướng thì e rằng Trung cộng sẽ xuất khẩu chiến tranh sang con đường hẻm còn lại ở Đông Dương và biển Đông, vì họ đã chuẩn bị xây sân bay và căn cứ quân sự ở các đảo, bãi đá ngầm Hoàng Sa và Trường Sa đã xâm chiếm của Việt Nam từ 2 đợt 1974 và 1988. Họ luôn lựa lúc Việt Nam suy yếu và bất hòa để xâm chiếm. Bằng chứng là từ ngày 28/12/2015 đến nay họ đã xâm chiếm từ vùng biển đến vùng trời!

Gọi là trung sách, nhưng cũng là hạ sách, vì mọi nguy cơ như hạ sách đều có thể như nhau, nhưng nó lại giúp kinh tế và chính trị Việt đi đến tự lực, tự cường trong tương lai 30 năm tới nhờ vào TPP thúc đẩy cải cách thể chế. Nếu như nhân sự đại hội 12 thuộc về phe cánh của ông thủ tướng thì là trung sách.

3. Thượng sách: Ngoại giao đa phương cân bằng quyền lực cả Hoa Kỳ và Trung Hoa, cải cách thể chế phù hợp với nhiệm vụ của nền chính trị phải đáp ứng kinh tế đang suy yếu, và những bất công và dân chúng đang nổi loạn ở khắp nơi trong xã hội do nền kinh tế chính trị đơn nguyên tập quyền gây ra không khác Trung cộng. Đây là thượng sách cho vấn đề Việt Nam trong thời kỳ mới hôm nay mà tôi đã viết trong tháng 12/2015.

Có nghĩa là, nhân lực đại hội 12 làm sao phải có cả 2 phe của ông tổng bí thư và ông thủ tướng. Hai phe phải đồng thuận với nhau vì quốc gia dân tộc, chứ không phải vì phe nhóm. Lâu nay, ông tổng bí thư cho rằng mình trong sạch, ông thủ tướng không trong sạch, để hạ bệ ông thủ tướng. Nhưng lấy đâu ra, dân và thế giới đều hiểu với nhau rằng, lấy đâu ra người trong sạch ở chế độ cộng sản? Đánh nhau chỉ vì quyền lợi phe phái ăn chia không đều, hoặc là, vì tài nguyên đã cạn, không còn để ăn chia thì tự ăn thịt nhau thôi. Đó là quy luật.

Thời kỳ này cũng là thời kỳ Trung cộng suy yếu, nếu áp dụng thượng sách thì việc thoát Trung rất dễ dàng. Yếu kém kinh tế như Miến Điện còn thoát được Trung cộng, tại sao Việt Nam tự cho mình cường thịnh kinh tế mà phải chịu làm nô lệ Trung cộng? Nếu đi theo con đường cải cách cởi mở và dần thay đổi thể chế thì là thượng sách để thoát Trung và tự lực tự cường.

KẾT

Không ai không dễ dàng thấy rằng chỉ có thượng sách mới cứu được các ông và đảng của các ông thôi. Muốn tự sát thì hãy cứ đấu nhau để chỉ một phe che cả bầu trời thì chỉ vài năm thôi, các ông và đảng của các ông ra sao sẽ rõ.

Dân biết cả, nhưng dân không dám, hoặc không muốn nói, vì họ đã mệt mỏi và chán chường nền kinh tế chính trị thói nát đơn nguyên tập quyền, chứ không phải họ ngu, hay họ không hiểu biết các ông ạ. Hãy ra ngoài chợ hỏi các bà bán thịt, bán tôm, các ông xe ôm; hoặc ra ngay thủ đô Hà Nội hỏi dân oan mất đất là hiểu cả.

Vị nào lên hay vị nào xuống, tôi cũng không ảnh hưởng gì, chỉ buồn cho dân cùng khổ. Đây là lời tâm tình cuối cùng của tôi với quý vị, và tôi hứa sẽ không quan tâm nữa vấn đề của quý vị.

Để kết thúc bài viết này, tôi xin cúi đầu mong 198 ủy viên trung ương đảng chính thức - 173 - và dự khuyết 25 người chịu khó bỏ ra chỉ 2'56" để xem và nghe clip của lãnh đạo Hoa Kỳ được tổng kết qua 8 lần Thông Điệp Liên Bang, từ khi còn tóc đen, nhưng chỉ 7 năm đã bạc phơ đầu, để còn biết nhìn ra đâu là chân lý đâu là phi nghĩa:

8 thông điệp liên bang của tổng thống Barack Obama
VOA Tiếng Việt  -  Published on Jan 11, 2016

Sài Gòn, 11h16' ngày thứ Bảy, 16/01/2016
Posted by Hồ Hải at 11:16 AM 

-----------------------------

Saturday, 16 January 2016


NGUỒN :
The White House
For Immediate Release
January 13, 2016








No comments: