Tạ Phong Tần
Wednesday, January 6, 2016 1:57:37
PM
1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam
------------------------
Khi viết thư tôi đã nghĩ thầm: “Tao già kinh nghiệm trong
nghề lắm, cả cái cơ quan An Ninh Điều Tra Công an tỉnh Bạc Liêu từ trên xuống
dưới đều phải công nhận tao giỏi nhất dù tao không học trường An Ninh ra. Tụi
mày đừng hòng lợi dụng thư của tao để làm chuyện khốn nạn với bất cứ người nào.
Chúng mày tưởng tao tiếc của giống như chúng mày đó à? Mạng tao tao còn không
tiếc nữa, ở đó mà đi tiếc của.”
Sau này khi tôi gặp luật sư Nguyễn
Quốc Đạt, tôi hỏi về cái thư mới biết chúng nó không hề đưa thư của tôi cho chị
Tân. Chúng nó muốn coi tôi sẽ viết cho chị Tân cái gì để moi móc thông tin mà
thôi, chớ không hề tốt đẹp, tử tế gì.
Tuần lễ đầu tiên sau khi bắt giam
tôi, ngày nào ông Cống cũng kêu trại giam đưa tôi ra gặp ông. Sang tuần thứ hai
thì mỗi tuần ông gặp tôi có một lần để làm cái biên bản về việc tôi có ăn hay
không. Vì tôi vẫn cứ tuyệt thực nên ông Cống không thể làm việc với tôi được,
ông chỉ hỏi thăm gia đình tôi này nọ và hỏi tôi ăn uống gì không .v.v...
- Tôi không hiểu tại chị sao lại
chống nhà nước? Chị từng công tác trong ngành công an, cũng cùng nghề điều tra
như tôi, nhà nước có gì không đúng thì góp ý, sao phải chống? - Ông Cống nói.
- Tôi có chống nhà nước đâu? Tôi
chỉ viết báo thôi. Anh đã đọc hết những bài báo của tôi chưa? Gần một ngàn bài
đó. Trong đó có bài nào tôi hô hào “đả đảo Cộng Sản” hay vận động “lật đổ chính
quyền” không? Góp ý thì góp nhiều rồi, nói nhiều quá rồi mà có ai nghe đâu. Trước
đây tôi cũng giống như anh, ra đường mặc sắc phục, ngồi trong cơ quan mặc sắc
phục, có tên họ cấp bậc đàng hoàng, chỉ làm những việc Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự
cho phép, không làm những chuyện bẩn thỉu, mờ ám. Còn bọn an ninh đó chúng quá
bẩn thỉu, bỉ ổi, cái nhà nước bất lương này nuôi dưỡng một lũ bất lương, vô học,
lưu manh côn đồ, chuyên cướp tài sản của dân để đàn áp người dân thấp cổ bé miệng.
Nhà nước đó không xứng đáng cho tôi tôn trọng. - Tôi nói.
- Tôi không đọc, đã có người khác
đọc. Tôi chỉ có trách nhiệm gặp chị thế này thôi. Nhà nước thì làm sao mà bất
lương? Dù sao thì bọn họ là đồng nghiệp của tôi, chị cứ hay mở miệng ra là mắng
ăn cướp sao được. - Ông Cống nói.
- Tại sao không đọc? Anh là điều
tra viên chính trong vụ này, trách nhiệm anh phải đọc để nắm được toàn bộ nội
dung vụ án. Anh là người chịu trách nhiệm nếu có oan sai. Anh phó thác công việc
của anh cho người khác thì anh điều tra cái gì? Điều tra kiểu gì lạ vậy? Chúng
nó là đồng nghiệp của anh chớ không phải đồng nghiệp của tôi. Đồng nghiệp thì
có quyền làm bậy? Đồng nghiệp thì phải bao che cho hành vi sai trái à? Nhà nước
bất lương thì bảo bất lương, ăn cướp thì bảo là ăn cướp, chẳng lẽ phải khen à?
Tôi vặn lại.
- Tôi có bảo chị phải khen đâu.
Người ta chỉ có tạm giữ thôi mà. - Ông Cống nói.
- Tôi có gởi hồi nào mà tạm giữ?
Chừng nào tôi đồng ý gởi mới được quyền tạm giữ chớ. Đằng này đùng đùng mười mấy
thằng mặc thường phục, đùng đùng xô cửa xông vào nơi ở của tôi khiêng đồ đạc,
tài sản của tôi đem đi đâu tôi không biết. Cái đó không gọi là ăn cướp thì gọi
là gì?- Tôi hỏi.
Ông Cống vẫn cố chống chế:
- Người ta tạm giữ theo thủ tục
hành chính.
- Thủ tục hành chính nào? Văn bản
pháp luật nào quy định cái thứ thủ tục hành chính cho phép cướp của dân ấy? Tôi
hỏi anh vậy quyết định tạm giữ đâu? Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định
quyết định do cơ quan chức năng có quyền xử phạt hành chính ban hành, trong đó
ghi rõ hành vi vi phạm, phương tiện, công cụ vi phạm hành chính, giữ trong bao
lâu, xử lý như thế nào? Đằng này chúng nó cứ cướp như xã hội đen, bố chúng nó
cũng không dám đưa ra cái quyết định chớ đừng nói chúng nó. Anh tưởng nó lòi quyết
định ra mà tôi không kiện quyết định đó ra tòa, tôi để yên cho chúng nó chắc? -
Tôi hỏi.
- Đành rằng xã hội thì cũng phải
có người tốt người xấu, chuyện tốt chuyện xấu. Đăng báo phải có tỉ lệ phần trăm
tốt xấu là bao nhiêu chớ. - Ông Cống nói.
Câu này tôi nghe quen quá chừng chừng.
Hồi tôi còn ở Bạc Liêu, viết bài đăng trang BBC tiếng Việt và báo điện tử
Vietnamnet trong nước, thằng ranh Lê Hữu Buôi cũng là lãnh đạo gì gió ở Ban
Tuyên Giáo tỉnh Bạc Liêu cũng đến cơ quan tôi gặp tôi mà nói câu “tỉ lệ phần
trăm” này. Mấy thằng, mấy con cả đời chưa biết viết bài báo nào trong cơ quan
tôi từ trên xuống dưới xúm lại xum xoe bợ đỡ, quỵ lụy nó, thấy mà phát tởm. Sao
lúc đó mình ngu quá không quan tâm để ý tới mấy thằng Ban Tuyên Giáo hỉ? Bọn đó
toàn đi bằng đầu gối, mặt dày đại bác bắn không thủng.
(còn tiếp)
*
*
Tạ Phong Tần
Sunday, January 3, 2016 2:37:07
PM
1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam
------------------------
Tôi đứng dậy đi vào. Đến khu làm việc của cán bộ trại,
Trương Văn Hồng gọi tôi vô đo huyết áp, cân nặng. Mới ba ngày đã sút di ba ký,
còn sáu chục ký thôi. Bình thường, huyết áp tôi lên đến 180 - 190 nếu không uống
thuốc, mấy ngày không ăn tụt xuống 160, người khác lên 160 là giật đùng đùng rồi,
riêng tôi 160 không hề bị làm sao hết. Ông Huỳnh Phi Lâm cũng có mặt ở đó. Ông
Lâm mời tôi ngồi ghế đối diện bàn làm việc của ông rồi nói:
- Chuyện vụ án của chị như thế nào
tôi không biết, và cũng không muốn biết. Chị ở trong trại này thì do tôi chịu
trách nhiệm bảo đảm sức khỏe của chị. Chị muốn đấu tranh như thế nào là quyền của
chị. Còn tôi thì thấy rằng chị phải sống mạnh khỏe mới đấu tranh được. Chị
không ăn sẽ hại dạ dày, v.v... và v.v..
Tôi chờ ông Lâm nói xong, bèn trả
lời:
- Cám ơn anh đã có lời khuyên tôi.
Đối với tôi chuyện sống chết không quan trọng, nếu cần chết có ý nghĩa thì tôi
sẵn sàng. Nhà nước này là nhà nước bất lương, chỉ muốn dùng bạo quyền, chỉ muốn
trấn áp và bịt miệng nạn nhân chớ không bao giờ chịu sửa sai. Cái loại nhà nước
đó làm gì tư cách xứng đáng mà lên mặt với tôi. Con người ta hơn nhau ở chỗ có
tự trọng và danh dự hay không. Tôi sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo vệ danh dự
của mình. Điều gì tôi đã quyết định rồi thì ai nói ra nói vào cũng không thay đổi
được.
Nói xong tôi đứng dậy đi vô.
Mấy ngày nay, ngày nào tôi ở ngoài
vô con Lan cũng vồn vã hỏi thăm tôi là ra gặp ai, làm việc thế nào. Tôi nói ngắn
gọn cho nó nghe, tóm lại là những cái gì bọn công an biết rồi thì tôi cho nó
nghe, tôi muốn chửi thằng nào, con nào cũng chửi cho nó nghe để nó ra ngoài học
lại. Tôi thừa biết trong tất cả các buồng tạm giam, trước khi đưa người mới vô
bao giờ bọn điều tra nó cũng “lót ổ” sẵn vài đứa tù để khai thác thông tin từ
người mới rồi báo cáo chúng nó. Có thể là tin vụ án, có thể là điểm yếu, điểm mạnh
của người đó để đánh vào tâm lý hoặc né tránh. Cái này trong nghề kêu là “đặc
tình trại giam.” Đối với tôi chuyện moi thông tin là không được rồi, những bài
viết của tôi đăng trên mạng Internet đều ký tên họ người viết là Tạ Phong Tần,
đâu có giấu mà phải moi. Chúng nó chỉ muốn biết tôi sợ cái gì, thích cái gì mà
đánh vào thôi, làm cho mình phải sợ hãi khuất phục chúng, xin chúng cái này cái
nọ. Càng nghĩ, tôi càng thấy bọn công an, đặc biệt là bọn an ninh mặc thường phục
chúng không còn là con người, mà độc ác hơn thú dữ. Thật ra, so sánh chúng với
thú dữ thì xúc phạm thú dữ quá, thú dữ tuy hung dữ, tàn bạo thiệt, nhưng không
hề dùng thủ đoạn bẩn thỉu, còn bọn an ninh này quá bẩn thỉu không biết phải gọi
chúng bằng cái gì cho đúng với bản chất của chúng. Tôi chưa bao giờ thấy ai khốn
nạn, bỉ ổi, đạo đức giả, “Bên ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết
người không dao” như bọn này.
Sáng ngày hôm sau cũng vẫn như
ngày hôm qua, tức là 8 giờ sáng đi ra gặp ông Cống, nói ba điều bốn chuyện, hỏi
thăm sức khỏe, hỏi có ăn cơm được không rồi kết thúc biên bản hỏi cung. Ông ta
đưa tôi giấy viết và nói thêm:
- Tôi đã xin ý kiến lãnh đạo và
lãnh đạo đồng ý cho chị viết thư cho chị Tân. Bây giờ chị viết đi rồi đưa tôi.
Tôi viết vào tờ giấy trắng ông Cống
đưa mấy dòng như sau:
Kính
gởi chị Tân
“Hiện
nay em đang bị bắt giam tại Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí
Minh mà gia đình em ở dưới Bạc Liêu chưa ai biết. Em nhờ chị giúp đỡ cho em vay
10 triệu đồng (Mười triệu) gởi về cho mẹ em là bà Đặng Thị Kim Liêng để đi thăm
nuôi em. Ở nhà em không có nhiều tiền. Sau này em ra ngoài sẽ trả lại chị. Mong
chị cố gắng giúp em, em tin tưởng ở chị nhiều. Chị cố gắng giữ gìn sức khỏe, cầu
chúc chị luôn mạnh khỏe, bình an.
Ngày
09/9/2011
(ký
tên)
Tạ
Phong Tần
Địa chỉ người nhận:
Bà Dương Thị Tân, số 57 Phạm Ngọc
Thạch, Quận 3, Sài Gòn
Địa chỉ nhà bà Đặng Thị Kim Liêng:
38/9 Hòa Bình, phường 1 thành phố
Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”.
Trong lúc tôi viết ông Cống bước
ra khỏi phòng. Khoảng 10 phút sau, tôi gọi ông ta trở vào đưa cái thư. Ông ta cầm
coi qua một lượt, giọng ngạc nhiên hỏi:
- Sao có bao nhiêu đây?
- Vay tiền thì nói vay tiền, chớ ý
anh muốn tôi nói cái gì? - Tôi hỏi lại.
Ông ta xếp tập hồ sơ lại, cho tờ
giấy viết thư vô giữa rồi nói:
- Tôi sẽ đưa thư này đến lãnh đạo
tôi. Tôi không có quyền chuyển thư, mà là người khác. Còn có đến hay không tôi
không biết. Thôi chị vào đi.
Mấy ngày sau, không thấy tăm hơi
gì. Tôi hỏi ông Cống thì ông Cống nói bộ phận chuyên trách nhận rồi, ông không
biết đã gởi chị Tân hay chưa.
(còn tiếp)
(còn tiếp)
------------------------------
Hồi Ký Tạ Phong Tần:
*
Ðứng
Thẳng Làm Người (Kỳ 16) Wednesday,
December 30, 2015 2:07:52 PM
Đứng
Thẳng Làm Người (Kỳ 15) Sunday, December 27, 2015 4:33:50 PM
Ðứng
Thẳng Làm Người (Kỳ 14) Wednesday, December 23, 2015 3:24:23 PM
Đứng
Thẳng Làm Người - Kỳ 13 Sunday, December 20, 2015 5:39:45 PM
Ðứng
Thẳng Làm Người - Kỳ 12 Wednesday, December 16, 2015 3:57:05 PM
Ðứng
Thẳng Làm Người (Kỳ 11) Wednesday,
December 16, 2015 4:44:26 PM
Đứng
Thẳng Làm Người (Kỳ 10)
Wednesday, December 9, 2015 1:00:29 PM
Đứng
Thẳng Làm Người (kỳ 9) December
5, 2015 3:46:12 PM
Đứng
Thẳng Làm Người (kỳ 8)
Wednesday, December 2, 2015 12:53:45 PM
Đứng
Thẳng Làm Người (Kỳ 7)
Saturday, November 21, 2015 5:40:07 PM
Đứng
Thẳng Làm Người (kỳ 6)
Saturday, November 21, 2015 5:28:16 PM
Đứng
Thẳng Làm Người (kỳ 5)
Saturday, November 21, 2015 5:10:49 PM
Ðứng
Thẳng Làm Người (Kỳ 4)
Wednesday, November 18, 2015 1:28:10 PM
Ðứng
Thẳng Làm Người (kỳ 3) Wednesday,
November 11, 2015 3:47:02 PM
Đứng
Thẳng Làm Người (Kỳ 2)
Saturday, November 7, 2015 5:21:51 PM
Khởi
đăng Hồi ký Tạ Phong Tần: 'Đứng Thẳng Làm Người' Wednesday, November 4, 2015 5:26:07
PM
No comments:
Post a Comment