11.01.2016
Đại Hội
XII của đảng CSVN sắp khai mạc. Vì đảng tự nhận là đảng chính trị duy nhất độc
quyền lãnh đạo đất nước vĩnh viễn, không có định kỳ, nên mọi công dân có lòng
yêu nước đều quan tâm theo dõi chặt chẽ Đại hội.
Tôi từng
ở trong Đảng hơn 40 năm, từng dự, quan sát, đưa tin về 3 Đại hội IV, V và VI,
theo dõi công việc chuẩn bị và tiến hành các Đại hội từ đầu đến cuối, theo dõi
kỹ thái độ của các đại biểu tại các phiên họp nên tự thấy có trách nhiệm góp
vài ý kiến xây dựng với các đại biểu dự họp sắp tới, xuất phát từ ý thức của một
công dân quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, đến vận mệnh của dân tộc. Biết điều
hay lẽ phải mà không nói thẳng ra là có tội với dân, với nước.
Tại hội
trường, tôi thường thấy có 2 thái độ khác nhau. Một là những đại biểu ngồi nghe
nhưng hầu như không phát biểu gì. Họ có vẻ như là những đại biểu mẫu mực, có ý
thức tổ chức cao, có tinh thần kỷ luật, tin ở lãnh đạo, ở Bộ Chính trị, ở Đoàn
Chủ tịch, ở Trưởng đoàn của đoàn mình, chẳng phải bận tâm suy nghĩ. Họ ăn mặc
chỉnh tề, ra xe đúng giờ, ngồi đúng chỗ, không nói chuyện riêng, không ngủ gật.
Khi nào biểu quyết thì họ giơ thẳng tay, mạnh mẽ, không chút do dự, theo lời
căn dặn của trưởng đoàn. Họ tha hồ tự hào về danh nghĩa “Đại biểu Đại hội đảng”
rất ít ai có được. Họ tự thấy xứng đáng được phục vụ chu đáo, ăn uống ngon, cao
lương mỹ vỵ, chăm nom sức khỏe, được giải trí, chụp ảnh, đưa ảnh lên báo. Họn
còn vui nhận một khoản tiền thù lao trong phong bì đẹp. Đây là một týp đại biểu
khá phổ biến, đến 90 % như thế.
Hai là
có số ít đại biểu nhận rõ trách nhiệm của mình, đọc và nghiên cứu các văn kiện,
có phát biểu vài chính kiến, tham gia tý chút các cuộc tranh luận, cũng đáng
quý, nhưng thật ra cũng chẳng đóng góp gì nhiều, cam chịu bị thua, vì lãnh đạo
luôn tự cho là đã đầy đủ hết khi chuẩn bị rồi.Tuy chính kiến số đại biểu này có
ít nhiều giá trị, nhưng họ vẫn tự ty, là kẻ đơn độc, thôi không băn khoăn gì nữa.
Vậy mà
vẫn còn có loại người thứ ba, rất ít ỏi, rất hiếm. Tôi lấy một dẫn chứng sống
cho dễ hiểu. Trong Đại hội đảng toàn quân năm 1976, chuẩn bị cho Đại hội toàn
quốc IV, đã có một sự kiện hiếm có. Đó là khi phát biểu về bản Báo cáo chính trị
cuả Đảng ủy quân sự Trung ương, có 3 đại biểu mạnh dạn tư phê bình và phê bình
cấp trên về kỷ luật chiến lợi phẩm trong chiến tranh. Một cuộc bùng nổ ngắn,
gây chấn động.
Một đại
biểu là đại tá ở Bộ Tổng tham mưu cho rằng báo cáo chung chung quá, không có điển
hình dẫn chứng, kiểm điểm chưa nghiêm túc, vì chiến lợi phẩm là tài sản chung của
dân, do hy sinh hàng triệu liệt sỹ mà có, không ai được làm của riêng. Thế là
“bom nổ". Viên đại tá này nói toạc ra rằng có người chỉ huy ở hàng cao nhất
Quân đội Nhân dân đã để cho “phu nhân” chuyên chở hàng mấy chuyến máy bay và xe
tải từ Sài Gòn ra Hà Nội, rồi chở về nhà làm của riêng. Một đại tá khác trong Cục
ngoại vụ Bộ Quốc phòng phát biểu tiếp, theo ông biết đó là những máy điều hòa
không khí và giá trị nhất là hàng mấy trăm bộ đồ ăn cao sang, đĩa bát to nhỏ,
dao, thìa, nĩa bằng bạc, chưa nói đến những bàn ghế salông, tủ, két sắt. Số
đông có mặt hiểu ngay con người đó là ai. Chuyện này cả Câu Lạc Bộ quân nhân đều
rõ hàng năm nay nhưng chỉ xầm xì rỉ tai nhau. Ai nấy đều hiểu tuy đại biểu này
không nêu tên, đó là Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng từ năm 1953
đến năm 1978, đầu năm 1975 cũng là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Phu nhân là
bà “Kỳ“ là đảng viên lâu năm, cả Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng đều biết tiếng.
Một số đại biểu phát biểu tiếp về vấn đề này, rồi chuyển sang vấn đề khác cho
khỏi căng quá mức.
Danh
sách 77 đại biểu đảng bộ Quân sự đi dự Đại hội toàn quốc IV do Đại hội toàn
quân bầu, ở trên cùng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Lê Trọng Tấn, mà
không có tên “đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng” và vài sỹ quan cao cấp khác như
Thiếu tướng Đặng Vũ Hiệp và Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền. Tin này gây chấn động, bất
ngờ. Các chiến lợi phẩm nói trên và nhiều thứ khác thu được từ Dinh Độc lập và
Bộ Tổng tham mưu trong sân bay Tân Sơn Nhất sau đó được kiểm kê, sung công, đưa
về Phủ Chủ tịch và Nhà khách Bộ Quốc phòng ở Hà Nội. Mặc dầu vậy Đại tướng Văn
Tiến Dũng vẫn được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1980 đến 1986 (xem tiểu sử
Đại tướng Văn Tiến Dũng trên Wikipedia có nói đến chi tiết trên).
Rút ra
tình hình trên, thế là vẫn có một số đại biểu thực sự là đại biểu chân chính,
có trách nhiệm với nước, với dân, với quân đội, đã không chịu làm con người máy
thụ động, những robot bỏ phiếu theo lệnh, là sinh vật không tình cảm, không trí
tuệ, không tâm huyết, vô trách nhiệm, chỉ lo lợi ích và vinh dự cá nhân thấp
kém. Họ từ chối bị chăn dắt theo kiểu bầy đàn, không cam chịu là những là những
hạt cát để cho người khác nhào nặn. Họ có dũng khí nói lên sự thật.
Khi đa
số đi dự Đại hội chỉ là như những hạt cát vô tri cam chịu làm phương tiện cầm
quyền của những kẻ giáo điều, cực đoan, cơ hội, thì vẫn có thể có một số đại biểu
có dũng khí, dám nói thẳng điều mình nghĩ và cho là chân lý, không sợ bị cô lập
và trừng phạt.
Hy vọng
rằng tại Đại hội XII sắp đến sẽ có vài quả “bom hiền lành” làm giật mình cả xã
hội, không giết ai nhưng sẽ cứu dân cứu nước, cứu quân đội ra khỏi bế tắc phe
phái hiện nay. Mong rằng vẫn có một số đại biểu có sỹ khí, giơ tay đứng thẳng dậy,
phát biểu đại thể như sau:
Đại
hội nên từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin đã phá sản gần như khắp nơi trên thế giới vì
không phù hợp với dân tộc ta; nên từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, chủ nghĩa Cộng
sản xa vời viển vông, từ bỏ chế độ độc đảng phản dân chủ, đổi tên đảng là Đảng
Xã hội Dân chủ, tên nước là Nước Cộng hòa Việt Nam. Đại hội cũng nên từ bỏ khái
niệm “Ruộng đất là của toàn dân” để trả lại quyền sở hữu cho nông dân ta, từ bỏ
khái niệm “kinh tế quốc doanh là chủ đạo” rất tệ hại trong thực tế.
Những
chính kiến trên đây tôi đã nghiền ngẫm, theo tinh thần ngay thật có trách nhiệm
của người công dân, với tinh thần thẳng thắn của người đảng viên CS, phù hợp với
nguyện vọng của đông đảo nhân dân ta và phù hợp với mong muốn của đông đảo đảng
viên ở cơ sở.
Mong
đại hội thảo luận thật kỹ và biểu quyết từng vấn đề trọng yếu trên đây, trước
khi sang vấn đề nhân sự.
Những
con người dũng cảm, ngay thật, tâm huyết, trí tuệ như thế chính là những người
nhân dân Việt Nam cần một cách khẩn cấp, là những Ngôi Sao lấp lánh, là vầng
sao sáng dẫn đường cho con tàu Việt Nam lao ra các đại dương để cặp bờ bến vinh
quang của Phồn Vinh và Hạnh phúc.
Tôi biết
có không ít đại biểu có chung ý kiến trên nhưng còn sợ đủ thứ.
Sợ bị
cô lập, trả thù, trừng phạt. Sợ uy tín cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng, sợ đời
sống riêng tư sẽ khó khăn. Cái bệnh sợ thật đáng sợ!
Tôi xin
các đại biểu ấy có dũng khí, có trách nhiệm, là công dân trung với nước, hiếu với
dân. Các bạn sẽ có thể gặp khó khăn trong Đại hội, nhưng sẽ được cả giới trí thức
dân tộc lập tức ủng hộ, được toàn dân tin yêu, ngưỡng mộ. Dù khiêm tốn đến đâu
các bạn sẽ được coi là anh hùng dân tộc, đi đầu trong sự nghiệp cứu dân cứu nước
khỏi bế tắc hiểm nghèo, cùng toàn dân đột phá, mở ra Kỷ nguyên Dân chủ Tự do
cho Tổ quốc Việt Nam.
Mong rằng
hồn thiêng sông núi, các bậc yêu nước tiền bối phù hộ độ trì cho đất nước ta,
soi sáng, thức tỉnh một vài chục, hay ít ra là một vài đại biểu cương nghị như
trên xuất hiện trong thời gian đại hội.
Mong rằng
các bạn trẻ, các bạn trong 30 tổ chức xã hội dân sự, mạng lưới blogger tự do
nhân bản bài báo này và, nếu có thể, đưa tận tay hơn 1.500 đại biểu sắp họp tại
Hà Nội từ ngày 20/1 tới. Có thể có tác dụng chăng.
Xin đa
tạ và kính chào thành công.
------------------------------------
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân.
Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản
ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
1 comment:
Bác bỏ quan điểm sai trái của ông Bùi Tín hô hào “Đại hội 12 nên từ bỏ CN ML”. chúng ta cần phải nhận thức rằng, từ thực tiễn thực hiện công cuộc đổi mới trong 30 năm qua, có giai đoạn, thời điểm Đảng ta cũng phạm phải những sai lầm, khuyết điểm. Nhưng những sai lầm khuyết điểm ấy đều xuất phát từ việc Đảng nhận thức và vận dụng không đúng với tinh thần và bản chất của học thuyết M-L, chứ không phải học thuyết đó vốn có sai lầm để ông và một số người chưa rõ hoặc cố tình ngụy biện từ bỏ nó.
Đảng ta tiếp tục kiên định CN M-L, bởi thực tiễn cho thấy: đó là một học thuyết khoa học và cách mạng; là ngọn đuốc soi sáng con đường đấu tranh của toàn dân tộc ta để xây dựng phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Một thực tế nữa, tôi xin lưu ý với ông rằng, không chỉ có chúng ta thừa nhận tính tất yếu và yêu việt của CN M-L mà các học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới khi nghiên cứu, đánh giá về CN M-L, như: Giắccơ Đêriđa, triết gia hiện đại có uy tín ở Mỹ và Pháp đã kêu gọi nhân loại hãy “trở về với Mác”, rằng nhân loại “không có tương lai nếu không có Mác, nếu không có các di sản của Mác”.
Ngay cả Brêdinxki, tác giả cuốn sách “Thất bại lớn - sự hưng vong của chủ nghĩa cộng sản thế kỷ XX”, mặc dù rất thù ghét chủ nghĩa Mác, cũng phải thừa nhận chủ nghĩa Mác vẫn là một vũ khí sắc bén để nhân thức và cải tạo thế giới đương đại, khi viết rằng “Đối với những phần tử trí thức giàu năng lực phân tích giám định, thì phần lý luận chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho họ chiếc chìa khóa để hiểu biết lịch sử nhân loại, là một phương pháp phân tích đánh giá xã hội, phân tích nguyên nhân những biến động chính trị, là một lý luận chặt chẽ khám phá những bí mật của đời sống kinh tế, và một loạt những kiến giải vì nhân tố động cơ xã hội. Khái niệm về phép biện chứng lịch sử xem chừng là phương pháp giá trị nhất để xử lý các mâu thuẫn hiện thực” ...
Nhiều nhà triết gia, sử gia, kinh tế... nhận đinh, đánh giá về tính yêu việt của chủ nghĩa Mác và tầm quan trọng của nó trong thế giới đương đại của thế kỷ XXI. Cùng với đó, rất nhiều người trong các giai tầng xã hội lại tìm đọc Mác. Tư bản luận trở thành sách bán chạy ở ngay trong lòng các nước tư bản, theo Giám đốc nhà xuất bản Berlin Kari-Dietz (nơi giữ bản quyền tác phẩm của C. Mác: Tư bản luận bán ra trong tháng 10-2008 tăng gấp 3 lần so với năm 2005, đông nhất là độc giả trẻ. Ở Italia, Nhà xuất bản Niuton Comtơn cũng bán được 5000 bộ tư bản; ở Nhật bản, truyện tranh chuyển thể từ tư bản luận bán được 6000 bản chỉ trong 2 tuần đầu tháng 12-2008.
Vậy tại sao có hiện tượng đó?, nhà sử học người Anh Êrích Hôxbon đã nói rằng “Chính là những người tư bản, chứ không phải ai khác, đã tái phát hiện Mác” và việc quay trở lại đọc Mác có nghĩa là thế giới cần phải nghiên cứu học thuyết của ông về chủ nghĩa tư bản, và về vị trí học thuyết đó trong sự phát triển của xã hội loài người”... Nhiều nhà khoa học thuộc các trường phái, quốc gia khác nhau trên thế giới cũng tập trung nghiên cứu, bình luận về Mác – Lênin.
Post a Comment