Đào Tuấn
Đăng ngày: 13:50 12-08-2010
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=3278
Cỏ rác là thuật ngữ thường dùng để chỉ những thứ không trồng cũng có, không mong cũng mọc, những loại vô giá trị muốn vứt đi cũng phải tốn tiền. Sau các vụ nhập rác, nhập rẻ rửa bát, nhập cám gạo- ào ạt vào Việt Nam trong mấy năm qua, được đưa ra mổ xẻ, thì mới gần đây lại có thông tin Việt Nam đã tốn đến 2 triệu USD, tức khoảng 18 tỷ đồng chỉ để...nhập cỏ nuôi bò. Con số này, và đặc biệt việc nhập mặt hàng "lạ" này được một quan chức của Bộ Nông nghiệp thản nhiên nói đến như thể người ta thản nhiên và lạnh lùng nhập tỏi, nhập rau, nhập cả cám gạo từ Trung Quốc.
Nguyên nhân để giải thích cho việc nhập loại "hàng lạ" này là tổng đàn gia súc, với khoảng 10,5 triệu con, đang "đẻ" nhanh quá. Nhanh đến mức quy hoạch ngành thức ăn chăn nuôi không theo kịp. Đến mức cỏ cũng không thể mọc kịp. Nghe đến thuật ngữ "Quy hoạch ngành thức ăn chăn nuôi" hẳn nhiều người sẽ mỉm cười. Liệu người ta có thể gọi những bãi đất- cỏ tự nhiên, những vùng đất trống, đồi trọc, ven rừng, đê, ven sông, bờ kênh mương, đồng ruộng sau vụ gặt...với 35.681 ha đất cỏ "chăn nuôi tự nhiên" và sản lượng thấp còn hơn độ cao của cỏ, chỉ đạt 20 tấn cỏ/ha/năm, là "vùng nguyên liệu" của một ngành có 10,5 triệu "nhân sự" nhai cỏ? Liệu người ta có thể gọi phương thức tập hợp dăm con trâu bò sáng sáng đuổi vào rừng là cho chúng sống theo lối "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" là một phương thức chăn nuôi?
Còn có một nguyên nhân khác mà Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao đưa ra để giải thích cho việc nhập khẩu- bất khả kháng: Những cây có hàm lượng đạm cao thì ta chưa thể trồng được. Một quan chức khác thì nói, rằng việc đáp ứng thức ăn chăn nuôi, nhấn mạnh là những thức ăn ở thể "thô xanh", đang là "thách thức lớn".
Chưa thể, chứ không phải không thể. Và đến cỏ cho bò cũng là thách thức lớn thì cái gì sẽ là thách thức nhỏ? Cái gì sẽ là thách thức không thể vượt qua? Trình độ của quan chức chăng?!
Cách đây chưa lâu, hàng thông tấn AP đã có hẳn một phóng sự về Brad Rasmussen, một người Canada là nhân vật chính trong việc trồng cỏ cung cấp cho các sân vận động tại Nam Phi. Brad đã trồng ra loại cỏ hỗn hợp được lai tạo giữa 85% cỏ hoang tự nhiên ở Canada và 15% giống cỏ Kentucky- Mỹ. Đây là loại cỏ được đánh giá là không bị dập nát dù bị xéo bởi giày đinh, mọc lại rất nhanh và rất dày. Điều lý thú nhất: Brad Rasmussen là một nông dân, chưa bao giờ thích bóng đá, thậm chí không thể kể được tên năm đội bóng vào đến vòng chung kết World Cup 2010.
Gã nông dân Canada, không hề có học hàm học vị, giáo sư, tiến sĩ, không hề được nhà nước bỏ một đồng vỗ béo nào đó đã chỉ mỉm cười khi nói về công việc của mình. Trong khi người ta nghiên cứu về tàu vũ trụ thì việc trồng cỏ của ông- có lẽ phải gọi bằng ông thật, có lẽ là chẳng có việc gì giản dị hơn, dễ dàng hơn. Điều cơ bản là đôi tay trồng cỏ, nhưng cái đầu phải biết tư duy.
Thế còn cả chục viện nghiên cứu? Thế còn cả chục ngàn giáo sư tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp của chúng ta? Thế còn hàng chục tỷ mỗi năm Nhà nước phải chi cho công tác "nghiên cứu khoa học" trong lĩnh vực nông nghiệp? Họ đang "xin hàng". "Xin hàng" là từ dùng của Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp, ông Lê Văn Bầm: "Bộ đã đặt hàng phát triển nghiên cứu, thuần dưỡng và chọn tạo các giống cây cỏ họ đậu và đã thông báo đến các viện nghiên cứu thuộc Bộ, nhưng họ đều “xin hàng” vì cho rằng không làm được”- ông Bầm nói như băm vằm.
Nếu một quốc gia nông nghiệp có ngành chăn nuôi chỉ đáp ứng được chưa tới 10% nhu cầu thức ăn thô xanh, nói toẹt ra là cỏ, của các loại gia súc ăn cỏ thì rõ ràng đó không phải là lỗi của cỏ. 40 triệu tấn rơm rạ, nguồn thức ăn khổng lồ mỗi năm toàn được đem ra đốt để đốt chín chính là phổi của nông dân, để hun khói chính cuộc sống của người Việt, thay vì cho bò ăn. Nhưng đó cũng không phải là lỗi của nông dân. Đó là là lỗi trong tư duy, lỗi trình độ, lỗi trách nhiệm của những "gia súc" mặc áo quan chức quản lý và các "đại gia súc" gắn mác giáo sư tiến sĩ ngày ngày vẫn xả láng tiêu tiền nghiên cứu khoa học.
7.200 tấn cà rốt, 10.042 tấn khoai tây, gần 1.000 tấn hành, 1.043 tấn tỏi đã được làm thủ tục thông quan bên cạnh nhưng hành, tỏi, gừng, riềng, trái cây, rau nấm. 400 tấn nông sản thông dụng mỗi ngày đang được nhập từ Trung Quốc về quốc gia nông nghiệp Việt
Tất cả những thứ "hàng lạ" đó được nhập chỉ vì chúng có thể bảo quản được lâu, vì chúng là đồ ăn nhanh- dùng ngay không phải nghiên cứu và cơ bản nhất, là vì chúng rẻ.
"Tôi không hiểu tại sao lại cho nhập bột cá, tỏi Trung Quốc, cỏ Mỹ khi Việt
Nhưng có gì đâu mà ông phải thắc mắc, thưa tiến sĩ Phó Cục trưởng cục quản lý giá. Vì đó là cỏ lạ. Vì đó là cỏ ngoại.
Chúng ta xuất khẩu osin và gái điếm dưới mác "cô dâu Việt" thì chúng ta phải nhâp lại cái gì đó chứ. Không chim ngoại thì chí ít phải là cỏ rác.
Liệu còn thứ gì mà chúng ta không nhập không nhỉ!
.
.
.
No comments:
Post a Comment