WikiLeaks: Từ hồ sơ ‘mật’ đến hồ sơ ‘tối mật’
Viet Nguyen
August 19, 2010
http://www.vietthuc.org/?p=8327
Vụ mạng lưới Wikileaks đã nổ lớn vào mùa hè năm 2010 cùng lúc với chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đang bùng nổ ở biển Đông
Trên màn ảnh Hollywood, phim “Salt”, với Angelica Jolie trong vai trò Evelyn Salt, câu chuyện gián điệp giả tưởng với các trẻ em Nga bị bắt cóc đưa về tu viện ở Siberia nuôi, được dậy tiếng Anh, đem sang Mỹ lớn lên làm gián điệp nằm vùng cho Nga được Kurt Wimmer phóng ra tình cờ đúng vào dịp mười gián điệp Nga bị bắt ở Mont Clair, New Jersey đã khiến người ta có cảm tưởng chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ không bao giờ chấm dứt.
Wikileaks.org
Wikileaks với hơn 92,000 hồ sơ quốc phòng được đưa lên mạng do những bàn tay bí mật trong quân đội Hoa Kỳ cũng giống như các chuyện gián điệp trong giai đoạn TT Barack Obama đang phải có những quyết định quan trọng về chiến tranh Iraq và A Phú Hãn.
Wikileaks.org là một địa chỉ trên mạng lưới đã làm nhức đầu chánh quyền Hoa Kỳ từ năm 2006 với những hình ảnh chiến tranh ở chiến trường Iraq và A Phú Hãn. Wikileaks đã gây sự chú ý của thế giới và chánh quyền Hoa Kỳ vào ngày 25/7/2010 khi đưa lên mạng 92,000 hồ sơ mật quốc phòng và còn khoảng 15,000 hồ sơ mật khác trong tay chưa tung lên mạng. Ngoài những hình ảnh được Wikileaks gọi là tội ác chiến tranh còn có những bản quân báo đưa ra ngoài từ Bộ Quốc phòng. Ai cung cấp hồ sơ cho Wikileats vẫn chưa rõ mặc dù vài tên tuổi đã được đề cập đến trong cuộc điều tra đang tiếp diễn.
Wikileaks.org không phải là một tổ chức mặc dù được ghi danh dưới dạng cơ quan bất vụ lợi NGO.
Người sáng lập Wikileaks. org là ông Julian Paul Assange, con buôn quốc tế, trẻ tuổi sanh năm 1971, 39 tuổi, người Úc, tóc bạc, mắt nâu, sống không địa chỉ nhất định, mướn một chỗ trên đường Grettisgata ở thành phố Raykjavik làm văn phòng tin tức như “war room” của CNN, dưới hầm trú ẩn (họ Assange nguyên là họ người Hoa, Ah Sang, A Sáng, đến đảo Thursday ngoài khơi Uc Đại Lợi thế kỷ thứ 19 sau đó vào lục địa Úc, theo những đoàn thám hiểm buôn bán của người Hoa). Từ thời thơ ấu, ông Julian Paul Assange đã sống như dân du mục vì cuộc đời trôi nổi của bà mẹ, từ khi sanh đến 14 tuổi ông di chuyển địa chỉ hơn 37 lần, có khi sống trên thuyêàn xà lan trên sông, tự nhận có đời sống như cậu Tom Sawyer trong truyện của văn hào Mark Twain sống trên giòng sông Mississippi. Đến năm 18 tuôi, cậu John thích khoa học, nhất là máy điện toán. Được mẹ mua máy điện toán năm 1987, cậu đã dùng máy nối với các mạng lưới điện toán và truyền thông, giỏi chương trình điện toán cậu đã vào phá được các mạng lưới an ninh, dần dần trở thành tên tin tặc nổi tiếng ở Úc, gia nhập nhóm tin tặc “International Subversive”, phá các mạng tin của hệ thống điện toán ở Âu Châu, Bắc Mỹ, Gia Nã Đại, Bộ Quốc Phòng và phòng thí nghiệm nguyên tử Los Alamos ở New Mexico.
Khi học vật lý ở đại học Melbourne, Úc, cậu John Assange, tấn công các mạng lưới vào buổi tối khi mọi người đã đi ngủ chỉ còn một người lo phòng thủ mạng điện toán. Các tin tặc của nhóm “International Subversive” chủ trương xâm nhập vào mạng để lấy tin tức chứ không thay đổi tin tức. Trong thời 1980-90, cậu John đã bị buộc tội ít nhất là 31 lần vì tội tin tặc (Hacker).
Anh hưởng cuộc sống du mục, bụi đời từ nhỏ, John Assange không có một nghề nghiệp nào nhất định sau khi học xong đại học, mười năm trước cậu đã cỡi xe gắn máy chạy khắp Việt Nam từ Nam ra Bắc. Tự nhận là học trò của các nhà văn siêu thực như Kafka và các nhà văn phản kháng chồng chủ thuyết CS như Koestler và Solzhenitzyn, Assange cho rằng “Chân, thiện, tình yêu và óc sáng tạo” của con người đã bị các chế độ, các tổ chức và các hệ thống mạng lưới thông tin phá hoại. Sự cấu kết của các hệ thống quốc tế này cần phải bị phá hủy, khi các đường dây, các mạng lưới thông tin bị ngăn chận, bị đình trệ đến mức số không thì sự cấu kết sẽ bị tự hủy. Phương pháp chính để chận các mạng lưới là tiết lộ, Leaks, là dụng cụ là vũ khí chánh của trận chiến tranh thông tin tuyên truyền, vì vậy John Paul Assange đạt tên mạng lưới là Wikileaks.
Chủ của mạng lưới đặt ở Thụy Điển, PRQ.se, bộ máy thông tin bí mật, qua đường hầm thông tin mạng lưới nhận được hơn 100,000 ngàn tin tức giả che mờ hết những phương tiện và tin tức có thật.
Tornet này được chánh quyền Cộng sản Trung Quốc xử dụng hiện nay để dò xét tin tức các chánh quyền Tây phương. Vào đầu năm 2010, chánh quyền Gia Nã Đại đã tố cáo với Hoa Kỳ về hành động gián điệp bằng “soffware” này của Trung Cộng.
Ngày 6/12/2006, Wikileaks đưa hồ sơ đầu tiên lên Tornet. Sau đó là những hình ảnh Video như năm 2007, toán quân trinh sát Apache Hoa Kỳ ở Iraq giết 18 dân và những hình ảnh quân đội Hoa Kỳ hành quân ở Iraq và A Phú Hãn, có những cảnh bình thường do chiến tranh gây ra, hay những cảnh có thể gây tranh cãi như khi quân đội Hoa Kỳ bắn vào quân khủng bố khi họ đang săn sóc thương binh. Những hình ảnh này được Bộ tư lệnh xem biết nhưng không điều tra trong khi John Assange cho rằng Hoa Kỳ đã đi quá đà, xử dụng vũ khí quá mức. Tất cả nguồn tin đều được giữ bí mật. Một ngày khoảng 30 Video được nạp lên mạng cho Wikileaks. org để tự do cho mọi người phân tích, các hình ảnh không được biên tập chỉ một mình John Assange tự quyết định. Các hồ sơ tài liệu bí mật quốc phòng từ trại Delta, Guantanamo bay cũng được đưa lên mạng hay tài liệu từ thơ điện tử từ Đông Anglia ở Anh cũng thấy xuất hiện.
Wikileaks được điều hành như hội mật, giống như chiến thuật du kích, địa chỉ Email và điện thoại được thay đổi thường xuyên. Mạng lưới dùng chiến thuật du kích đầu tiên trong ngành truyền thông, John Assange không phaỉ là ký giả chuyên nghiệp, không mướn nhân viên, không văn phòng, không bàn giấy, không máy in, máy copy, không nhà, di chuyển bí mật bất ngờ từ quốc gia này qua quốc gia khác, sống nhờ bạn bè và những người bảo trợ giúp đỡ và hàng trăm tình nguyện viên trên thế giới biết nhau qua chữ tắt, những thành viên cột trụ biết nhau qua tên tắt M.
Wikileaks.org xử dụng hơn 20 cơ quan phục vụ (server) trên thế giới và có hơn 100 mạng lưới nối nhau. Từ ngày thành lập đến nay trên ba năm rưỡi, Wikileaks bị thưa hơn 100 lần không chỉ từ chánh quyền Hoa Kỳ mà còn từ các ngân hàng Anh, ngân hàng Thụy Sĩ, ngân hàng tế bào mầm của Nga ở ngoại quốc hay hội Scientology (ngay cả quỹ của bà Sarah Palin trên Yahoo cũng bị Wikileaks tấn công).
Ông Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gats đã biết vụ Wikileaks từ trước khi Wikileaks ra ánh sáng ồn ào vào tháng 7, 2010. Ông cho rằng quân đội Hoa Kỳ không vi phạm bất cứ điều luật quốc tế nào, những hoạt động quân sự Hoa Kỳ phải được giữ bí mật: “Khác với các chế độ độc tài, chế độ dân chủ phải giữ bí mật vì công dân của họ đồng ý phải giữ bí mật để bảo vệ chánh sách hợp pháp”. Nhưng mới đây dưới áp lực của giới quân sự, chánh quyền Obama đã yêu cầu Wikileaks hủy bỏ hơn 92,000 hồ sơ trên mạng đưa từ Bộ Quốc Phòng vì tên tuổi những người A Phú Hãn giúp quân Hoa Kỳ bị tiết lộ cũng như số An sinh Xã hội của quân nhân Hoa Kỳ ở Iraq và A Phú Hãn đã bị đưa lên mạng.
Wikileaks và hồ sơ mật Ngũ Giác Đài
Vụ Wikileaks xẩy ra đã gây phản ứng trong giới báo chí và và quân sự, phản ứng phản xạ, liên tưởng ngay đến chiến tranh Việt Nam, như là sự bắt đầu của sự kết thúc chiến tranh A Phú Hãn giống như vụ Watergate 39 năm về trước. Nhưng Wikileaks với 92,000 hồ sơ trên mạng khác với hồ sơ Ngũ Giác Đài, hai vụ xì căng đan khác nhau từ tác gỉa cho đến nội dung.
Julian Paul Assange và Daniel Ellsberg cùng lứa tuổi 40 khi tung xì căng đan, nhưng Julian Assange khác Daniel Ellsberg, Asange không phải là ký giả chuyên nghiệp, tự cho mình một mục đích cao cả từ năm 2006: “nhắm vào những bất công xã hội, tái lập công lý, công bằng, nhắm vào các chế độ bất công như Trung Cộng, Nga và các chế độ độc tài ở vùng Trung Tây Á, lật đổ các chánh phủ dựa vào dối trá, dấu giếm sự thật ngay cả đến chánh quyền Hoa Kỳ”, còn Daniel Ellsberg, gốc dân Detroit, tốt nghiệp Harvard, có bằng tiến sĩ kinh tế, vào Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, phục vụ Ngũ Giác Đài năm 1964 với tư cách nhà phê bình quân sự, theo hầu bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara, qua Việt Nam phục vụ hai năm trong chương trình nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, không tin là Hoa Kỳ có thể thắng chiến tranh Việt Nam mặc dù TT Lyndon B.Johnson tuyên bố với dân Mỹ “Chiến thắng gần kề”.
Đang là nhân viên Bộ Quốc phòng, làm việc tại cơ quan Rand, Daniel Ellsberg trở thành phần tử phản chiến, ông lục lọi hồ sơ, chụp hình các tài liệu “tối mật” của Ngũ Giác Đài về cuộc chỉ đạo chiến tranh Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ hai năm 1947 đến thời kỳ chiến tranh Việt Nam năm 1968.
Hồ sơ mật Ngũ Giác Đài khác với các hồ sơ của Wkileaks. Các hồ sơ “mật” của Wikileaks đưa trên mạng lưới không có gì là “mật” từ tin quân báo cho thấy cơ quan tình báo của Pakistan ISI được CIA nuôi dưỡng, cung cấp tiền trong thời kỳ chiến tranh Sô Viết với A Phú Hãn, CIA làm lơ để ISI huấn luyện Taliban dựng lên cách mạng chống Sô Viết, tạo ra Bin Laden rồi Bin Laden phản lại Hoa Kỳ, bây giờ tình báo Pakistan đi hàng đôi giữa Hoa Kỳ và Taliban cho đến thiệt hại dân sự trong cuộc chiến chống khủng bố. Các hình ảnh về thiệt hại dân sự đã làm rung động báo chí, chính vì những sự thiệt hại này tướng McCheystal đã thay đổi chiến thuật, chỉ trích Tổng tư lệnh Obama đưa đến việc ông bị cách chức.
27 tỷ viện trợ của Hoa Kỳ vào vấn đề an ninh ở A Phú Hãn đưa đến những thảm họa về quân và dân sự ở A Phú Hãn là điều mà dân Hoa Kỳ và Quốc hội đều biết. Không có sự dối trá nào của chính quyền George W.Bush.
Trái lại, hồ sơ “tối mật Ngũ Giác Đài” của Daniel Ellsberg đã làm rung chuyển chánh quyền Nixon. Hồ sơ được gọi là “tối mật” ấy đã được ít nhất là 700,000 nhân viên chánh phủ Hoa kỳ được chánh quyền cho phép xem, Daniel Ellsberg đưa ra ánh sáng những sự nói dối không cần thiết tư thời chánh quyền Kennedy đến Johnson về chiến tranh Việt
Hồ sơ Ngũ Giác Đài của Daniel Ellsberg được tờ New York Times ủng hộ, thật là một điều trớ trêu nếu người ta nghĩ mạng lưới thông tin là một cách mạng truyền thông mà Wikileaks không làm được một cuộc động đất như hồ sơ mật Ngũ Giác Đài trên tờ New York Times ngày 13/6/1971. Sau khi tờ NY Times in phần đầu của hồ sơ 7000 trang, TT Richard Nixon đã phản ứng dữ dội yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp John Mitchell ngăn tờ NY Times phổ biến phần còn lại. Tờ báo NY Times thắng ở tòa Tối Cao Pháp Viện nhưng TT Nixon đã vụng về từ việc thu băng lén đến việc mướn người ám sát Daniel Ellsberg tháng 3/1972, xâm nhập vào văn phòng bác sĩ thần kinh tâm lý của Ellsberg để lấy hồ sơ bệnh lý tháng 9/1971 đưa đến vụ Wartergate với các ông Gordon Lidly và Howard Hurt. Vì phản ứng trái phép của TT Nixon ông Daniel Ellsberg được thả và TT Nixon sau vụ Watergate phải từ chức.
Hồ sơ Ngũ Giác Đài đã khiến quần chúng Mỹ không còn ủng hộ chiến tranh Việt Nam đúng vào lúc chiến tranh VN đang rẽ vào khúc quanh từ sau trận tổng công kích Mậu Thân năm 1968 là một thất bại quân sự của VC nhưng lại là một thắng lợi chính trị.
Năm 1971 khi vụ “hồ sơ mật Ngũ Giác Đài, ba năm sau Tết Mậu Thân, một năm sau thảm cảnh Mỹ Lai với Trung úy William Casey, Thượng nghị sĩ John Kerry đã ra trước Thượng viện đặt câu hỏi: “làm sao các ông có thể yêu cầu một người sẽ là người cuối cùng chết vì lỗi lầm của chúng ta ở VN?”.
Trận chiến VN chấm dứt một phần vì tư tưởng phản chiến như tư tưởng của TNS Kerry phần vì chiến tranh VN do quân đội đi lính quân dịch khác với trận chiến
Trận chiến A Phú Hãn không diễn ra tốt đẹp như Hoa Kỳ tưởng, người ta biết được thêm sau vụ xung đột giữa tướng McChrystal với các ông Biden và Obama. Dân Mỹ đã nhận thấy khủng bố Taliban mạnh hơn ở
Việt Nguyên
.
.
.
No comments:
Post a Comment