Việt Nam được gì từ các chuyến viếng thăm của chiến hạm Mỹ?
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-08-10
Khu trục hạm USS John S. McCain thuộc Hạm đội 7 Thái Bình Dương, của Hải quân Hoa Kỳ đã cặp vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong chuyến viếng thăm chính thức thành phố này.
Chuyến viếng thăm này trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa
Dịp này, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng ra thông báo cho hay, hạm đội 7 của Mỹ sẽ cùng với hải quân Việt Nam tổ chức các hoạt động hợp tác hỗn hợp giữa đôi bên, trong thời gian một tuần lễ.
.
Tăng cường quan hệ song phương
Khu trục hạm John McCain do hải quân trung tá Jeffrey Kim chỉ huy gồm trên 300 sĩ quan và thủy thủ, lần đầu tiên đến thăm Đà Nẵng. Trong bốn ngày lưu lại nơi đây, thủy thủ đoàn Hoa Kỳ có nhiều chương trình trao đổi với phía hải quân Việt Nam về một số công tác phi tác chiến như tìm kiếm, cứu nạn trên biển, trao đổi kinh nghiệm, huấn luyện chuyên môn cho 50 sĩ quan hải quân Việt Nam, tổ chức các buổi khám chữa bệnh y tế, nha khoa, cùng các hoạt động xã hội phục vụ cộng đồng, tranh tài thể thao.
Theo phó đô đốc Ron Horton, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, hạm đội 7 Thái Bình Dương của hải quân Mỹ thì chuyến thăm kỳ này cùng các hoạt động trao đổi biểu hiện mối quan hệ ngày càng bền chặt hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, giúp hải quân hai nước tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng mối liên hệ quan trọng trong tương lai.
Hải quân trung tá Jeffrey Kim, hạm trưởng USS John McCain nhấn mạnh tại buổi lễ tiếp đón ở cảng Tiên Sa rằng, sự xuất hiện của các chiến hạm Mỹ tại các hải cảng Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược đối với quốc gia này, đồng thời chứng tỏ thế quân bình trên lãnh vực quốc phòng tại khu vực này. Vẫn theo trung tá Jeffrey Kim thì Washington và Hà Nội cùng nhau góp sức trong việc duy trì an ninh hàng hải, vì điều đó góp phần rất lớn trong kế hoạch tăng cường hợp tác kinh tế và ngoại giao giữa đôi bên. Ông tin rằng, trong tương lai Hoa Kỳ và Việt
.
Từ Hà Nội, Đại Tá Hải Quân Quách Hải Lượng, thuộc Quân Đội Nhân Dân Việt
“Gần đây quan hệ Việt Mỹ tăng lên rất tốt, có lợi chung cho hòa bình trong khu vực và trên thế giới, sự hợp tác giúp đỡ cho việc giữ gìn hòa bình. Đứng về phía hải quân thì 2 bên cùng có nỗ lực, có cố gắng để xúc tiến việc này, chứ không có ảnh hưởng gì cả, không tác động đến vấn đề khác đâu, có lợi cho cả 2 bên. Tư lệnh hải quân chúng tôi, cấp trên, người ta có kế hoạch, phát triển hải quân , tăng cường quốc phòng, là quyền chính đáng bảo vệ tổ quốc nên cần phải phát triển. Việt Nam rất vui mừng khi hợp tác với các nước lớn, không chỉ với Mỹ mà còn với Nga cùng các nước khác trên thế giới.”
.
Trong những năm gần đây, hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm Việt Nam, năm 2008 có hai chiến hạm Mỹ cập bến cảng Việt Nam. Năm 2009, lần đầu tiên phái đoàn quan chức Việt
Hiện nay bệnh viện hàng không Orbis của Hoa Kỳ cũng đang có mặt tại Đà Nẵng để giúp khám chữa bệnh cho cư dân miền Trung Việt Nam, đồng thời tổ chức tập huấn cho một số bác sĩ, y tá trong khu vực Đà Nẵng và lân cận.
.
Bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông
Tin và hình ảnh về chuyến viếng thăm của các chiến hạm Mỹ tại Việt
“Đây là một sự tiến triển rất tốt đối với Việt Nam, Biển Đông đang là vấn đề rất phức tạp, Trung Quốc có manh tâm sẽ chiếm đóng khu vực đó, biến thành lãnh hải riêng của họ. Chuyện này, thật sự không thể nào chấp nhận được, hải quân Việt Nam nhỏ nên một mình khó bảo vệ hữu hiệu lãnh hải của mình, ở Biển Đông. Đây cũng là một vấn đề quốc tế nữa, cho nên nếu có sự tham gia của Hoa Kỳ và có sự cộng tác với Việt Nam, thì đây là một đường lối rất tốt, để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam ở Biển Đông.”
.
Theo giới quan sát thời cuộc quốc tế thì chuyến viếng thăm dồn dập của các chiến hạm Hoa Kỳ đến Việt Nam có thể gây phản ứng quyết liệt từ phía Bắc Kinh, xem đó là một hành động khiêu khích tương tự như họ từng chỉ trích cuộc tập trận quy mô giữa Hoa Kỳ với Nam Hàn. Vào dịp đó, Bắc Kinh cũng phóng ra một cuộc thao đợt quân sự hùng hậu, huy động trên 10 ngàn binh lính với sự yểm trợ của các đơn vị hải lục, không quân Trung Quốc.
Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long, giáo sư khoa Lịch sử Á Đông, Viện Đại học Maine, Hoa Kỳ cho biết nhận định của ông:
“Mỹ với Việt Nam gần đây nhích lại gần nhau, cũng vì sự đe dọa an ninh từ phía Trung Quốc trên vùng Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Á nói chung. Sự hiện diện của Mỹ nơi đây, là muốn gởi một tín hiệu cho Trung Quốc là không nên quá hiếu chiến và gây sự. Việt Nam và Trung Quốc gần đây có nhiều sự cố, Việt Nam cần bảo vệ an ninh của mình, nên Hà Nội có quan hệ với các nước khác, trong đó có Mỹ. Sự hiện diện của Hoa Kỳ hiện nay, giúp phối hợp các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, trong đó có Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật, đây là vấn đề có lợi chung cho tất cả mọi người, trong đó có cả Trung Quốc.”
.
Phía
Giới truyền thông quốc tế nhận định rằng, lâu nay, Hà Nội tỏ ra rất nhạy cảm, tránh phật lòng Bắc Kinh, tuy nhiên với sự xuất hiện trên vùng biển Việt Nam của hạm đội 7 của Hoa Kỳ lần này, dường như Hà Nội có thể tự tin hơn trong phát ngôn cũng như ứng xử với nước láng giềng khổng lồ này.
.
Theo dòng thời sự:
Biển Đông nổi sóng-chiến hạm Mỹ ghé thăm Việt Nam
Tàu USS Muslin cập bến Đà Nẳng
Hai chiến hạm Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Đà Nẵng
Chiến hạm USS John S. McCain thăm VN là dấu hiệu tốt
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
BÁO CHÍ TRUNG QUỐC BÌNH LUẬN VỀ CHUYẾN VIẾNG THĂM CỦA TÀU CHIẾN MỸ Ở ĐÀ NẴNG
Bình luận về chuyến thăm của tàu chiến Mỹ
BBC
Cập nhật: 04:52 GMT - thứ tư, 11 tháng 8, 2010
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100811_shipcall_opinion.shtml
Thượng Nghị sỹ John McCain nói chuyến thăm của khu trục hạm mang tên cha ông tới Việt Nam là tín hiệu "lịch sử và đầy hy vọng" cho quan hệ giữa hai nước cựu thù.
Trong khi đó báo Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các nước láng giềng đang có ý định xích lại gần Mỹ.
Ông McCain ra thông cáo nhân việc tàu John S. McCain cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng: "Chuyến thăm của khu trục hạm USS John McCain tới Việt Nam là một sự kiện mang tính lịch sử và đầy hy vọng".
"Việt Nam đang trở thành một trong các đối tác quan trọng và hứa hẹn nhất của nước Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương."
Thượng Nghị sỹ Cộng hòa từng thua cuộc trước ông Barack Obama trong cuộc bầu cử 2008 từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Ông cũng từng phải ngồi tù ở Bắc Việt Nam tới sáu năm và được trả tự do năm 1973.
Khu trục hạm John S. McCain với thủy thủ đoàn 270 người tới Đà Nẵng trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang gia tăng căng thẳng.
Ông McCain viết trong thông cáo: "Chuyến thăm hôm nay mang ý nghĩa lịch sử to lớn, đặc biệt đối với tôi và gia đình tôi. Thế nhưng tầm quan trọng thực sự của chuyến thăm này cần được đánh giá bằng tín hiệu mà nó đưa ra về tương lai quan hệ Việt-Mỹ".
"Mối quan hệ này đã tiến một bước dài, nhưng tiềm năng mới thật là to lớn. Và tôi tin tưởng rằng dần dần hai quốc gia chúng ta cùng với nhau sẽ đóng góp cho an ninh, sự phồn thịnh; và một ngày nào đó, cho sự tự do của tất cả các nước và các dân tộc Đông Nam Á."
.
Cái giá phải trả
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về 'cái giá phải trả' về mặt kinh tế khi các nước láng giềng ngả về phía Mỹ.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo đối ngoại bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc xuất bản tại Bắc Kinh, nhận định rằng "ý định của Hoa Kỳ thật đã rõ ràng: khuấy động tâm lý chống Trung Quốc tại các nước trong khu vực".
Tờ này chỉ ra động thái gây quan ngại là mới đây Mỹ-Việt đã thảo luận hiệp ước về năng lượng hạt nhân, trong đó có thể cho phép Việt Nam làm giàu uranium, bước quan trọng tiến tới sản xuất vũ khí nguyên tử.
"Mỹ đang tìm cách củng cố ảnh hưởng rải rác khắp nơi trong khu vực. Trong chừng mực nào đó, Mỹ có thể làm như vậy."
Hoàn Cầu Thời báo cho rằng Mỹ đang lợi dụng việc các nước láng giềng của Trung Quốc e dè trước sự lớn mạnh của Bắc Kinh.
Theo báo Trung Quốc, "ngay sau khi Mỹ tuyên bố rằng Biển Đông nằm trong mối quan tâm quốc gia của mình, Việt Nam bắt đầu tăng cường phản đối các hoạt động hợp pháp của Trung Quốc" ở đây.
Câu hỏi đặt ra là: liệu liên minh Mỹ-Việt có đơm hoa kết trái hay không?
Câu trả lời là: "khó có khả năng, vì nó cũng giống như liên minh chết yểu giữa Liên Xô và Việt Nam những năm 1970".
Tờ Hoàn Cầu chỉ ra rằng tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Tập thể Đông Nam Á mà Mỹ khởi xướng thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhằm đối chọi với Trung Quốc đã phải giải tán năm 1976 vì bất đồng nội bộ và chính sách không nhất quán.
Trong khi đó, "quyền lực kinh tế của Trung Quốc đã mang lợi ích lại cho các nức nhỏ hơn trong khu vực và lập nên mô hình phát triển để các nước này noi theo".
Trung Quốc là cường quốc trung tâm, có ảnh hưởng văn hóa và sản xuất tiên tiến.
Báo Trung Quốc khẳng định: "Bất cứ ý đồ nào muốn đối chọi Trung Quốc bằng cách dựa vào ngoại giao và quân sự Mỹ đều sẽ phải trả giá bằng kinh tế".
"Các nước trong khu vực phải nhìn thấy điều này."
Tờ báo khuyến khích Bắc Kinh tiếp tục giành ảnh hưởng thông qua việc cấp viện kinh tế và ổn định khu vực, nhất là tăng quan hệ với các nước không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
.
.
Chiến đấu cơ, tàu sân bay Mỹ biểu diễn trên biển Đông (VNN)
No comments:
Post a Comment