Từ 1/8, quán game tại Hà Nội bị cắt mạng sau 23h tối
Thứ năm, 29/7/2010, 11:30
Sở cũng sẽ tổng kiểm tra các đại lý Internet trên địa bàn và bắt đầu thực hiện việc xử lý từ 16-8.
Giải pháp này cùng với việc ngừng cấp phép cho các game online (GO) mới đã được lãnh đạo Bộ TT&TT thống nhất trong cuộc họp hôm 27-7. Các giải pháp này nhằm giải quyết tình thế, trước khi một bộ quy chế về quản lý GO chính thức được ban hành. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi đặt ra về tính khả thi của việc cắt đường truyền Internet.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Hoàng Liên - Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) cho biết: VDC ủng hộ hoàn toàn với giải pháp của Bộ TT&TT đưa ra. Tuy nhiên, việc các đại lý Internet, các cửa hàng GO có thể mượn đường truyền của nhà hàng xóm hoặc đăng ký nhiều đường truyền của các nhà cung cấp Internet khác nhau là rất dễ xảy ra.
Thực tế khảo sát của PV cho thấy, một số đại lý cũng đã sẵn sàng lên những phương án như vậy để ứng phó với quyết định này. Ông Liên cho biết, muốn thực hiện hiệu quả giải pháp cắt đường truyền này, các cơ quan chức năng phải lên kế hoạch hành động cụ thể; trong đó phải có sự tham gia của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
* Sáng 28-7, Sở TT&TT Hà Nội cũng thông qua kế hoạch để quản lý GO. Theo đó, từ 1/8, Sở bắt đầu thực hiện các giải pháp buộc các đại lý Internet ngừng hoạt động sau 23 giờ bằng việc việc cắt đường truyền Internet.
Trước hết, Sở yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và các đại lý ký cam kết và bổ sung điều khoản ngưng cung cấp dịch vụ sau 23 giờ vào hợp đồng. Sở cũng sẽ tổng kiểm tra các đại lý Internet trên địa bàn và bắt đầu thực hiện việc xử lý từ 16/8.
.
Theo Nông thôn ngày nay
.
.
.
Giới nghiêm Internet: Chuyện thằng Cam con Quýt
Đào Tuấn
Đăng ngày: 14:05 28-07-2010
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=3005
Lệnh cắt đường truyền Internet các đại lý sau 23h đêm đã được các quan chức Bộ Thông tin và truyền thông chính thức đưa ra hôm qua sau nhiều tháng tranh cãi việc cấm...Game online. Oh hay, cho xin cái bông ngoáy tai, Tại hạ vẫn chưa hiểu được bằng cách nào mà Bộ Thông tin và truyền thông lại biến được GO thành Internet và biến Internet thành GO để biến cái tội thằng Cam thành cái tát cho con Quýt. Mặc dù Cục trưởng Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ TT&TT) ông Lưu Vũ Hải chắc như đinh đóng cột trên Tiền Phong rằng: "Đây chỉ là biện pháp để thực thi chứ không phải chính sách, quyết định mới" nhưng xem ra GO chỉ là một nạn nhân cho các quan chức hướng tới một chính sách giới nghiêm Internet, thực ra cũng chả mới vì đã được áp dụng rộng rãi ở Cu Ba, Ở Triều Tiên, ở Trung Quốc và ở Afganistan dưới thời Taliban.
Cho đến trước lệnh cấm, hoàn toàn chưa có bất cứ một cuộc điều tra xã hội học chính thức về sự nguy hại của GO. Căn cứ của lệnh cấm chỉ là thái độ của quan chức một vài Sở TT và TT, chủ yếu là Hà Nội và TP HCM (Đà Nẵng ăn theo nói leo mới chỉ nhảy vào lửa được vài ngày nay), phát biểu của đại biểu QH Nguyễn Thiện Nhân tại nghị trường và một vài bài báo mang hơi hướng kiểu "Sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa đã từng chơi GO".
Tại hạ, một người viết báo đã từng nghiến răng, rồi cười nhạt về câu chuyện một vài vụ việc giết người cướp của, đếm chưa hết số ngón của một bàn tay, được "Cơ quan điều tra" xác định có động cơ là vì túng tiền trả Net, hoặc cụ tỉ hơn là túng tiền cho việc chơi GO. Óc tưởng tưởng hoang đường một cách bệnh hoạn của mấy tay điều tra viên trán ngắn? Biểu hiện "chí tuệ" một vài người tự xưng là nhà báo? Mà ngay cả cái thứ động cơ này giả sử có được đưa ra để thêm chất văn, để tô điểm cho mấy cái kết luận điều tra, thì phải nói một cách logic rằng: Đó là lỗi của tiền, chứ đâu phải của GO? Không lẽ khi có một nghi phạm hiếp dâm khai rằng động cơ phạm tội là vì cái cô gái nạn nhân kia mặc cái váy ngắn quá, khoét cái cổ đầm sâu, và cặp giò muối trắng quá, thì liệu Bộ Văn hóa sẽ ra lệnh cấm váy ngắn, cấm cổ sâu hay cấm cả chân trắng ra đường? Liệu hình luật có phải sửa đổi để thay vì ngăn chặn và trừng trị hành vi phạm tội sẽ thành ra để cấm đối tượng vật chất có thể, hoặc không thể là nguyên nhân phát sinh tội phạm, tệ nạn?
Cái chung quy, cái rút cục của những lệnh cấm kiểu này, theo thiển ý của Tại hạ, thực chất là do vấn đề nhìn nhận về tự do cá nhân trong xã hội Việt Nam nửa mùa. Nếu như quyền tự do, trong đó có tự do thông tin được tôn trọng trong thực tế thì mỗi một cá nhân hoàn toàn có quyền vào Internet xem bất cứ những gì họ muốn (mà không bị chặn bởi tường lửa), chơi bất cứ thứ gì họ thích, làm bất cứ cái gì không động chạm đến tự do của người khác, thậm chí được quyền nghiện GO nếu thế giới trong game họ thấy thích, nhiều khi với lý do nó còn thật hơn thế giới đạo đức giả ngoài xã hội. Vì bởi họ đã bị ràng buộc bởi tính phải tự chịu trách nhiệm về hậu quả hành vi của mình, cũng đã được ghi trong luật rồi cơ mà.
Trước khi lệnh cấm này được ban hành, Sở TT và TT TP HCM đã có tới 4 kiến nghị trong việc quản lý GO. Một trong số kiến nghị là cấm hoàn toàn việc quảng cáo các sản phẩm GO. Quy định này quả thực là ấu trĩ. Nhưng sự ấu trĩ đó giờ lại được coi là điều bình thường khi ngay trên diễn đàn Quốc hội, người ta, bất chấp cả sự lịch sự tối thiểu là phải biết mình đang nói cái gì, đã dám bô bô rằng GO độc hại như ma túy.
Đã có lần nói tới nhưng giờ có lẽ nhắc lại cũng không hề thừa rằng Tại hạ cam đoan là trong số cả chục vị đang đòi cấm GO hiện giờ chắc không có một vị nào đã từng chơi. Chưa từng chơi, nhưng đã từng nghe người ta- có thể là một quan chức chưa từng chơi khác- nói là nó có hại nên phải vội vã khẳng định nó gây nghiện như ma túy. Nói để người ta khỏi báo là mình chả biết cái quái gì.
Theo lối tư duy này, một xã hội muốn trong sạch tốt đẹp ưu việt thì phải cấm Internet, cấm đàn bà và nhất là phải cấm tiền bới ngẫm ra, tiền mới là "động cơ" phạm tội nhiều nhất?
.
.
.
No comments:
Post a Comment