Sunday, August 1, 2010

TẦNG LỚP TINH HOA MỚI CỦA TRUNG QUỐC RỜI BỎ ĐẤT NƯỚC

Di cư, tng lp tinh hoa mi ca Trung Quc ri b đt nước

Nguồn: Kristin Kupfer, Zeit Online

bums, X-Cafe chuyển ngữ

29.07.2010

http://www.x-cafevn.org/node/748

Hệ thống pháp luật và xã hội đối với họ không đảm bảo: tầng lớp trung lưu có trình độ của Trung Quốc đã ra đi. Họ nhắm đến Hoa Kỳ và Canada.

"Đã thế thì đi ngay ra nước ngoài sống" - mới một vài năm trước đây, có thể bà He Bing (tên đã được thay đổi), một người làm nghề quản lý văn phòng ở Bắc Kinh, đã cười khi nghe câu nói như vậy. Mặc dù bà ta khi đó cũng đã có những lo lắng cho kết quả học tập của đứa con trai hiếu động của mình vì sợ rằng nó sẽ không kham nổi hệ thống thi cử cứng nhắc. Nhưng bà He đã có một công việc mà bà ưa thích, chồng của bà cũng đang bận rộn lập công ty e-learning riêng của anh ta cơ mà. Tại sao sau đó lại nghĩ đến chuyện di cư, và đặc biệt là, đi như thế nào?

Tuy nhiên gần đây bà ta ngày càng nghe thấy từ nhiều người quen luôn chỉ có một điều giống nhau: Chúng tôi muốn đầu tư vào Mỹ hoặc Canada, muốn có được một giấy phép cư trú dài hạn tại các quốc gia này và sau đó đem các cháu sang học phổ thông hoặc đại học tại đó. "Bạn bè, quảng cáo, truyền thông dường như đột nhiên tất cả đều xoay quanh chuyện di cư", người đàn bà 44 tuổi nói, "và bây giờ chúng tôi cũng muốn bỏ thời gian để tìm hiểu chuyện này."

Có nhiều ngưòi có bằng cấp, có đời sống phong lưu ở nước Cộng hòa Nhân dân này cũng đã nghĩ như bà He. Theo thống kê chính thức, năm ngoái đã có tới 650000 người Trung Quốc được phép thường trú tại Hoa Kỳ - bằng cỡ khoảng một phần năm số người Trung Quốc đang sống tại Hoa Kỳ. Tình hình cũng tương tự như vậy ở Canada: năm ngoái đã có thêm 250000 người Trung Quốc mới nhập cư nhập vào con số 1300000 người Canada gốc Trung quốc đang sống ở đây. Phần đông trong số đó thuộc vào tầng lớp ưu tú nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo hiện tượng "chảy máu chất xám" và "tiền chảy ra nước ngoài". "Liệu có phải đó là dấu hiệu về sự khủng hoảng của một quốc gia bị phá sản?", thậm chí tờ báo của Chính phủ Guoji Xianqu Daobao (International Herald Leader) cũng đã phải đặt ra một câu hỏi như vậy.

Joe Dong (tên đã được thay đổi), người tư vấn của bà Bing thuộc văn phòng Henry Global Consulting Group của Canada tại Bắc Kinh không nhận thấy tình hình ở mức độ trầm trọng như vậy. Cho dù ông ta không phải là không nhận ra được động cơ của những người di cư tiềm năng như là một cảm giác khủng hoảng. "Nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ đó là hệ thống giáo dục ở đây quá cứng nhắc và những lợi ích xã hội họ nhận được quá thấp", ông Ding nói, "Những nhà kinh doanh đang lo lắng cho tính bất ổn của pháp lý và giá bất động sản cao." Chỉ riêng viêc được cấp một giấy phép thường trú để có thể dễ dàng đi du lịch qua Mỹ, Canada hay Úc theo Dong cũng đã có một vai trò rất lớn.

Đặc biệt những ai được đào tạo tốt và có trình độ nhưng không có cơ hội thì họ thử tìm vận may trong cái gọi là "nhập cư kiểu đầu tư". Năm ngoái, số lượng đơn xin đầu tư vào Mỹ đã tăng lên 1000, gấp đôi so với năm 2008. Để làm như vậy họ phải chi $500,000 vào một dự án được chỉ định hoặc vào một công ty mới thành lập. Canada năm qua đã có kế hoạch tạo 2055 địa điểm nhập cư đầu tư. Một nửa trong số đó theo số liệu thống kê của Canada do người Trung Quốc tham gia. Cuối tháng sáu, chính phủ ở Ottawa đã nâng giới hạn tổng tài sản và giới hạn đầu tư lên thêm 50% nghĩa là lên đến 1.200.000USD hay 600.000 đô la Canada.

Mặc dù có làn sóng di cư nhưng hiện nay việc quyết định ra đi vẫn phải xem xét kỹ càng, ông Dong nói. Ngày xưa phần đông những người nhập cư có tay nghề thấp, chủ yếu là trong thập niên tám mươi và chín mươi, do sự kỳ vọng quá cao vào "miền đất hứa", họ đã leo lên một con tàu hoặc một xe tải nào đó để thực hiện một cuộc hành trình gian khổ đến Mỹ hoặc châu Âu. Ngày nay bên cạnh thông tin trên Internet nhiều khách hàng của ông ta cũng đã từng ra nước ngoài và có người thân hay có các mối liên hệ kinh doanh. Trong khi tư vấn Đong cũng chỉ ra cho khách hàng của mình thấy những khó khăn về mặt ngôn ngữ hay văn hóa. "Không phải đối với ai việc di cư cũng là một sự lựa chọn đúng", ông nói.

Tuy nhiên, đặc biệt là nhiều thành viên của tầng lớp trung lưu họ cảm thấy, họ không có sự lựa chọn nào khác, nhà triết học Xu Youyu đã nói như vậy. Hệ thống luật pháp lỏng lẻo của Trung Quốc không thể đảm bảo cho tài sản của họ, không thể tạo cho họ một cuộc sống bình yên, Xu viết trong một bài tiểu luận gần đây, "một xã hội công bằng có thể đảo ngược dòng chảy của sự di cư". Ở Trung Quốc người ta quá bị phụ thuộc vào việc hối lộ và các mối quan hệ. "Công lý là cội nguồn của niềm tin", nhà tư tưởng cảnh báo, "chỉ có một xã hội công bằng, người ta mới có cảm giác gắn bó."

Nhà xã hội học Yu Jianrong, cùng làm việc với Xu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cũng có cái nhìn tương tự. Ông cũng cho rằng việc tìm kiếm thẻ xanh gần đây (Green Card)là lối thoát hiểm khi cần thiết đối rất nhiều người. "Xã hội Trung Quốc không có luật pháp", ông Yu nói, "và vì vậy nhiều người cảm thấy không an toàn, họ lo sợ cho tương lai". Người ta không thể nào biết được cái gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Điều này, mỉa mai thay cũng đúng cho tầng lớp quyền lực của Trung Quốc. Những cán bộ đã vơ vét tích lũy được một đống tài sản thông qua việc lạm dụng quyền lực, họ lo lắng rằng một ngày nào đó họ sẽ phải bị quy trách nhiệm. "Do đó, tốt nhất họ chuyển tiền của họ ra nước ngoài và cho con cái của họ ra nước ngoài định cư", ông Yu nói.

Chính ngay cả ông Dong cũng đã không bác bỏ nhận xét này. Nhưng đó chỉ là một số ít, ông ta nói. Số đông hầu hết vẫn còn tiếp tục quan tâm đến việc gìn giữ hoặc gia tăng các nguồn thu nhập hợp pháp của họ. Ý nghĩa của thẻ xanh, vì vậy về trung hạn sẽ không còn lớn đối với nhiều người. Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa và do đó hệ thống giáo dục và pháp luật sẽ tiếp tục được cải tạo về cơ bản, Dong quả quyết. Kiểu gì thì di cư cũng không bao giờ là con đường một chiều: "Ngay cả khi ở nước ngoài, người Trung Quốc vẫn luôn luôn gắn bó với Trung Quốc lục địa, và như vậy kiến thức và vốn sẽ chảy quay trở lại."

.

.

.

No comments: