Những cuộc trao đổi giữa Nguyễn Hữu Đang và Heinz Schütte tại Hà Nội
Heinz Schütte
11/08/2010 2:00 chiều
http://www.talawas.org/?p=23371
.
Những cuộc trao đổi giữa Nguyễn Hữu Đang và Heinz Schütte tại Hà Nội những ngày 21 và 24 tháng 5, 3 và 22 tháng 6 năm 1999, 30 tháng 10 và 2 tháng 1 năm 2000, 15 tháng 10 năm 2002
TT dịch từ nguyên bản tiếng Pháp
.
talawas – Trong kì cuối của công trình nghiên cứu về phong trào Nhân văn – Giai phẩm của tác giả Heinz Schütte, chúng tôi đã đăng bản tiếng Pháp. Nay nhận được bản dịch của dịch giả TT, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu cùng độc giả cuộc trò chuyện quan trọng này.
______________
.
(Trích)
Chiều 21 tháng 5 năm 1999, ông Nguyễn Hữu Đang đã gửi lại nhà tôi ở Hà Nội lời nhắn sau:
“Ông Heinz Schütte thân mến,
Nhờ có sự sốt sắng của nhà thơ Vũ Cận mà tôi được biết ông có nhã ý muốn gặp tôi trong thời gian ông lưu lại Hà Nội. Tôi xin lập tức thưa với ông rằng tôi rất vui lòng gặp một người bạn của G. Boudarel, người mà tôi rất kính trọng. Xin ông toàn quyền sắp xếp các chi tiết của buổi gặp gỡ trừ việc chọn thời gian và địa điểm là việc hai chúng ta phải thoả thuận, có thể qua một cuộc điện đàm do ông chủ động. Xin gọi số máy 7.560.391, tốt nhất là từ 14 đến 21 giờ hàng ngày.
Xin chúc ông mọi sự tốt đẹp.
(ký tên) Nguyễn Hữu Đang”
Sau đó là nhiều cuộc gặp gỡ…
.
Nguyễn Hữu Đang: Tôi sinh ở Thái Bình năm 1913, năm con Trâu. Loài trâu bị kết án phải sống một đời bạc bẽo; làm nhiều mà hưởng rất ít… (cười to). Tôi thích mùa đông hơn mùa hè. Tôi hợp với cái rét hơn. Bùi Tín đã viết thư cho tôi, khuyến khích tôi viết hồi ký… Tôi đã viết một bản tóm tắt tiểu sử: (ông dịch từ tiếng Việt).
Tóm lược quá trình hoạt động xã hội của Nguyễn Hữu Đang. Đây là một kiểu tiểu sử, tức là bắt đầu từ 1929-1931; 1932-1936, 1937-1939, 1938-1945, 1943-1946, 1944-1945, 1946-1948-49-54, 56 Nhân văn-Giai phẩm. 1958-1973 nhà tù, 1990 phục hồi một phần, về hình thức. 1992 sinh nhật thứ 80, do bạn bè nhà văn và trí thức tổ chức – ôi, thật vĩ đại! (Ông khoe các tấm ảnh và chỉ:) Nơi ở của Phùng Quán, nhà thơ và vợ ông, Phùng Cung (?) – đây là một đôi câu đối… họ của Phùng Cung và Phùng Quán: ta gặp thời điểm hiện tại – Đương là Đang… Phùng là Phùng Cung… trong thời đương đại, Đang… trật tự mới, chúng ta đang ở trong thời hiện đại; Đang là một trang nam tử tuấn tú… Chữ của một nhà thơ tài năng quanh khung cửa. Đây là lời chúc mừng – Phùng Cung, tức là hai người tổ chức… lời mừng thọ Nguyễn Hữu Đang… ở đây Phùng Quán là người phụ tá. Đây là cây xương rồng quàng băng đỏ: xương rồng là biểu tượng của Nguyễn Hữu Đang; một cuộc sống khô khan nhưng hào hiệp. Cuối cùng, ông đọc một bài thơ ca ngợi cây xương rồng, bài thơ kết thức như sau: ‘Xương rồng, ôi xương rồng, mi có phải là xương rồng thực? hay mi là xương của một tráng sĩ trong hình dạng xương rồng?’ (cười lớn)…
Bản tóm lược này tôi sẽ chỉnh sửa đôi chút rồi cho đánh máy và gửi cho ông một bản…
… cuộc đời tôi giống như một chặng chạy đua, một chặng tiếp sức – có những chặng đua, chặng tiếp sức trong các hoạt động xã hội. Tôi đã tham dự một chặng đua tiếp sức như thế. Bây giờ, ở tuổi 86, tôi nghỉ ngơi – tôi có quyền cho mình nghỉ ngơi (ông cười).
.
Heinz Schütte: Gia tộc ông có truyền thống chính trị hay không?
Nguyễn Hữu Đang: Không, nhưng gia đình và mọi người xung quanh tôi ít nhiều đều có tinh thần chống Pháp. Mẹ tôi mù chữ, thất học, bà không biết đọc biết viết, nhưng nghe thấy người Pháp là bao giờ bà cũng gọi họ bằng một thành ngữ nhục mạ. Cha tôi không chống Pháp nhưng không phải là một công chức hành chính ngoan ngoãn. Ông là quan huyện nhưng không thân Pháp. Bên cạnh ông, anh tôi lại là người chống Pháp, anh tham gia cuộc bãi khoá của học sinh trường Kỹ nghệ Thực hành, bãi khoá chống tên hiệu trưởng tàn ác, đó là vào năm 1927/1928. Nhưng ngay vào thời ấy, năm 1928, đã có ông cậu (chồng bà cô ruột tôi), ông Lê Ngọc Rư là Bí thư Tỉnh uỷ
Chính ông Lê Ngọc Rư đã đánh thức tinh thần yêu nước và cách mạng của người anh cả tôi là Nguyễn Hữu Rung, học sinh trường Kỹ nghệ Thực hành Hải Phòng. Rung tham gia bãi khoá của học sinh chống tên hiệu trưởng độc ác Camboulive (?) và bị bỏ tù một năm. Anh tôi truyền cho tôi những ý tưởng tiến bộ và cho tôi bản chép những bài thơ yêu nước rực cháy như “Chiêu hồn nước” của Phạm Tất Đắc rất nổi tiếng vào thời đó khi đã bắt đầu có những hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính.
Năm 1929, được lôi kéo bởi những sự kiện chính trị nóng bỏng, tôi tham gia, mà không hiểu chủ nghĩa Marx là gì, Hội Học sinh do Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội chỉ đạo, đây là tổ chức có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở Trung Hoa…
Sau một năm hoạt động bí mật, tôi bị bắt bỏ tù. Năm sau, tôi bị đưa ra toà án tỉnh, nhưng nhờ còn ít tuổi (17 tuổi), tôi được hưởng biện pháp đàn áp có mức độ dành cho “các trẻ càn quấy” với án quản chế tại làng quê.
.
Heinz Schütte: Trong những năm 30 ông đã làm việc với Trường Chinh?
Nguyễn Hữu Đang: Tôi đã làm việc với Trường Chinh từ năm 1936, thời kỳ Mặt trận Bình dân. Tôi tham gia ban biên tập thường trực của tờ báo của Đảng với Trường Chinh và Trần Huy Liệu. Chúng tôi đã là bộ ba biên tập thường trực của tờ báo Đảng. Bộ ba Ban Biên tập thường trực tuần báo Thời nay, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 gồm:
Trần Huy Liệu, nhà cách mạng kỳ cựu, thoạt tiên là thành viên ban lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học, chuyển qua theo chủ nghĩa cộng sản trong ngục Côn Đảo và vẫn là người cộng sản có ảnh hưởng bên cạnh Ban Chấp hành Trung ương cho đến khi qua đời.
Trường Chinh: Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Nguyễn Hữu Đang: Cộng sản (trước khi chính thức gia nhập Đảng)
Tôi bắt đầu nghề báo từ năm 1937, vào thời kỳ phong trào Mặt trận Bình dân.
Trường Chinh sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1941, sau khi Nguyễn Ái Quốc (bí danh của Hồ Chí Minh) trở về Việt
Về mặt chính trị, tôi đi theo cách mạng không phải vì tin vào chủ nghĩa cộng sản. Trên thực tế, khi tham gia các hoạt động cách mạng bí mật, tôi hoàn toàn mù tịt về chủ nghĩa cộng sản. Tôi không biết gì về chủ nghĩa Marx, nhưng tôi tham gia các tổ chức bí mật của cộng sản. Năm 16 tuổi tôi rải mọi thứ truyền đơn cộng sản, tôi lưu hành mọi thứ báo chí cộng sản bí mật. Ngày 1/5 và ngày lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, tôi trèo lên cây, lên cột nhà đang xây để treo cờ đỏ búa liềm một cách dũng cảm, không sợ chết chóc, không sợ tù đầy. Nhưng tôi hoàn toàn mù tịt về chủ nghĩa cộng sản. Tôi tham gia cách mạng, tức là tham gia phong trào cộng sản chỉ là do tinh thần chống Pháp, lòng căm thù chủ nghĩa thực dân. 16 tuổi, mọi tổ chức chính trị tuyên bố đấu tranh chống thực dân Pháp tôi đều gia nhập, tôi sẽ gia nhập bất kỳ tổ chức nào – Đảng Cộng sản, Đảng X, Đảng Y, v.v…, bất kỳ đảng nào miễn nó là kẻ thù của của chủ nghĩa thực dân. Tôi thuộc về phe các kẻ thù của chủ nghĩa thực dân, chứ không phải phe chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản, tôi cóc biết. Chủ nghĩa Marx, tôi cóc biết. 16 tuổi, sao nhỉ – đấu tranh giai cấp, tôi cóc biết. Chuyên chính vô sản, tôi cóc biết. Không gì hết, tôi không biết gì về chủ nghĩa cộng sản. Tôi bắt đầu biết chủ nghĩa cộng sản là thế nào từ năm 1936 trong phong trào Mặt trận Bình dân, nhờ các sách báo từ bên Pháp được đưa sang tự do. Chính Mặt trận Bình dân đã tạo ra quyền uy của Đảng Cộng sản. Không có Mặt trận Bình dân, nhân dân Việt
… Với Hồ Chí Minh, tự do chính là dân chủ; với Hồ Chí Minh, dân chủ chính là tự do…
.
Heinz Schütte: Vậy đó chính là đề tài của cuộc đời ông. Những năm 1930 đến 1954: đấu tranh cho độc lập; từ 1954: đấu tranh cho dân chủ.
Nguyễn Hữu Đang: Chính xác là vậy! Hai giai đoạn, hai thời kỳ – chính xác. Để đấu tranh cho tự do, tôi đã bị chính quyền Pháp giam giữ hai lần trước Cách mạng tháng Tám. Và trong chặng thứ hai, tôi đã một lần bị bắt bởi chính quyền Việt
.
Heinz Schütte: Khi nào và tại sao có sự cắt đứt giữa ông và Trường Chinh?
Nguyễn Hữu Đang: Sau vụ đàn áp dẹp bỏ báo Nhân văn. Lập trường của tôi là ngoan cố, tức là không khuất phục kỷ luật của Đảng, điều đó hàm chứa một thái độ đối lập chính trị, thậm chí ly khai.
.
Heinz Schütte: Ông đã hợp tác với Hoàng Minh Chính ngay từ những năm 50? Ý tưởng của hai ông rất gần nhau.
Nguyễn Hữu Đang Tôi không bao giờ hợp tác với Hoàng Minh Chính, ngay cả trong những cuộc hội thảo hay trong việc tổ chức thanh niên hay trong việc xuất bản sách báo – tôi không bao giờ hợp tác với Hoàng Minh Chính, nhưng tôi là bạn của ông ấy từ năm 1939 trong phong trào xoá mù chữ. Chính trong phong trào ấy tôi đã quen ông ta, nhưng không có sự hợp tác chặt chẽ. Nhưng đó là một người bạn lâu năm…
.
Heinz Schütte: Ông đã tham dự Hội nghị Văn hoá Việt Bắc năm 1948?
Nguyễn Hữu Đang: Phải, tôi có mặt ở đó.
.
Heinz Schütte: Đã có sự bất hoà giữa ông và Tổng Bí thư Trường Chinh kể từ lúc ấy vì những luận thuyết của ông ta?
Nguyễn Hữu Đang: Có sự bất đồng giữa ông ấy và tôi, nhưng vì những lý do khác, thí dụ về việc phân công công tác cách mạng mà ông ấy quyết định cho tôi là không công chính; tôi đã chịu những hậu quả bất lợi từ việc ấy. Tôi chịu quá nhiều sự thay đổi không hợp lý. Sau này ông ấy đã thừa nhận sai lầm. Chính từ lúc ấy tôi rời bỏ địa hạt chính trị thuần tuý để hiến mình cho – đúng ra là trở về – các hoạt động văn hoá. Cuối cùng tôi đã đề nghị được nhận chức tổng thanh tra bình dân học vụ, lãnh trách nhiệm chi huy cuộc đấu tranh xoá mù chữ.
.
Heinz Schütte: Có phải những luận thuyết về văn hoá của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1941 là nền tảng của bản báo cáo của Trường Chinh năm 1948?
Nguyễn Hữu Đang: Trường Chinh đúng là người cách tân thực sự nền văn hoá Marxiste ở VN. Vào năm 1943 ông ấy đã biên soạn tài liệu mang tên “Đề cương văn hoá”. Ông quyết định đưa tôi trở lại chuyên môn cũ của tôi là trong lĩnh vực văn hoá và trao trách nhiệm cho tôi hoạt động trong giới văn nghệ sĩ trí thức để lập ra Hội Văn hoá Cứu quốc, hội này tồn tại đến tận năm 1948. Thực sự là tôi đã tổ chức Hội nghị Văn hoá Toàn quốc lần thứ nhất vào năm 1946 ở Hà Nội. Cái mà người ta gọi là Hội nghị Văn hoá 1948 chỉ là biện pháp tạm thời trong tình huống khó khăn của cuộc kháng chiến toàn quốc. Trong hội nghị này, Trường Chinh đã đọc một bài vốn chưa thể trình bày tại Hội nghị thực sự toàn quốc lần thứ nhất tổ chức năm 1946. Thực tế các thành viên Hội nghị 1948 hầu hết là đảng viên ở miền Bắc và họ chỉ thảo luận những vấn đề ít quan trọng.
.
Heinz Schütte: Những luận thuyết “Chủ nghĩa Marx và văn hoá” (1948) nói về cái gì, ông không hoàn toàn tán đồng nó?
Nguyễn Hữu Đang: Trong bài nói ấy (“Chủ nghĩa Marx và những vấn đề văn hoá Việt
.
Heinz Schütte: Ông cũng đã làm việc với Nguyễn Đình Thi?
Nguyễn Hữu Đang: Nguyễn Đình Thi chỉ hợp tác với tôi trong bước đầu của Hội Văn hoá Cứu quốc. Chúng tôi là hai tác giả của bản Tuyên ngôn của Hội[1] được xuất bản thành sách vào tháng 8 năm 1945 sau ngày chính phủ lâm thời trở về Hà Nội. Bản tuyên ngôn này được gợi hứng từ các ý tưởng của Mao Trạch Đông trong những bài nói chuyện ở Diên An. Đề cương Văn hoá của Đảng Cộng sản lấy lại những ý tưởng này làm nền tảng lý thuyết.
.
Heinz Schütte: Tôi có thể đề nghị ông nói về cuộc sống hàng ngày trong nhà tù?
Nguyễn Hữu Đang: Người ta thường hỏi tôi bí quyết nào đã giúp tôi sống một cách trọn vẹn cuộc đời mình trong nhà tù. Tôi khoẻ mạnh, tôi lạc quan, tôi tiếp tục biện luận về triết học, chính trị, v.v… nghĩa là tôi giữ một cuộc sống bình thường trong nhà tù một cách thoải mái. Tôi không biết đến phiền não, mệt mỏi, buồn đau, ân hận, thù hằn, không, không, không hề. Tôi sống một cách bình thường như ở nhà mình, cùng với những người tù khác.
.
Heinz Schütte: Với sách báo?
Nguyễn Hữu Đang: Không! Không! Đó là nhà tù khắc nghiệt nhất của Việt
.
Heinz Schütte: Ở đây, ở Hà Nội ư?
Nguyễn Hữu Đang: Không, ở Hà Giang, cách biên giới Trung Hoa 20 km, trên đỉnh núi cao 1000m – người ta mặc áo bông quanh năm, nhiệt độ trung bình xuống đến 10, đến 5 độ, ban đêm là 0 độ. Thế đó, nhà tù khắc nghiệt nhất.
.
Heinz Schütte: Vậy là không có sách…
Nguyễn Hữu Đang: Chẳng có gì hết! Không có chế độ cho tù chính trị, không, chúng tôi bị giam giữ như những tên tội phạm hình sự… Chính sự dửng dưng đã triệt tiêu mọi tác hại của nhà tù, mọi khổ não của nhà tù. Nhà tù, tôi không biết; sự đàn áp, tôi không biết. Sống và chết ở đây, với tôi cũng như nhau.
.
Heinz Schütte: Theo Schopenhauer (1819) thì thế giới là ý chí và biểu tượng (tưởng tượng) (Die Welt als Wille und Vorstellung)
Nguyễn Hữu Đang: Chính xác! Với tôi, trong tù, với tư tưởng của tôi, mọi hình thái sống, mọi cấp độ của văn minh trong mỗi sự sống, thật đa dạng – có hàng ngàn cách sống. Nhưng mọi cách sống đều giống nhau về bản chất. Tôi sống ở nhà mình, tôi sống với tư cách ông thứ trưởng, với tư cách nhà xuất bản, với tư cách nhà giàu, nhà nghèo – mọi hình thái sống. Với tôi chân lý ở trong Đạo học chứ không ở trong chủ nghĩa Marx.
Ngay khi chúng tôi đến nhà tù, người ta đã tuyên bố: Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết. Người ta đã tuyên bố thế – tổng giám thị nhà tù tuyên bố chính thức, công khai trước tất cả các tù nhân chính trị. Đã vào đây là không có ngày trở lại, không bao giờ ra khỏi nơi này. Cho dù án của anh là 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm – các anh cũng sẽ ở đây đến lúc chết. Vì sao? Vì các anh, lũ phản động, phản bội tổ quốc, phản bội cách mạng – các anh đáng chết. Vì lòng khoan dung, độ lượng, nhân đạo, mà chính phủ để cho các anh được sống, nhưng trả tự do cho các anh – không bao giờ! Trả tự do cho các anh là trả tự do cho hùm beo – các anh sẽ ở đây cho đến chết.
.
Heinz Schütte: Đó là diễn từ của Tố Hữu…
Nguyễn Hữu Đang: Án bao nhiêu năm chẳng quan trọng, chẳng đáng kể. Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới – không, anh không nhận được chút gì của bạn bè hay gia đình. Anh không có quyền nhận thăm nom, không tiếp xúc với bên ngoài. Anh chỉ sống chuyên giữa các anh với nhau, những người tù, những tù nhân chính trị. Thế giới của anh, nhân loại đối với anh là 200 người tù – không có những người đồng tổ quốc, đồng công dân; với anh, không có gì hết, chỉ có 200 người đồng ngục cùng một số phận… Tôi biết và được thông tin rõ về thái độ cuồng tín, cực kỳ chuyên chế, tàn bạo, bất nhân của Tố Hữu. Ông ta có mối đại thù với nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Chính Nhân văn – Giai phẩm đối với Tố Hữu là một kẻ thù không đội trời chung, nói như một thành ngữ Việt
.
Heinz Schütte: Vì sao?
Nguyễn Hữu Đang: Vì họ đã bị phong trào ấy phê phán. Phong trào ấy phê phán một thực trạng, nhưng thực trạng này được đại diện bằng con người Tố Hữu và Trường Chinh – sự độc tài, chuyên chế, sự chật hẹp của đường lối chính trị văn hoá… Tôi không biết người ta có diễn đạt sai bài xã luận mà tôi viết cho tờ báo số 6 không được phát hành hay không. Có thể đó là sự diễn đạt sai, diễn đạt lầm – một sự diễn đạt thổi phồng. Sự thổi phồng, hiểu sai ấy đã quan trọng hoá bài xã luận. Tôi đã nói về hiến pháp Trung Hoa, nó đề cao quyền tự do hội họp, biểu tình – với cả điều kiện mà chính quyền tạo cho người dân các phương tiện để hội họp, để tổ chức biểu tình. Điều đó được viết trong hiến pháp Trung Hoa. Vậy là tôi đã dẫn một đoạn để khẳng định rằng ngay cả trong các nước xã hội chủ nghĩa, các quyền tự do dân chủ có thể được tôn trọng. Thế là người ta vu khống bài xã luận, coi nó là một lời kêu gọi lật đổ, và với sự thổi phồng ấy hay là với một sự diễn dịch vu khống – tôi không biết đó là thiện ý hay ác ý, tôi không biết. Nhưng cuối cùng, chính cái xã luận ấy đã quyết định việc đóng cửa tờ báo và là mấu chốt buộc tội để toan tính một vụ xử án người chỉ huy của một phong trào ly khai. Sau khi tạm giam tôi ở nhà tù Hoả Lò Hà Nội, người ta đã muốn biến phiên toà xử tự do báo chí thành phiên toà xử gián điệp. Người ta đã dự phóng một phiên toà theo hướng ấy, nhưng lúc đó tôi không biết – người ta bảo tôi ăn mặc tử tế, cho tôi một bữa cơm no kềnh để đưa tôi ra trước toà với mấu chốt buộc tội là tội gián điệp. Nhưng tôi không biết có sự can thiệp nào – chờ đợi 7 tiếng, chờ đến 8 giờ, rồi đến 9 giờ, rồi đợi đến 10 giờ – ôi, hoãn rồi, hoãn rồi, về lại xà lim. Vậy là người ta thay đổi tội trạng – không có chuyện gián điệp. Mà chỉ đơn giản là một vụ phá hoại bằng những xuất bản phẩm: Trong các xuất bản phẩm, Nguyễn Hữu Đang và vài tên khác đã thực hiện một vụ phá hoại chính trị, theo nội dung bản án. Nhưng tuyên truyền không bỏ lỡ dịp nói về vụ gián điệp – người ta nói về nó, nhưng không truy cứu nó trước toà. Không có cáo trạng, không xét xử, người ta tiếp tục tuyên truyền cho mọi người tin rằng có một vụ, có những hoạt động gián điệp trong vụ án này. Đó là phương pháp cốt yếu của cộng sản. Nghĩa là người ta đưa ra những thông tin lập lờ – để anh tự do hiểu cách này hay cách khác.
.
Heinz Schütte: Ông đã tìm cách chạy vào
Nguyễn Hữu Đang: Chạy ra nước ngoài, không phải vào Nam, nhưng tôi đã đặt điều kiện: Nếu các anh giúp tôi đi ra một nước khác, tôi chấp nhận, nhưng vào Nam thì tôi từ chối, vì như thế hàm chứa cái ý phản bội, chạy sang phe địch, phe thù – tôi từ chối. Đó là một sự nhục nhã. Vào
Phải nói rằng chế độ nhà tù dành cho tù chính trị dưới ách thống trị thực dân nhân đạo hơn chế độ nhà tù cộng sản rất nhiều. Vì sao? Vì chế độ nhà tù thực dân ít nhiều cũng được kiểm soát bởi chính phủ chính quốc Pháp, tức là dưới sự kiểm soát của dư luận, tức là một bộ phận của sự kiểm soát ấy thuộc về công chúng và các tổ chức dân chủ, thí dụ như Liên đoàn Bảo vệ Quyền con người và Quyền công dân, và các tờ báo… Thật phi lý, nhưng là thực tế! Và chế độ tù chính trị trong các nhà tù cộng sản thì khắc nghiệt hơn chế độ dành cho thường phạm. Trong tù tôi đã tuyên bố với những người bên cạnh rằng nếu tôi biết có sự phân biệt ấy, tức là tù thường phạm (những người lầm đường lạc lối trong quần chúng) với tù chính trị (kẻ thù của nhân dân), nếu tôi biết có sự khác biệt ấy, thì tôi đã biến mình thành trộm cắp, lưu manh, sát nhân chứ không phải người cách mạng. Tôi sẽ không tham gia cách mạng mà tham gia các hoạt động của những kẻ phản xã hội kia. Tôi có khá đủ khả năng sống trong các nhà tù (ông cười). Trước hết, nét chủ yếu là thiếu lương thực. Có thể nói rằng trong nhà tù khắc nghiệt nhất, tù chính trị bị kết án phải chịu đói và rét triền miên. Chính cái đói, cái rét và bệnh tật – ba tác nhân làm suy kiệt sức khoẻ của những người tù chính trị. Tức là những người tù chính trị bị kết án phải chết từ từ. Kiệt sức vì đói, rét, bệnh tật, đó là một cái chết chậm – người ta chỉ chờ có cái chết. Theo quan điểm văn hoá tối thiểu trong tương lai hay trong cuộc sống thông thường của mọi người, những người tù chính trị của nhà tù, nhà tù của tôi, không có một tý thông tin nào, dù là qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, dù là qua báo chí, suốt trong 15 năm – không gì hết, không gì hết. Mỗi tuần lễ, toàn bộ thông tin là ông tổng giám thị tổ chức một cuộc họp tất cả tù nhân. Trong cuộc họp ấy tổng giám thị đưa ra những thông tin về cuộc chiến tranh Việt – Mỹ, những thắng lợi giành được đối với các lực lượng quân viễn chinh Mỹ – đó là thông tin duy nhất qua tiếng nói của tổng giám thị. Và tất cả là thế. Gia đình các tù nhân chính trị không biết số phận của con cái, anh em mình. Các thành viên gia đình còn sống hay đã chết – người ta không biết. Khi Hiệp nghị
.
Heinz Schütte: Trong làng ông, từ năm 1970, ông có liên lạc với “thế giới”?
Nguyễn Hữu Đang: Có, một chút thôi, một chút liên lạc – không cả sách báo, không có những cuộc họp mặt, chuyện trò, tiếp xúc… một chút liên lạc với thế giới, không nhiều và không đáng kể gì.
.
Heinz Schütte: Khi ra tù ông có tìm lại được gia đình?
Nguyễn Hữu Đang: Trước khi ra tù người ta cho phép tôi viết thư cho gia đình. Trước khi rời nhà tù, người ta cho phép hai người em của tôi lên thăm, mang cho tôi bánh trái, thịt, lương thực.
.
(Ngày 13 tháng 6 năm 1999, chúng tôi – Nguyễn Hữu Đang, vợ tôi và tôi – nói về Nhân văn – Giai phẩm; ông đề nghị tôi gọi điện thoại cho Lê Đạt để cho tôi có thể gặp ông ấy…)
Nguyễn Hữu Đang: Đó là một nhà thơ thông minh, có học thức và năng động. Tôi tin rằng ông ấy có thể có ích cho ông. Trong khi về phần tôi, từ mấy hôm trước tôi đã có ý định viết cho ông để trước tiên là xin lỗi về việc không trả lời bản câu hỏi của ông; thứ đến là để trình bày với ông hoàn cảnh của tôi không thuận lợi để viết ra những câu trả lời đòi hỏi mất hàng trăm trang giấy nếu viết cho đàng hoàng…
(Thay vì thế, tôi đọc vài câu) trong các câu hỏi của ông và trả lời ngay lập tức.
.
Heinz Schütte: Triết gia Trần Đức Thảo đóng vai trò gì trong Trăm hoa Đua nở, tức là trong phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm?
Nguyễn Hữu Đang: Vai trò của ông ấy không quan trọng. Ông ấy chỉ viết có một bài trong Giai phẩm nhấn mạnh sự cần thiết phát triển chủ nghĩa cá nhân. Thế là chống lại những công thức cộng sản-stalin muốn chủ nghĩa cá nhân bị gạt bỏ một cách triệt để. Trái lại, Trần Đức Thảo khẳng định phải phát triển chủ nghĩa cá nhân đến hết giới hạn bởi vì mọi sáng tạo văn hoá đều mang tính cá nhân. Không phải qua tập thể mà người ta có thể cung cấp những sáng tạo trong văn học, nghệ thuật, ngay cả trong khoa học. Khoa học, trong các khám phá khoa học, có sự đóng góp của tập thể, nhưng để đạt kết quả tích cực, cụ thể – thì bao giờ cũng là lao động cá nhân của một nhà bác học. Thời ấy Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản chống lại các quan điểm của Trần Đức Thảo. Nhưng ông chỉ viết có một bài báo, và trong bộ phận lãnh đạo phong trào Nhân văn – Giai phẩm, Trần Đức Thảo gần như đứng tách ra. Ông để cho chúng tôi toàn quyền đặt để.
.
Heinz Schütte: Ông có được mời dự lớp học tập chính trị của các nhà văn (trong 18 ngày) vào tháng 8 năm 1956?
Nguyễn Hữu Đang: Có. Không chỉ được mời, mà tôi có quyền tham dự. Trước khi có phong trào Nhân văn – Giai phẩm, tôi là một thành viên rất được tin tưởng của Đảng trong địa hạt văn nghệ. Người ta đã đề nghị tôi làm việc trong lớp học này, người ta đã đề nghị tôi tham gia tổ Văn 2 gồm các trí thức và nhà văn của Hà Nội cũ. Họ có học thức hơn các văn nghệ sĩ từ kháng chiến về. Vì có học thức, họ đặt ra những câu hỏi khó cho việc giảng bài, cho việc huấn luyện lý thuyết chính trị cho văn nghệ sĩ trong 18 ngày học ấy. Vì thế ban lãnh đạo cho rằng tôi phải tham gia cái tổ ấy để hướng dẫn việc nghiên cứu lý thuyết những tài liệu mấu chốt và bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. TNĐCS là một tài liệu tóm tắt toàn bộ học thuyết cộng sản một cách cô đọng. Cho nên phải có một thành viên ít nhiều có năng lực về vấn đề ấy để giải thích cho các trí thức cũ của thủ đô, những người đã từng đọc André Gide, Kravchenko v.v… Boudarel đã kể rất đúng những hoạt động của tôi trong lớp học 18 ngày ấy, Boudarel đã phản ánh đúng diễn biến của những cuộc tranh luận ấy.
.
Heinz Schütte: Ông có nghĩ rằng chế độ đã coi ông như thủ lĩnh chính trị của nhóm ly khai?
Nguyễn Hữu Đang: Tôi không bao giờ chối bỏ hay giấu giếm trách nhiệm ấy.
.
Heinz Schütte: Vì sao nữ tiểu thuyết gia Thụy An (tên thật Lưu Thị Yên) và chủ xuất bản Minh Đức lại bị đưa ra toà cùng lúc với ông?
Nguyễn Hữu Đang: Phiên toà tổ chức để kết tội tôi, Thụy An và chủ xuất bản Minh Đức có mục tiêu là bày ra trước công chúng một phiên toà xử những kẻ được coi như phá hoại chế độ cách mạng. Nguyễn Hữu Đang, kẻ tổ chức và lãnh đạo phong trào, Minh Đức, chủ xuất bản đáp ứng cho phong trào và Thụy An được coi là kẻ tranh cãi cuồng tín – ba tên phá hoại ấy phải được xét xử trong cùng một phiên. Đó là phiên toà xử vụ phá hoại chính trị. Thoạt tiên người ta định kết án tôi vì tội vi phạm luật xuất bản báo chí, nhưng sau đó người ta đã thay đổi mấu chốt buộc tội để trình bày tôi như một trong những tên đầu sỏ phá hoại chế độ về chính trị. Hơn nữa người ta đã coi Thụy An, với những quan hệ của bà với người Pháp trong thời chiếm đóng, đặc biệt với ông Maurice Durand, giám đốc Trường Viễn đông Bác cổ ở Hà Nội. Thế là người ta muốn trình bày ông Durand như một điệp viên được nhà cầm quyền Pháp để lại trước khi rút đi… Vậy là vì Thụy An có nhiều quan hệ với ông Durand và vì ông này bị nghi là gián điệp, nên người ta cũng nghi Thụy An. Và vì Thụy An bị coi như điệp viên, Nguyễn Hữu Đang có vài quan hệ với nữ tiểu thuyết gia và nhà báo Thụy An trong phong trào Nhân văn – Giai phẩm… Trước cách mạng, bà Thụy An đã xuất bản bào Đàn bà, bà là giám đốc, chủ nhiệm và chủ bút. Thế là người ta đã ghép các hoạt động của Nguyễn Hữu Đang với các hoạt động của bà Thụy An để trình bày Nguyễn Hữu Đang như một nhà văn và nhà báo có quan hệ mật thiết với gián điệp. Ngày xử án, báo Hà Nội mới chạy hàng tít lớn ngay trang đầu: Bọn gián điệp Nguyễn Hữu Đang và Thụy An đã bị toà án nhân dân xét xử và kết án 15 năm tù. Đó là một vụ án gián điệp. Trong khi xét xử tôi, người ta đã âm mưu kết án tôi như một điệp viên cùng với Thụy An, nhưng rồi họ đã thay đổi cáo trạng. Hôm đầu tiên, thoạt đầu họ tập trung buộc tội tôi như một điệp viên cùng với Thụy An, nhưng họ đã thay đổi cáo trạng để trình bày tôi như một trong những tên đầu sỏ phá hoại chế độ về chính trị. Và do đó tôi phải lãnh án 15 năm tù – không phải vì tội gián điệp mà vì tội phá hoại.
.
Heinz Schütte: Những văn nghệ sĩ gây tranh cãi năm 1956 đã được phục hồi vào năm 1986/1987… Ông có ở trong số được phục hồi?
Nguyễn Hữu Đang: Việc phục hồi được tuyên tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng sản lần VI với Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư. Nhưng trong quyết định ấy của Đại hội VI, một điều khoản phụ đã nói riêng rằng việc phục hồi chỉ một phần và không được công khai… mọi người đã bị kết án sai hay quá đáng phải được phục hồi nhưng chỉ một phần và không công khai… mọi người chỉ được hưởng sự phục hồi một phần. Và mọi người phải được phục hồi một cách kín đáo…
.
Heinz Schütte: Mà không thừa nhận sai lầm… “Một cách kín đáo” nghĩa là thế nào?
Nguyễn Hữu Đang: Không công bố – người ta không bao giờ công bố những người này hay những người khác được phục hồi – không, người ta không bao giờ nói. Ngay cả bây giờ. Nếu có ai hỏi: Đang có được phục hồi hay là không? Nhưng ông ấy chưa bao giờ được phục hồi, chẳng ai phục hồi cho ông ấy! Vì điều ấy không được công bố. Chỉ một cách kín đáo, nội bộ…
.
Heinz Schütte: … để không thừa nhận sai lầm?
Nguyễn Hữu Đang: Đảng Cộng sản Việt
.
Heinz Schütte: Tôi có thể công bố một bài viết về những cuộc gặp gỡ của chúng ta không? Điều gì không thể được công bố?
Nguyễn Hữu Đang: Không, ông không được công bố ngay cả một bài viết rất ngắn, về nguyên tắc, một sự cộng tác ngay cả chẳng có gì lập lờ với một người nước ngoài, về nguyên tắc nó phải được thông qua trung gian của các cơ quan an ninh, công an chính trị. Vì cuộc gặp của chúng ta không thông qua các cơ quan an ninh, nên một bài viết công bố ra có thể đặt thành những câu hỏi, những sự nghi ngờ: Nhưng ông đã làm gì với cái tay người nước ngoài ấy? Chúng tôi không kiểm soát các hoạt động của ông, và chúng tôi không biết quan điểm của tay ấy. Vì thế chúng tôi đặt ra những câu hỏi về chuyện ấy. Vậy thì – đừng nói gì hết. Đừng nói gì hết!… Tôi kể một thí dụ. Bà Thụy Khuê – ông biết bà Thụy Khuê chứ? Bà phóng viên đài phát thanh RFI (Radio France Internationale) đã đề nghị tôi một cuộc phỏng vấn về phong trào xoá mù chữ. Người ta cho phép tôi nói qua điện thoại giữa Pháp với Việt
*
Ông NHĐ mất ngày 8 tháng 2 năm 2007. Tôi tự thấy mình từ nay không còn bị ràng buộc bởi lời hứa không công bố gì hết về những cuộc gặp gỡ của chúng tôi.
(TT dịch theo bản công bố trên talawas ngày 02/8/2010)
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
[1] Chú thích của talawas: Một nền văn hóa mới của Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Đình Thi, Hội Văn hóa Cứu quốc (trong Mặt trận Việt Minh) xuất bản, Hà Nội, 1945; 50 trang, khổ 18,5 x 25 cm. Bản điện tử đăng trên talawas ngày 17 và 18/8/2009.
.
.
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (1)
Heinz Schütte
10/03/2010 11:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=17084
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (2)
Heinz Schütte
Bản dịch của talawas
12/03/2010 1:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=17129
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (3)
Heinz Schütte
Bản dịch của talawas
13/03/2010 11:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=17134
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (4)
Heinz Schütte
Bản dịch của talawas
14/03/2010 11:10 sáng
http://www.talawas.org/?p=17137
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (5)
Heinz Schütte
Bản dịch của talawas
29/03/2010 1:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=17140
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (6)
Heinz Schütte
Bản dịch của talawas
3/03/2010 11:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=18166
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (7)
Heinz Schütte
Bản dịch của talawas
04/04/2010 1:00 chiều
http://www.talawas.org/?p=18170
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (8)
Heinz Schütte
Bản dịch của talawas
13/05/2010 7:03 sáng
http://www.talawas.org/?p=20111
.
Heinz Schütte – Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (9)
Heinz Schütte
Bản dịch của talawas
20/06/2010 12:00 chiều
http://www.talawas.org/?p=21549
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (10)
Heinz Schütte
Bản dịch của talawas
31/07/2010 7:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=22790
.
Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (kì cuối)
Heinz Schütte
02/08/2010 7:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=22818
.
Xem toàn văn bản dịch tác phẩm này bằng bản PDF tại đây
http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2010/07/Heinz-Sch%C3%BCtte-Tram-hoa-dua-no-Final.pdf
.
.
.
No comments:
Post a Comment