Những người tù chính trị và các bản án sơ chung thẩm
Lê Trần Luật
Aug 13, '10 12:08 AM
http://lsletranluat.multiply.com/journal/item/19
Sự kiện tù nhân chính trị Trương Văn Sương được rời khỏi nơi giam cầm sau hơn 33 năm đã làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Đài Á châu Tự do có một loạt bài phản ánh hoàn cảnh của những người tù chính trị cũng như thực trạng của chế độ giam giữ trong các nhà tù ở Việt nam, nhất là nơi giam giữ các tù nhân chính trị. Tiếp cận các thông tin cũng như tiếp xúc một số người tù chính trị, tôi đặc biệt chú ý đến một khía cạnh pháp lý khác trong các bản án dành cho những người tù này, đó là đa số bị xét xử bởi một thủ tục: sơ thẩm đồng thời chung thẩm.
.
Thời còn làm luật sư tôi từng chú ý đến thủ tục này. Trong một lần nói chuyện với đồng nghiệp, từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát, ông nói : “ Bản chất của thủ tục xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm là sự trả thù của Nhà nuớc dành cho những người chống đối họ”. Nghiên cứu những quy định của thủ tục này, tôi nhận thấy sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người, mặc nhiên tước bỏ quyền quan trọng nhất của bị cáo, đó là quyền kháng cáo bản án. Quyền này được quy định trong công ước quốc tế về quyền dân sự – chính trị năm 1966 mà Việt
.
Thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm kéo dài suốt trong lịch sử tố tụng hình sự của Việt
.
Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 22/12/1982 quy định về những vụ án xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm có các điều kiện như sau:
-Bị cáo phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh chính trị, tài sản XHCN, làm cho nhân dân căm phẩn, và yêu cầu chính trị là phải trừng trị nghiêm khắc và kịp thời.
-Bị cáo là những tên phản cách mạng, lưu manh côn đồ, những tên làm ăn phi pháp, những cán bộ, nhân viên thoái hóa, biến chất.
- Trong vụ án không có nhiều bị báo, chứng cứ rỏ ràng, không có nghi vấn về tội phạm.
- Mức độ vi phạm nghiêm trọng cần phải trừng trị bằng biện pháp cao nhất.
Không có đủ bốn điều kiện trên dù vi phạm nghiêm trọng cũng xử theo thủ tục thông thường, tức là cho phép kháng cáo.
.
Kế thừa thông tư này, bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Việt
.
Thời phong kiến mông muội, người dân còn có thể đến triều đình để đánh trống kêu oan, tại sao những người tù chính trị gần cuối thế kỷ hai muơi lại không được quyền kháng cáo?
.
Nhớ lại hôm gặp một số tù nhân chính trị như anh Trương văn Sương, Hòa thượng Thích Thiện Minh, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, tôi hỏi: “Anh Sương, hồi đó anh bị xử theo thủ tục sơ chung thẩm phải không?”. Anh nói: “ Ừ, ừ , đúng rồi, hồi họ bắt ở Cà mau, đưa lên Sài Gòn xử, xử xong cho đi tù luôn, không cho kháng cáo gì hết trơn”. Tôi hỏi tiếp, Hòa thượng Thích Thiện Minh nói: “ Tui cũng vậy, xử sơ chung thẩm là đưa đi trại tù luôn, không có xử lần hai, vào trại tù mình làm đơn kêu kêu oan gửi bao nhiêu nơi, không ai trả lời”. Mục sư Hồng Quang cũng xác nhận: “Họ xử xong là đi luôn.”
.
Bộ luật hình tố tụng hình sự năm 2003 đã chấm dứt vĩnh viễn hình thức xét xử dã man này, mọi bị án đều có quyền kháng cáo. Tuy nhiên, nổi oan trái mà những người tù bị xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm vẫn còn nguyên đó, không gì có thể bù đắp được. Cũng cần nói thêm rằng quan sát nhiều vụ án chính trị gần đây dễ thấy rằng quyền kháng cáo mặc dù được thừa nhận nhưng cũng chỉ là hình thức, bởi lẽ các vụ kháng cáo đều không thành. Tất cả đều y án!
.
Còn rất nhiều khía cạnh pháp lý bất cập khác trong các vụ án chính trị mà những người tù lương tâm phải gánh chịu. Tôi nghĩ giới luật sư cần lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ cho họ như một cách thức bảo vệ cho chính mình và thế hệ mai sau.
.
.
.
No comments:
Post a Comment