Người tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu
Thanh Quang, phóng viên RFA
2010-08-09
Số phận của những tù nhân chính trị VN tiếp tục chịu đựng cảnh đọa đày dài hạn trong lao lý đang là mối quan tâm của dư luận, trong đó có ông Nguyễn Hữu Cầu. Tin mới nhất cho biết sức khỏe ông đang sa sút nghiêm trọng.
.
Lời kêu cứu
Cách đây khỏang 2 tháng, sau khi tới thăm cha là cựu đại úy địa phương quân, quân lực VNCH Nguyễn Hữu Cầu bị tù đày CS trong tổng cộng hơn 34 năm nay, cháu Nguyễn Thị Anh Thư đã nghẹn ngào lên tiếng:
“Dạ, lời cháu xin nói ở đây là cháu tha thiết, cháu rất là tha thiết, mong các bác, các chú, các cô (nghẹn ngào) thương…thương mến ba cháu, hãy lên tiếng cho ba cháu về (khóc). Như vậy là cháu cảm ơn lắm rồi (khóc). Tại vì một người bình thường (khóc) sống ở trong tù 10 năm đã thấy khổ sở lắm rồi (khóc), chứ đừng nói là 28 năm. Chịu không nỗi đâu! (khóc).”
.
Thì lần nầy, tức hôm thứ Bảy vừa rồi, Nguyễn Thị Anh Thư cùng em ruột nhưng lấy họ cha dượng là Trần Ngọc Bích cũng lại đến thăm cha mà không cầm được nước mắt, không nói nên lời, nhất là chứng kiến đôi mắt người cha coi như thật sự đã mù:
“Lúc đó ba nghẹn một chút xíu rồi cho biết “bây giờ con hỏi ba mới nói, con biết rồi ba mới nói đây. Hồi ba đi mổ mắt về được khỏang mấy tháng thì nó sáng. Nhưng sau đó tình trạng bắt đầu giảm lần, giảm lần, giảm lần”. (nghẹn ngào) Ý ba cháu là sợ cháu lo nên không dám nói sự thật. (khóc) Thì cháu với em cháu thật sự không cầm được nước mắt (khóc). Cháu mới nói “tụi con cũng thương ba lắm. Có gì thì ba cũng cứ nói thật với tụi con chớ có gì đâu (khóc)”.
.
Theo hai người con của tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu, thì sức khỏe cha của họ, đã sa sút, giờ lại càng đáng ngại hơn, như Trần Ngọc Bích xót xa mô tả:
“Cháu thấy ba gầy hẳn đi, thân thể tiều tụy lắm, yếu hơn lần trước nhiều. Lần nầy thấy ba già nua, cằn cỗi đi. Thấy ba khổ quá thì cháu cầm nước mắt không được. Nói chung cháu đi thăm ba chuyến nầy buồn lắm. Cháu mong ba được tha sớm để về với các con, để quảng đời còn lại của ba được khỏe hơn đôi chút. Chớ lâu quá rồi ba phải cực khổ cho đến ngày giờ nầy. Cảnh tượng này cháu đau lòng lắm.”
.
Nguyễn Thị Anh Thư cũng rất lo ngại cho sức khỏe của cha cô: “Dạ hồi chuyến nầy lên thăm cháu thấy thần sắc ba không được bình thường. Vẻ mặt ba hốc hác lắm. Cháu thấy sức khỏe của ba suy yếu nhiều. Ba nói ba đã bị lãng tai, nói phải kê sát mà ba vẫn khó nghe.”
.
Nhưng câu hỏi được nêu lên là sao tù nhân chính trị “thâm niên” Nguyễn Hữu Cầu không làm đơn xin ân xá, khoan hồng để ít nhất cũng tạm thời thoát khỏi cảnh lao lý khắt nghiệt mà ông phải chịu đựng, tổng cộng tới giờ, đã 34 năm 4 tháng rồi?
Thăm nuôi cha lần nầy, Nguyễn Thị Anh Thư chứng kiến cha cô đáp lại lời trách móc của “cán bộ quản giáo” là sao ông sao không làm đơn xin được tha khỏi tù trong tình trạng sức khỏe sa sút như thế nầy.
Anh Thư lập lại lời của cha cô: “Trời ơi, cán bộ ơi, tôi làm đã biết mấy trăm lá đơn rồi mà tôi có thấy được trả lời gì đâu. Không có trả lời gì hết nên tôi mới nhờ mấy chú ở trong tù nầy ra lên tiếng dùm cho tôi”.
.
Hơn 500 lá đơn không được trả lời
Một trong những tù nhân chính trị từng chia sẻ những nỗi thống khổ lao lý với ông Nguyễn Hữu Cầu, là Nguyễn Ngọc Quang, cũng lên tiếng về tình cảnh hiện giờ của ông như sau:
“Bên trại giam có yêu cầu anh Nguyễn Hữu Cầu 2 lần viết đơn xin đặc xá nhưng anh Nguyễn Hữu Cầu đã không làm. Tại vì họ đã nhìn ra được một điều rằng những thông tin về anh Nguyễn Hữu Cầu đã đưa ra ngòai khá nhiều, đầy đủ và khá chi tiết. Cho nên họ nhân nhượng bằng cách là bảo anh Cầu viết đơn xin đặc xá. Nhưng anh nói thẳng với họ là anh không làm điều đó vì anh chỉ kêu oan mà thôi chứ không xin đặc xá. Anh Cầu đã viết gần hơn 500 lá đơn gởi cho các cơ quan công quyền của nhà nước VN. Nhưng họ hòan tòan im lặng. Vì vậy anh Cầu mới nhờ những người tù chính trị cùng ở với anh ấy như tôi, Nguyễn Bắc Truyển khi ra ngòai thì lên tiếng.
Và vì sự lên tiếng đó cho nên họ trả thù: giam anh ấy khắc nghiệt hơn, hành hạ anh ấy đến mức độ, từ ngày tôi ra tù thì anh ấy còn một mắt được sáng mà đến bây giờ thì cả mắt nầy – tức hai mắt – bị mù. Thân thể anh hiện tiều tụy đi. (nghẹn ngào) Nghe mấy cháu nói mà Quang không cầm được nước mắt (khóc). Buồn lắm. Biết được việc mình lên tiếng, việc Bắc Truyển lên tiếng là vì trách nhiệm đối với người bạn tù của mình, và cũng vì không thể chịu nỗi trước cảnh áp bức ấy mà chúng tôi phải lên tiếng.
Nhưng sự lên tiếng của mình đã làm cho người bạn tù (nghẹn ngào) của mình phải khốn khổ hơn, nghiệt ngã hơn. Điều đó làm cho tôi buồn lắm. Và qua đó mới biết được một sự trả thù hèn hạ của nhà cầm quyền CSVN. Điều nầy càng chứng tỏ thêm lời nói dối rằng VN không có tù chính trị chính là lời hạ nhục đảng CSVN nầy.”
.
Một đại úy QLVNCH đang đơn độc cầm cự đến năm thứ 34
Trước tình cảnh tiếp tục bị đọa đày của cha mình trong hơn 34 năm nay, nhất là vào lúc sức khỏe của ông hiện ngày càng sa sút đáng ngại, Nguyễn Thị Anh Thư bày tỏ nỗi niềm như sau:
“Dạ cháu xin có lời là ba cháu ở trong tù chịu đau chịu khổ quá nhiều rồi. Bây giờ cháu chỉ biết nhờ quý cô, quý bác đã và đang lên tiếng cho ba cháu để cho ba cháu được sớm ra khỏi chốn lao tù, về sum họp với các con. Và sau đây cháu có lời cảm ơn chân thành và tha thiết nhất đến quý bác, quý chú, quý cô đã và đang lên tiếng cho ba cháu.”
Một trong những người tù chính trị cũng từng ở tù chung, rất cảm thông cho tình cảnh cũng như quan tâm đến sức khỏe hiện giờ của ông Nguyễn Hữu Cầu là anh Nguyễn Bắc Truyển. Anh Bắc Truyển cho biết:
“Quan tâm đầu tiên của tôi là hiện nay tôi cũng như cháu Anh Thư và các anh em đang làm là làm sao cho anh Cầu được thoát khỏi trại giam trong năm nay.
Và qua đây, nếu được một lời kêu gọi thì chúng tôi xin kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngọai dùng mối quan hệ của mình với các chính phủ sở tại để giúp đỡ anh Nguyễn Hữu Cầu, kiến nghị với các chính phủ nầy tác động với chính phủ VN để giúp cho anh Cầu ra khỏi tù, nhất là trong dịp Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long nầy.
Sắp tới đây chúng tôi sẽ cùng cháu Anh Thư làm những đơn gởi tới trại giam Xuân Lộc và yêu cầu trại giam nầy hõan thi hành án của anh Cầu một năm như trường hợp của Cha Nguyễn Văn Lý và anh Trương Văn Sương, để cho anh Cầu có thể ra ngòai chữa bệnh.”
.
Tưởng cũng cần nhắc lại là cựu đại úy Địa phương quân, quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu bị giam giữ tại khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Nếu tính luôn cả 6 năm gọi là học tập cải tạo, cho tới giờ ông Nguyễn Hữu Cầu phải trải qua cảnh tù đày hơn 34 năm.
Lý do ông bị bắt trở lại để bị tù đày tới ngày hôm nay, ngòai việc ông sáng tác rất nhiều nhạc phẩm, thi ca, ông đã thu lượm được nhiều bằng chứng về tội ác của các quan chức tỉnh Kiên Giang, kể cả hành động hãm hiếp, giết người diệt khẩu, buôn bán ma túy, tham nhũng, khiến ông bị gán cho án tử hình và sau đó giảm xuống còn chung thân. Và người ta chưa rõ số phận của tù nhân chính trị bất khuất Nguyễn Hữu Cầu sẽ ra sao!
.
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
KHẨN BÁO VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE HIỆN NAY CỦA NGƯỜI TÙ NGUYỄN HỮU CẦU
http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2010/08/khan-bao-ve-tinh-trang-suc-khoe-hien.html
NGƯỜI TÙ CỦA CUỘC CHIẾN CÁCH ĐÂY 35 NĂM
http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2010/07/nguoi-tu-cua-cuoc-chien-cach-ay-35-nam.html
NGUYỄN HỮU CẦU : NGƯỜI TÙ BỊ BỎ QUÊN
http://lamvienbaoloc.multiply.com/journal/item/2183/2183
CÁCH NÀO GIÚP Người Tù NGUYỄN HỮU CẦU ?
http://lamvienbaoloc.multiply.com/journal/item/2182/2182
THƯ Gửi BỘ NGOẠI GIAO ÚC Can Thiệp Cho NGUYỄN HỮU CẦU
http://lamvienbaoloc.multiply.com/journal/item/2181/2181
THƯ Gửi HỘI ÂN XÁ QUỐC TẾ Can Thiệp Cho NGUYỄN HỮU CẦU
http://lamvienbaoloc.multiply.com/journal/item/2180/2180
ĐƠN YÊU CẦU XÉT LẠI VỤ ÁN NGUYỄN HỮU CẦU Dịch Sang ANH NGỮ
http://lamvienbaoloc.multiply.com/journal/item/2179/2179
Tin thêm về trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu
http://www.danchimviet.com/archives/10997
Nguyễn Hữu Cầu: một số phận nghiệt ngã
http://www.danchimviet.com/archives/10785
Lên tiếng thay cho người bắt buộc phải làm thinh: Đại uý Nguyễn Hữu Cầu
http://qtnlt.blogspot.com/search?updated-max=2010-07-09T16%3A20%3A00-07%3A00&max-results=1
34 NĂM “GIẢI PHÓNG”, 33 NĂM TÙ ĐÀY!
http://qtnlt.blogspot.com/2010/06/34-nam-giai-phong-33-nam-tu-ay.html
.
.
.
No comments:
Post a Comment