Monday, August 23, 2010

LUẬT SƯ NHÂN QUYỀN BỊ MẤT TÍCH QUANG TRỌNG Đ/V TƯƠNG LAI CỦA TRUNG QUỐC

Luật sư Nhân quyền bị mất tích Quan trọng đối với tương lai của Trung Quốc

Tác giả: James Burke Epoch Times Staff

Thứ sáu, 13 Tháng 8 2010 19:44

http://vietdaikynguyen.com/v2/china/785-missing-lawyer-important-for-chinas-future

Một Phó Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu đã nói rằng luật sư nhân quyền Trung Quốc mất tích, Cao Trí Thịnh phải đóng một vai trò trong tương lai của một Trung Quốc Tự do.

"Ông Cao Trí Thịnh phải là một phần tương lai của một Trung Quốc cải cách và dân chủ ", Edward McMillan-Scott, Phó Chủ tịch Quốc hội Châu Âu và vị sáng lập viên nền dân chủ của Liên minh Châu Âu (EU) và nhà hoạt động nhân quyền.

"Sự tận tâm [của ông Cao] vào cứu cánh của công lý và một hệ thống pháp lý công bằng đã làm cho ông nổi bật như là một luật sư tiếng tăm lừng lẫy khắp quốc gia", ông McMillan-Scott nói sau khi biết rằng nhà luật sư được kính trọng của Trung Quốc đã được Hiêp hội American Bar Association (ABA) vinh danh với giải thưởng Luật sư Nhân quyền Quốc tế, vào ngày thứ Sáu, 06 tháng Tám..

Giải thưởng hàng năm được trao cho những luật sư nổi tiếng vì họ chịu nhận lãnh các trường hợp về nhân quyền và chính họ là những người đã lần lượt bị đàn áp vì những nỗ lực của họ.

"Giải thưởng này là một trong nhiều giải thưởng mà làm cho ông Cao không thể thiếu được cho tương lai của Trung Quốc", ông McMillan-Scott.

.

Một hình chụp trong tháng Tám 2006, Ông Edward McMillan-Scott (Trái) Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Hong Kong Nhà Lập pháp Dân chủ Hong Kong Albert Hồ bên cạnh một bức chân dung của Luật sư nhân quyền mất tích Cao Trí Thịnh.

Bấm : http://www.theepochtimes.com/n2/mambots/content/multithumb/thumbs/350.0.1.0.16777215.0.stories.large.2010.08.12.71718609.jpg

Kể từ tháng Tư năm nay đã không có tin tức về nơi ở của ông Cao hoặc sự an toàn của ông, và người ta tin rằng ông đang bị giam giữ bí mật bởi cảnh sát Trung Cộng.

Một tín đồ Cơ Đốc Giáo tận tụy, ông Cao đã tự học và tiếp tục được mô tả bởi các quan chức Trung Quốc là một trong mười luật sư tốt nhất của Trung Quốc. Ông nổi tiếng với những công việc của mình trong việc hỗ trợ người nghèo và bị thiệt thòi của Trung Quốc, nhưng ông đã gặp cơn thịnh nộ của an ninh nhà nước Trung Cộng khi ông bắt đầu bảo vệ các quyền của những học viên Pháp Luân Công bị bức hại.

Đầu tháng 12 năm 2004, ông Cao đã gửi một trong ba thư ngỏ tới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo - trong đó ông mô tả việc điều tra của mình về sự bức hại Pháp Luân Công của nhà nước. Hai lá thư tiếp theo của ông gồm tài liệu mô tả các phương pháp tra tấn cùng cực được sử dụng bởi cảnh sát Trung Cộng trong nỗ lực buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ.

"Những lời chỉ trích của ông về chế độ thoái hóa và thối nát Bắc Kinh trong thư ngỏ của ông làm cho ông có được một số độc giả rộng lớn hơn, coi ông là một chính khách ", ông McMillan-Scott nói. (còn tiếp)

Bản tiếng Anh: http://www.theepochtimes.com/n2/content/view/40872/

.

.

Luật sư Trung Quốc mất tích được vinh danh với Giải thưởng Nhân quyền

Tác giả: James Burke - Epoch Times Staff

Thứ ba, 10 Tháng 8 2010 22:38

http://vietdaikynguyen.com/v2/world/783-missing-chinese-lawyer-honored-with-human-rights-award-

Con gái 17 tuổi của ông Cao Trí Thịnh, cô Grace đã thay mặt cha mình nhận Giải thưởng Luật sư Nhân quyền Quốc tế tại một buổi lẽ được tổ chức ở San Francisco hôm thứ Sáu, ngày 6 tháng 8. (Huang Yiyan/The Epoch Times)

Bấm : http://vietdaikynguyen.com/v2/plugins/content/imagesresizecache/458b2a3050b9671a2b499c2c7cfa677a.jpeg

.

Ông Cao Trí Thịnh, một luật sư Trung Quốc bị mất tích, đã được vinh danh với Giải thưởng Nhân quyền Quốc tế của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (American Bar Association). Vì ông Cao hiện đang bị mất tích tại Trung Quốc, người con gái 17 tuổi của ông, cô Grace, đã nhận Giải thưởng Luật sư Nhân quyền Quốc tế thay mặt cha mình tại một buổi lễ được tổ chức ở San Francisco hôm thứ Sáu, ngày 6 tháng 8.

Giải thưởng hàng năm này được trao cho những luật sư nổi tiếng vì nhận các trường hợp về nhân quyền, những người mà đến lượt họ, cũng đã phải chịu sự bức hại vì những nỗ lực của mình.

Xuất thân từ một gia cảnh nghèo, ông Cao đã tự học và sau đó được các quan chức Trung Quốc mô tả là một trong 10 luật sư giỏi nhất Trung Quốc. Là một tín đồ Cơ Đốc giáo nhiệt thành, ông nổi tiếng với các hoạt động giúp đỡ những người nghèo khổ và những người bị loại ra khỏi xã hội Trung Quốc, nhưng ông đã gặp phải sự thịnh nộ của an ninh nhà nước Trung Cộng, khi ông bắt đầu bảo vệ cho các quyền của những học viên Pháp Luân Công bị bức hại.

“Vì hành động này, giấy phép hành nghề luật sư của ông đã bị thu hồi vào năm 2005″, theo một bài viết của ABA (American Bar Association) đăng trên Blog Luật gia Chuyên nghiệp Quốc tế. “Năm 2006, ông đã bị cáo buộc về tội ‘lật đổ’ và bị kết án phải quản thúc tại gia. Năm 2007, ngay trước kỳ Thế Vận Hội, ông đã viết một bức thư cho Quốc hội Mỹ, trình bày về tình trạng nhân quyền. Ông đã bị bắt giữ và được báo cáo là bị tra tấn trong gần 60 ngày”, theo bài viết của ABA.

“Ông đã kể chuyện với một nhà báo về những gì ông đã trải qua, và nói rằng sự mất nhân phẩm khiến ông cảm thấy mình không khác gì một con vật. Gia đình ông cũng bị bắt giữ và được báo cáo là đã bị tra tấn. Vợ ông cùng hai người con đã trốn thoát khỏi Trung Quốc nhờ một chuyến đi đau đớn tới Đại sứ quán Mỹ ở Thái Lan, và sau đó đến Mỹ vào năm ngoái.”.

Nơi ở hiện thời của ông Cao vẫn còn chưa rõ, và người ta quan ngại về tình trạng sức khỏe cũng như sự an toàn của ông. Năm 2007, bản dịch tiếng Anh cuốn hồi ký “Một Trung Quốc Công bằng hơn” (A China More Just) của ông đã được xuất bản, và vào năm 2007, 2008, và 2010, ông Cao đã được đề cử giải Nobel Hòa bình.

Tháng 12 năm ngoài, Chủ tịch ABA, bà Carolyn B. Lamm đã viết thư cho Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, trong đó mô tả tình trạng mà các luật sư tại Trung Quốc đang phải đối mặt, và yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đẩy mạnh các hoạt động giúp bảo vệ các luật sư Trung Quốc.

Với hơn 400.000 thành viên, Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) là hiệp hội tự nguyện chuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới.

.

.

.

No comments: