UBBV phỏng vấn Mục Sư Nguyễn Thới Lai về hoàn cảnh công nhân Việt ở Mã Lai
(Bài này có đăng trên baovelaodong.com của UBBV)
Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt
http://www.doithoaionline.org/baimoitrongthang/2010/0810/baimoi0810_147.html
.
Lời mở đầu: Cuối tháng 7/2010, Mục Sư Nguyễn Thới Lai gởi đến UBBV (Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam) lời kêu gọi cứu mạng một nữ công nhân Việt 19 tuổi ở Mã Lai đang bị bạo bệnh. Vì UBBV là tổ chức tranh đấu cho quyền lao động, không phải tổ chức từ thiện, nên số tiền quỹ hạn hẹp của UBBV đang phải dùng vào một số việc khác. Tuy nhiên, một số thành viên UBBV ở hải ngoại đã bỏ tiền túi để giúp người đồng hương kém may mắn này, và UBBV cũng đã chuyển lời kêu gọi đó rộng rãi hơn để có thêm người giúp đỡ. Nay, để quý độc giả tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của nữ công nhân trên nói riêng, người lao động Việt
.
UBBV : Thưa Mục Sư Nguyễn Thới Lai, trường hợp cô Hiếu ra sao?
Mục Sư Nguyễn Thới Lai : Trước hết anh cho tôi kính lời chào quý anh chị trong Ủy ban bảo vệ người Lao Động Việt
Cô Nguyễn thị Hiếu, 19 tuổi, đến Melaka để làm việc theo diện xuất khẩu lao động cho công ty All Vision Technology vào giửa tháng 5 năm 2010. Cô đén với Hội Thánh Melaka, tiếp nhận Chúa, được làm phép Báp têm và trở nên một hội viên của Hội Thánh. Khi đến đây chưa đầy một tháng thì cô phát hiện bị ung bứu tử cung và phải nhập viện. Đáng lẽ cô đã bị trả về Việt
Vấn đề nêu lên ở đây là gia đình cháu Hiếu rất nghèo, người mẹ ở Việt nam mới bị tai nạn phải vào nhà thương, Nếu bị trả về Việt Nam cháu sẽ không có tiền trả nợ (tiền phải đóng để đi lao động ở Mã Lai) và không có tiền để điều trị. Nếu bị trả về, cháu sẽ chết vì bệnh ung bứu nầy.
Cho đến nay số tiền cháu nằm bệnh viện và điều trị lên đến 9442 Ringgits ( Gần 3000
Chính vì vậy mà chúng tôi kêu gọi các Cộng Đồng người Việt ở Hải Ngoại giúp dùm cháu Hiếu. Nếu các Cộng Đồng giúp được bao nhiêu hay bấy nhiêu, số còn lại tôi sẽ năn nĩ bà giám đốc cho cháu Hiếu làm việc trả góp.
Được sự giúp đở từ các cộng đồng thì đây là một ân phước lớn cho cháu Hiếu để cứu mạng sống của cháu.
UBBV : Ngoài nữ công nhân Hiếu, vấn đề sức khoẻ và an toàn lao động của công nhân nói chung thì sao?
Mục Sư Nguyễn Thới Lai : Thưa anh, vấn đề sức khỏe và an toàn lao động ở mỗi công ty mỗi khác. Nếu công nhân gặp được chủ nhân tốt, họ lo lắng chổ ăn ở và nơi làm việc rất tốt. Nhưng đó chỉ là số ít. Phần đông, nhiều chủ nhân dồn công nhân vào ở những nơi thiếu tiện nghi, thiếu vệ sinh và ép buộc làm việc quá nhiều giờ, không có giờ nghĩ ngơi. Họ bắt công nhân làm việc từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm, bảy ngày một tuần. Trong lúc Bộ Lao Động Mã Lai cho phép công nhân chỉ được làm tối đa 12 giơ mỗi ngày.
Mỗi buổi tối, chúng tôi lái xe đến thăm các nơi ở của công nhân, nhiều công nhân làm việc với sắt, lửa và át-xít mà không có găng tay, không có kiếng bảo vệ mắt và không có giày an toàn. Tôi có dịp can thiệp với các chủ nhân và họ đã sửa đổi phần nào. Năm 2007 đã có 307 công nhân tại Mã Lai chết đột tử được đưa xác về Việt
UBBV : (Ngoài khiá cạnh sức khoẻ, thì) cuộc sống của các công nhân ra sao?
Mục Sư Nguyễn Thới Lai : Những đợt công nhân bị chủ nhân ức hiếp trước đây đã trở về Việt
UBBV : Họ có đến lãnh sự quán của nhà nước CS để nhờ giúp đỡ không? (Và những công nhân chết ở Mã Lai thì toà lãnh sự có giúp không?)
Mục Sư Nguyễn Thới Lai : Một số công nhân than phiền với tôi, họ đã lên Sứ Quán Việt Nam nhờ can thiệp và giúp đở, nhưng chỉ nghe những lời chửi bới thô tục của các nhân viên Sứ Quán và họ bị đuổi về. Về những công nhân chết ở Mã Lai họ được các chủ nhân phối họp với Sứ Quán đưa về, tôi không có tham dự các trường hợp nầy nên không rõ lắm.
UBBV : Có người cho rằng những công nhân có đút lót, có là con cháu của cán bộ thì mới được đi lao động ở hải ngoại, MS Lai nghĩ sao?
Mục Sư Nguyễn Thới Lai : Tôi không rõ những việc đút lót để được đi lao động như thế nào. Nếu có, phải là những nơi làm việc được nhiều tiền và điều kiện làm việc thoải mái ở các nước như Nhật, Đại Hàn... Còn nếu qua làm việc vất vả và khổ sở như ở Mã Lai thì họ đút lót để làm gì. Đó chỉ là ý kiến của riêng tôi. Hầu hết những người công nhân làm việc ở Mã Lai họ tuyển từ những vùng nông thôn hẻo lánh, và các người dân tộc ở vùng cao nguyên và vùng núi. Vì tính cách đơn sơ và thiếu sự hiểu biết để các môi giới dể dàng lường gạt công nhân khi ký hợp đồng.
Cám ơn quý anh đã cho tôi có cơ hội trả lời những câu hỏi của quý anh. Chúc quý anh chị luôn sức khỏe và đoàn kết để phục vụ và bảo vệ người lao động khắp nơi.
Thân kính
Nguyễn Thới Lai
.
.
CỨU MẠNG NỮ CÔNG NHÂN tên HIẾU tại MÃ LAI
http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2010/08/cuu-mang-nu-cong-nhan-ten-hieu-tai-ma.html
.
.
.
No comments:
Post a Comment