Wednesday, August 4, 2010

HOA KỲ YÊU CẦU TRUNG QUỐC HÀNH ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM Ở BIỂN ĐÔNG

Tàu chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ thăm Philippines

Thứ tư, 04/08/2010, 21:00(GMT+7)

http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quansu/THSK/LA79875/default.html

VIT - Ngày hôm nay (04/8), Nhận lời mời của Hải quân Philippine, tàu USS Blue Ridge, tàu chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, đã đến Manila bắt đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày tới nước này.

Tàu đã được các sỹ quan Hải quân Philippines chào đón và ban nhạc của Hải quân nước này đã biểu diễn trực tiếp trào mừng.

"Chuyến thăm hữu nghị này mở đường cho việc tăng cường các mối quan hệ đối với cả hai nước và khẳng định lại cam kết trong cuộc chiến chống khủng bố đòi hỏi phải có sự nỗ lực phối hợp giữa các quốc gia khao khát hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương," Hải quân Philippines cho biết trong một tuyên bố.

Theo lịch trình, trước khi tàu USS Blue Ridge rời Philippines hôm 07/8, sỹ quan và nhân viên quân sự của hải quân hai nước sẽ tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, như các dự án nhân đạo ở Thủ đô Manila và các sự kiện thể thao.

Được chế tạo năm 1967, tàu USS Blue Ridge có chiều dài khoảng 194 mét, chiều rộng khoảng 33 mét và chiều cao khoảng 8 mét. Tàu có hai động cơ hơi nước, một động cơ tuabin bánh răng, và có thể di chuyển với vận tốc tối đa 23 hải lý/giờ. Tàu USS Blue Ridge được biên chế hơn 250 sĩ quan, 1.200 thủy thủ nam và 100 thủy thủ nữ.

Theo Hải quân Mỹ, USS Blue Ridge sử dụng hệ thống máy vi tính chính, các phương tiện thông tin liên lạc và các thiết bị điện tử khác để thực hiện nhiệm vụ của tàu chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ. Hệ thống Chỉ huy và Kiểm soát Toàn cầu của tàu bao gồm nhiều máy tính công suất cao được bố trí rải rác khắp trên tàu mà từ đó thông tin và dữ liệu từ các nguồn trên toàn thế giới được nhập vào một cơ sở dữ liệu trung tâm.

Dữ liệu đơn và tích hợp này tập trung thông tin có sẵn thành một bức tranh toàn cảnh mang tính chiến thuật về những thông tin liên lạc của máy bay, tàu nổi và tàu ngầm, cho phép tư lệnh hạm đội nhanh chóng đánh giá và tập trung vào bất kỳ tình huống nào có thể phát sinh.

Thanh Huyền (Theo THX)

Tin dịch

Nguồn tin: Xinhuanet

.

.

.

Trung Quốc tiếp tục cử tàu “nghiên cứu khoa học” ra Hoàng Sa tác nghiệp

Thứ tư, 04/08/2010, 14:43(GMT+7)

http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quansu/THSK/LA79851/default.html

VIT - Nhằm tăng cường các hoạt động nghiên cứu hải dương, tìm kiếm nguồn thủy sản mới và khẳng định trái phép chủ quyền tại Hoàng Sa của Việt Nam, vừa qua Trung Quốc tiếp tục cử tàu nghiên cứu khoa học ra khu vực quần đảo này tác nghiệp.

Nhật báo Nam Phương đưa tin, ngày 3/7 tàu khoa học nghề cá “NanFeng” (Nam Phong) do Trung Quốc tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo đã chính thức rời cảng Tân Châu-Quảng Châu xuống Hoàng Sa và vùng biển lân cận tiến hành khảo sát khoa học lần đầu tiên.

Được biết, tàu Nam Phong là tàu khoa học đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo. Tàu này dùng động cơ được chế tạo trong nước. Trong đó, tàu này có nhiệm vụ chính là điều tra khoa học nguồn lợi cá và môi trường biển.

Tàu nghiên cứu khoa học NanFeng do Trung Quốc chế tạo
Thông số kỹ thuật cụ thể như sau:
Độ giãn nước: 1537 tấn
Dài: 66,66m
Rộng: 12,4m
Khả năng hành trình liên tục: 8000 hải lý
Khả năng tác nghiệp: 60 ngày đêm
Tốc độ tối đa: 14 hải lý
Ngoài ra, tàu NanFeng còn được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, có khả năng chịu được bão và gió to, tác nghiệp tại vùng biển xa khơi.

Việc Trung Quốc đưa tàu khoa học ra quần đảo Hoàng Sa tác nghiệp là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố chung ứng xử giữa các bên đối với vấn đề Biển Đông năm 2002.

Phương Nam ( theo Oeee)

Tin dịch

Nguồn tin: Oeeee

.

.

.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc hành động có trách nhiệm tại biển Đông

Thứ tư, 04/08/2010, 20:56(GMT+7)

http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA79876/default.html

VIT - Trung Quốc cần phải hành động có trách nhiệm tại các vùng lãnh hải tranh chấp trên biển Đông để tránh những vấn đề về chính trị và an ninh, hạm trưởng tàu chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ hôm 04/8 cho hay.

Các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam và Philippine, đã trở nên quan ngại trước quan điểm ngày càng hung hăng của Trung Quốc về những vụ tranh chấp phức tạp tại biển Đông.

"Chúng tôi hy vọng họ sẽ có trách nhiệm về những gì họ làm như chúng tôi. Và tôi tin rằng nếu chúng ta hành động theo cách đó, thì sẽ không có vấn đề gì," Đại tá Rudy Lupton, hạm trưởng tàu USS Blue Ridge, tàu chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, có căn cứ tại Nhật Bản.

Tuần trước, lực lượng hải quân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc diễn tập tại vùng biển tranh chấp phía nam này giữa lúc căng thẳng với Washington về vấn đề an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và biển Đông.

Năm ngoái, đã xảy ra một vụ va chạm giữa thiết bị định vị tàu ngầm do một tàu chiến của Hải quân Mỹ kéo và một chiếc tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ở gần vùng biển của Philippine.

Ông Lupton cho biết Mỹ coi biển Đông là một phần của các vùng biển quốc tế, nơi mà thương mại toàn cầu được tự do qua lại, và tất cả các nước đều có quyền hoạt động tại vùng biển đó.

"Chúng tôi tiến hành các hoạt động ở đây và Trung Quốc có thể hoạt động tại các vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc," ông Lupton nói với các phóng viên sau khi tàu USS Blue Ridge cập cầu cảng phía nam của Thủ đô Manila bắt đầu thực hiện chuyến thăm kéo dài 4 ngày. "Tổng thống của chúng tôi đã nói ông không coi Trung Quốc như là một mối đe dọa."

Mỹ đã yêu cầu nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với hàng chục đảo san hô và đảo nhỏ trên biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu và khoáng sản có giá trị, giải quyết những tranh chấp này một cách hòa bình.

Sức mạnh quân sự ngày càng lớn và ngân sách quốc phòng tăng nhanh của Trung Quốc đã rung những hồi chuông cảnh báo khắp khu vực này, đặc biệt là ở Nhật Bản và Đài Loan. Họ đã nhiều lần tuyên bố một cách vô căn cứ rằng vùng biển và các quần đảo phía nam thuộc chủ quyền không thể chối cãi của họ.

Trung Quốc cũng đã cho biết họ sẽ tôn trọng quyền tự do đi lại trên biển Đông miễn là các tàu và máy bay đi qua "tuân thủ luật pháp quốc tế."

Các tàu Hải quân Mỹ thường xuyên thực hiện các chuyến thăm Manila theo một hiệp ước phòng thủ chung từ thời Chiến tranh Lạnh giữa hai nước. Căn cứ chính của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, đã từng được đặt tại Vịnh Subic nằm ở phía bắc Thủ đô Manila cho đến tháng 11/1992 khi Philippine không gia hạn thỏa thuận về các căn cứ Mỹ của họ nữa.

Trang Nhung (Theo Reuters)

Tin dịch

Nguồn tin: Reuters

.

.

.

No comments: